Thủ tướng: Không chấp nhận bị đe dọa, lệ thuộc
Cử tri TP Hải Phòng và tỉnh Hà Tĩnh bức xúc trước việc làm bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời đề nghị Chính phủ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
Trong ngày 2/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại TP Hải Phòng và tỉnh Hà Tĩnh nhằm thông báo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Hai tháng, hơn 90 lượt tàu bị đâm
Gần 200 cử tri quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng đã bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối và đoàn kết ủng hộ Chính phủ trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Cử tri đề nghị Chính phủ khẩn trương, quyết liệt hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, đồng thời có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kinh tế biển…
Tại buổi tiếp xúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng tiếp thu các ý kiến tâm huyết của cử tri. Thủ tướng nêu rõ chúng ta đang làm hết sức để gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Đến ngày 1/7, Bộ Quốc phòng báo cáo đã có 90 lượt tàu của Việt Nam bị hư hỏng; 15 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và 4 ngư dân bị thương. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn kiên quyết có mặt ở hiện trường, hết sức kiềm chế, tránh xung đột.
“Suốt 2 tháng nay, trong gần 30 cuộc giao thiệp, ngoại giao với Trung Quốc, ta đều nói rất thẳng thắn, rõ ràng là việc làm của họ đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về Luật Biển 1982 và yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan, tàu thuyền ra khỏi vùng biển nước ta” – Thủ tướng khẳng định.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri TP Hải Phòng. Ảnh: Trọng Đức
Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta không chấp nhận, không khuất phục bất cứ sự áp đặt, đe dọa, lệ thuộc nào. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo lãnh đạo cấp cao xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm quan hệ bình thường trên các lĩnh vực; đồng thời xây dựng các phương án ứng phó với những tình huống bất lợi có thể phát sinh.
Về các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, phấn đấu mức tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm 2014 đạt 6,12% (GDP cả năm đạt 5,8%).
Mỗi người dân cần nỗ lực hơn nữa
Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam đã gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, gây tâm lý bức xúc trong nhân dân. Tình hình này đòi hỏi mỗi người dân phải nỗ lực hơn nữa, tiếp tục duy trì tình đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Chúng ta luôn mong muốn xây dựng, phát triển hòa bình, duy trì tình hữu nghị Việt – Trung. Nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ lùi bước trước mọi sự đe dọa, trước hành vi xâm phạm độc lập chủ quyền Tổ quốc” – Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Dịp này, cử tri huyện Hương Khê đề nghị Quốc hội tăng cường các giải pháp hỗ trợ nông dân trong xây dựng nông thôn mới, khắc phục khó khăn về giá cả nông sản. Đặc biệt, cần có chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong đầu ra của sản phẩm, mở rộng các thị trường mới, tránh tình trạng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Theo Trọng Đức – An Nhiên (Người Lao Động)
Đề cập nguy hiểm của Trung Quốc tại Myanmar
Theo nhận định của phóng viên New Yorks Time, trong chuyến công du 4 ngày của ông Thein Sein tại Trung Quốc cuối tháng 6 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã những lời đề nghị khá kỳ lạ.
Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo 2 nước diễn ra vào ngày 27/6 mà như theo nhận định của các chuyên gia, Trung Quốc đang có tham vọng xốc lại quan hệ với Myanmar kể từ khi nước này bắt đầu những cải cách sâu rộng về nền chính trị dân chủ. Theo AFP, 2 bên đã có nhiều thỏa thuận mà phía Trung Quốc hướng tới việc tiếp cận nguồn tài nguyên của Myanmar đồng thời củng cố các quan hệ xưa cũ đã từng có thời nước này còn được điều hành bởi chính quyền quân sự độc tài.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là Chủ tịch Trung Quốc đã xoáy mạnh vào vấn đề Biển Đông và ASEAN, U Zaw Htay, Chánh văn phòng Tổng thống Thein Sein phụ trách vấn đề Trung Quốc và Biển Đông cho biết trên tờ New York Times. Với lời kêu gọi này cho thấy Trung Quốc đang tập trung vào vị trí ghế chủ tịch ASEAN bởi xét về tiềm lực hải quân hay sức nặng ngoại giao, Myanmar chưa phải là một cái gì quá to lớn.
Nhưng kết quả Myanmar tiếp nhận lời đề nghị như thế nào vẫn là một ẩn số. Nhưng có thể thấy, sự hiện diện của Trung Quốc tại Myanmar cũng tồn tại đầy rủi ro như phân tích của tờ Le Monde, các dự án thủy điện khổng lồ của bạn láng giềng đang đe dọa môi trường, dân sinh, bối cảnh văn hóa Miến Điện. Cho Trung Quốc ngăn sông Irrawady, xây đập thủy điện Myitsone là một cái giá quá đắt cho Myanmar, Le Monde nhận định.
Cũng trong đầu tuần tờ Đa chiều, báo của người Hoa hải ngoại dù tiếp tục cổ súy cho hành động xâm lăng của Trung Quốc nhưng cũng đã phải thừa nhận rằng, ngoài Campuchia và Malaysia đã công khai ủng hộ Trung Quốc thì các nước trong ASEAN đang có xu hướng quay lưng lại Bắc Kinh dù chính quyền này đang có nỗ lực "rải truyền đơn" tổng lực nhằm vu vạ cho Việt Nam trong sự kiện Hoàng Sa.
Ngay cả Lào, một nước láng giềng nhỏ cũng đã ủng hộ xử lý vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, tương tự như Singapore
Theo Tin Tức
Truyền thông Mỹ: Mỹ công khai đứng về phía Việt Nam trong cuộc chiến Biển Đông Một website quân sự lớn của Mỹ mới đây đăng tải bài viết "Mỹ chỉ trích hành vi nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông" của tác giả Eric Slavin cho biết, các quan chức cấp cao của Mỹ công khai chỉ trích Trung Quốc là "kẻ chuyên gây rối", với ý đồ sử dụng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng...