Thủ tướng Israel tiết lộ kịch bản mới về Gaza thời hậu chiến
Thủ tướng Netanyahu nói rằng Israel không tìm cách thay thế người dân Gaza hoặc cai trị vùng đất này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trong cuộc họp báo ở Tel Aviv ngày 30/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Thời báo Israel ngày 10/11, Thủ tướng Benjamin Netanyahu lần đầu tiên công khai tuyên bố rằng Israel không tìm cách thay thế người Palestine kiểm soát Dải Gaza sau cuộc chiến chống Hamas, sau khi ngày càng nhiều nhà lãnh đạo khu vực bày tỏ lo ngại rằng đây là động cơ chính của Tel Aviv.
“Chúng tôi không tìm cách thay thế bất kỳ ai. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là thuyết phục người dân ở phía Bắc Dải Gaza, nơi giao tranh diễn ra, di chuyển về phía Nam, nơi chúng tôi đã thiết lập vùng an toàn. Chúng tôi đang khuyến khích và tạo điều kiện cho sự trợ giúp nhân đạo đến đó”, ông Netanyahu nói trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News của Mỹ.
Thủ tướng Netanyahu cũng cung cấp những chi tiết mới liên quan đến tầm nhìn của Israel về việc Gaza sẽ như thế nào sau chiến tranh: “Những gì chúng tôi phải thấy là Gaza được phi quân sự hóa, phi cực đoan hóa và được xây dựng lại. Tất cả những điều đó đều có thể đạt được”.
“Chúng tôi không tìm cách chinh phục Gaza. Chúng tôi không tìm cách chiếm Gaza. Và chúng tôi không tìm cách cai trị Gaza”, Thủ tướng Netanyahu khẳng định, phù hợp với lập trường mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ, vốn mong muốn Chính quyền Palestine quay trở lại quản lý Gaza theo cách sẽ thống nhất vùng lãnh thổ này với Bờ Tây về mặt chính trị và mở đường cho giải pháp hai nhà nước.
Video đang HOT
Ông Netanyahu không đề cấp đến quan điểm trên của Mỹ khi Chính phủ Israel đang mối quan hệ gay gắt với Chính quyền Palestine. Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu nói: “Chúng tôi sẽ phải tìm một chính phủ dân sự ở đó”.
Sau đó, ông Netanyahu nói thêm rằng: “Trong tương lai gần, chúng tôi phải có một lực lượng đáng tin cậy để nếu cần, sẽ tiến vào Gaza và tiêu diệt những kẻ khủng bố. Đó là điều sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của một thực thể khác giống Hamas”.
Đó dường như là một “biến thể mới” của những gì ông Netanyahu nói với ABC News đầu tuần này, khi nhà lãnh đạo Israel rằng Tel Aviv sẽ có “trách nhiệm an ninh tổng thể” đối với Dải Gaza “trong một thời gian không xác định” sau khi cuộc chiến chống lại Hamas kết thúc.
“Những gì tôi mong đợi được thấy là một Gaza được xây dựng lại cho người dân Gaza”, ông Netanyahu nói với Fox News.
Đây là cuộc phỏng vấn thứ hai mà ông Netanyahu thực hiện với truyền thông Mỹ trong tuần này, sau khi ông tránh bất kỳ cuộc phỏng vấn nào trong phần lớn tháng đầu tiên của cuộc xung đột Israel – Hamas.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News, Thủ tướng Netanyahu cũng đã làm dịu về sự bất đồng giữa ông và Tổng thống Mỹ sau khi ông Biden nói với các phóng viên rằng “phải mất nhiều thời gian hơn [ông] mong đợi” để thuyết phục nhà lãnh đạo Israel đồng ý “dừng bắn vì nhân đạo” kéo dài một ngày.
“Tôi hy vọng chúng tôi có thể làm điều đó rất nhanh, nhưng chúng tôi đang phải đối mặt với các điều kiện trên thực địa, sự an toàn với lực lượng của chúng tôi, các con tin mà chúng tôi muốn giải thoát và các hành lang nhân đạo mà chúng tôi muốn [vận hành]. Như tôi đã nói, Hamas đang ngăn chặn những điều này bằng cách sử dụng hỏa lực của họ, ngăn cản dân thường Palestine rời đi”, ông Netanyahu thông báo.
Mỹ kêu gọi nhóm G7 có tiếng nói rõ ràng về cuộc xung đột Hamas-Israel
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định đây là thời khắc quan trọng để các nước G7 cùng đối mặt với cuộc khủng hoảng này và đưa ra tiếng nói chung rõ ràng về tình hình hiện nay ở Dải Gaza.
Hoạt động cứu hộ được triển khai sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 6/11. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước Công nghiệp Phát triển (G7) diễn ra ở thủ đô Tokyo ngày 7/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi nhóm có tiếng nói rõ ràng về cuộc xung đột Hamas-Israel kéo dài 1 tháng qua.
Trong bài phát biểu, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định đây là thời khắc quan trọng để các nước G7 cùng đối mặt với cuộc khủng hoảng này và đưa ra tiếng nói chung rõ ràng về tình hình hiện nay ở Dải Gaza.
Mặc dù không đề cập chi tiết, ông Blinken khẳng định trong những ngày sắp tới, công tác hỗ trợ có thể mở rộng theo cách thức cụ thể.
Là đồng minh chủ chốt của Israel, Mỹ đến nay vẫn kêu gọi một lệnh ngừng bắn.
Trong một tuyên bố tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/11, ông Blinken cho biết Washington đang nỗ lực để tăng cường sự hỗ trợ cho dân thường bị mắc kẹt do ảnh hưởng của cuộc xung đột này.
Trong khi đó, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thảo luận khả năng "tạm dừng chiến thuật," nhưng cho đến nay không có thỏa thuận nào được đưa ra và hai nhà lãnh đạo cũng không đề cập đến khả năng ngừng bắn.
Trong tuyên bố mới nhất ngày 6/11, Thủ tướng Israel Netanyahu khẳng định xung đột sẽ tiếp diễn cho đến khi Israel khôi phục quyền kiểm soát "an ninh tổng thể" đối với Gaza.
Xung đột Hamas-Israel tính đến nay vừa tròn 1 tháng. Bộ Y tế tại Dải Gaza cho biết có 10.328 người, trong đó có hàng nghìn trẻ em, đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa hai bên.
Dự kiến trong 2 ngày diễn ra hội nghị, ngoài khủng hoảng Trung Đông, các ngoại trưởng nhóm G7 cũng sẽ thảo luận về một loạt vấn đề khách như xung đột Nga-Ukraine; các diễn biến ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; vấn đề tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên; nỗ lực của G7 nhằm tăng cường hợp tác với khu vực Trung Á...
Ngoại trưởng Nga Dmytro Kuleba dự kiến tham dự theo hình thức trực tuyến.
Nội các khẩn cấp Israel triệu tập cuộc họp đầu tiên Ngày 15/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã lần đầu tiên triệu tập cuộc họp nội các khẩn cấp mở rộng của nước này trong bối cảnh nhiều có đồn đoán về một chiến dịch quân sự quy mô lớn mà nước này sẽ thực hiện trên Dải Gaza. Xe tăng quân sự Israel được triển khai gần biên giới với Liban, ngày...