Kinh tế Dải Gaza và Bờ Tây có thể thụt lùi hàng chục năm do xung đột Israel – Hamas
Theo một phân tích mới của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cuộc chiến giữa Israel và Hamas có thể khiến nền kinh tế của người Palestine ở Gaza và Bờ Tây bị thụt lùi hàng thập kỷ.
Những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel xuống thành phố Gaza ngày 4/11. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh CNN, ông Abdallah Al Dardari, Giám đốc Văn phòng khu vực của UNDP tại các quốc gia Arab, cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột mới nhất ở Gaza, số người Palestine sống trong cảnh nghèo đói đã tăng thêm 300.000 người.
Theo Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên hợp quốc, gần 1,5 triệu người ở Gaza đã phải bỏ nhà cửa từ khi giao tranh bắt đầu vào tháng trước. Trong khi đó, việc Israel phong tỏa về nhiên liệu kết hợp với những lệnh cấm nghiêm ngặt về cung cấp thực phẩm, nước uống và y tế đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Theo phân tích của UNDP, các thước đo kinh tế quan trọng, như tỷ lệ việc làm và GDP, đều sụt giảm trên khắp Gaza và Bờ Tây.
Báo cáo của UNDP cảnh báo, cuộc xung đột tới nay đã xóa sổ 61% việc làm ở Gaza và 24% việc làm ở Bờ Tây. Dự báo sau một tháng chiến tranh, GDP của Palestine sẽ giảm 4,2% so với ước tính trước chiến tranh. Con số thiệt hại khoảng 857 triệu USD. Nếu xung đột kéo dài đến tháng thứ hai, con số đó sẽ tăng lên 1,7 tỷ USD, khiến GDP thiệt hại khoảng 8,4%.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Al Dardari nói: “Con số này rất lớn. Tôi đã theo dõi các cuộc xung đột trong 30 năm và viết về các xung đột. Tôi chưa bao giờ chứng kiến một cú sốc mạnh như vậy trong thời gian ngắn như thế”.
Theo Ngân hàng Thế giới, tình trạng nghèo đói ở Gaza vốn đã nghiêm trọng trước chiến dịch tấn công của Israel, khi 61% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào năm 2020.
Video đang HOT
Trong suốt 17 năm qua, Israel và Ai Cập đã hạn chế nghiêm ngặt lối vào Gaza – khu vực đông đúc có khoảng 2 triệu người sinh sống. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từ lâu đã gọi Gaza là “nhà tù ngoài trời”.
Bùng nổ cuộc chiến mới nhất chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn kinh tế ở đây.
Báo cáo của UNDP cho biết sau một tháng giao tranh, số người sống trong cảnh nghèo đói ở Gaza và Bờ Tây đã tăng gần 20%. Theo ông Al Dardari, nếu chiến tranh kéo dài sang tháng thứ hai, người nghèo sẽ tăng lên tới 34%, tương đương 500.000 người.
Theo Văn phòng Điều phối Vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc, thiệt hại về công trình ở Gaza là nghiêm trọng trong suốt chiến dịch kéo dài 4 tuần qua của Israel. Gần một nửa số nhà ở đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy do các đợt bắn phá. 40% cơ sở giáo dục bị hư hỏng.
Báo cáo của UNDP dự báo rằng Gaza và Bờ Tây sẽ thụt lùi từ 11 đến 16 năm về mặt phát triển con người do cuộc xung đột hiện nay. Ước tính này xuất phát từ đánh giá của UNDP về các chỉ số giáo dục, y tế và kinh tế – những thước đo thuộc Chỉ số Phát triển Con người.
Người dân ở Gaza vẫn phải sống dưới làn bom đạn của Israel dội xuống dải đất hàng ngày. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Al Dardari, nếu giao tranh tiếp tục kéo dài sang tháng thứ hai, nền kinh tế Palestine sẽ bị lùi lại 19 năm phát triển. Ông nói: “Điều đó có nghĩa là Palestine sẽ quay trở lại năm 2001, 2002. Mọi khoản đầu tư mà cộng đồng quốc tế và người dân Palestine đã đầu tư để phát triển con người như y tế, giáo dục, tăng trưởng, kinh doanh, mọi thứ được xây dựng từ năm 2002 đều không còn”.
Các quan chức ở Israel chưa đưa ra dấu hiệu công khai nào về thời gian dự kiến thực hiện hoạt động quân sự ở Gaza, ngoài tuyên bố rằng cuộc chiến có thể sẽ kéo dài và mục tiêu của cuộc tấn công trên không cũng như trên bộ là tiêu diệt hoàn toàn Hamas.
Mới đây, ngày 8/11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhắc lại rằng ông sẽ không chấp thuận lệnh ngừng bắn cho đến khi khoảng 240 con tin đang bị giam giữ ở Gaza được thả ra.
Tuy nhiên, đã xuất hiện các câu hỏi về cách quản lý Gaza thời hậu chiến trong những ngày gần đây, sau khi ông Netanyahu nói rằng Israel phải có trách nhiệm an ninh chung tại Gaza trong một thời gian không xác định. Sau đó, các cố vấn của ông đã giải thích rằng Israel sẽ chỉ tìm cách kiểm soát an ninh trong khu vực chứ không phải quyền lực cai trị.
UNDP chưa đưa ra ước tính về chi phí tái thiết ở Gaza sau khi đạt được lệnh ngừng bắn, do không chắc chắn về thời gian Israel thực hiện chiến dịch. Ông Al Dardari nói rằng UNDP cuối cùng có thể sẽ tham gia vào tái thiết khu vực bị tàn phá, mặc dù ông cảnh báo rằng việc Israel tiếp tục phong tỏa sẽ làm phức tạp quá trình này. Ông nói: “Từ góc độ kỹ thuật, không thể tái thiết quy mô lớn trong tình trạng bị phong tỏa”.
Bloomberg: Mỹ có thể triển khai lính gìn giữ hòa bình ở Gaza
Mỹ và các đồng minh của Israel được cho là đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng quốc tế tại vùng lãnh thổ Gaza của Palestine.
Người dân Palestine tìm kiếm người gặp nạn tại một tòa nhà bị trúng không kích ngày 31/10. Ảnh: AP
Hãng Bloomberg trích dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết giới chức Mỹ và Israel đang cân nhắc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế cho Gaza nếu Israel xóa sổ phong trào Hồi giáo Hamas. Trong đó, có khả năng quân đội Mỹ sẽ tham gia lực lượng trên.
Những ngày gần đây, khi Israel tăng cường tấn công sâu hơn vào Dải Gaza, Washington và Tel Aviv đã nghiên cứu các phương án cho tương lai của vùng đất này, trong đó có một số thỏa thuận gìn giữ hòa bình khác nhau.
"Một phương án là trao quyền giám sát tạm thời Gaza cho các quốc gia trong khu vực, được quân đội từ Mỹ, Anh, Đức và Pháp hậu thuẫn. Lý tưởng nhất là bao gồm đại diện từ các quốc gia Arab như Saudi Arabia hoặc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất", Bloomberg đưa tin.
Mặc dù nhiều quan chức nhấn mạnh rằng các đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng trong những bình luận gần đây với các nhà lập pháp, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken lại ám chỉ việc Washington tham gia sâu vào kế hoạch này.
"Chúng ta không thể đảo ngược tình trạng hiện tại khi Hamas đang điều hành Gaza. Chúng tôi cũng không thể để Israel điều hành hoặc kiểm soát Gaza", Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại phiên điều trần tại Thượng viện ngày 31/10. Có nhiều khả năng khác nhau mà chúng tôi cùng các quốc gia khác đang xem xét rất kỹ lưỡng".
Mặc dù ông Blinken không nêu chi tiết về những kế hoạch trên, nhưng nguồn tin của Bloomberg cho rằng trong đó sẽ tính đến việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình theo mô hình hiệp ước hòa bình năm 1979 giữa Israel và Ai Cập. Khi đó, Lực lượng đa quốc gia và quan sát viên (MFO) đã giám sát các khu vực của Bán đảo Sinai. Một quan chức cho biết,chính phủ Israel tin rằng ý tưởng đó đáng được cân nhắc.
Theo một phương án khác, Liên hợp quốc sẽ được trao "quyền quản lý tạm thời" đối với Gaza, mặc dù phía Israel coi kế hoạch là không thực tế.
Khi công bố chiến dịch trên bộ của Israel tại Gaza, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết nước này đang tìm cách tiêu diệt Hamas và tạo ra một chế độ an ninh mới. Ông nhấn mạnh rằng Israel không nên chịu trách nhiệm về cuộc sống thường ngày ở Dải Gaza, ám chỉ rằng nước này sẽ tìm cách giao quyền quản lý cho bên thứ ba.
Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang do dự về vấn đề điều quân, dù chỉ là một đội quân nhỏ, do không muốn đặt quân đội Mỹ vào tình thế nguy hiểm. Và nhà lãnh đạo này vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Mặc dù Nhà Trắng đã thảo luận về vấn đề cần thiết phải thành lập một nhà nước Palestine có chủ quyền sau khi chấm dứt xung đột, nhưng vấn đề làm thế nào để đạt được mục tiêu đó hầu như không được đề cập trong các cuộc thảo luận giữa các quan chức Mỹ.
Đợt bùng phát bạo lực mới nhất ở Gaza nổ ra sau vụ tấn công xuyên biên giới của phong trào Hamas vào ngày 7/10, khiến khoảng 1.400 người Israel, hầu hết là dân thường, thiệt mạng. Suốt nhiều tuần qua, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã không ngừng không kích vào dải đất chật hẹp này, khiến hơn 8.000 người thiệt mạng.
Ngày 29/10, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố chiến dịch tấn công trả đũa Hamas của Israel đã bước sang giai đoạn thứ hai, đánh dấu bằng việc binh sĩ và xe tăng Israel tiến sâu vào Gaza. Chiến dịch này được dự kiến kéo dài nhiều tháng.
Người đứng đầu nội các Israel nói thêm rằng cuộc chiến sẽ "kéo dài và khó khăn, và chúng tôi đã sẵn sàng. Đây là cuộc Chiến tranh giành độc lập thứ hai của chúng ta. Chúng ta sẽ chiến đấu để bảo vệ quê hương. Chúng ta sẽ chiến đấu và sẽ không rút lui".
Hành trình di tản tuyệt vọng của hàng nghìn người Palestine Hàng nghìn người Palestine ngày 8/11 đã bắt đầu hành trình chạy trốn khỏi miền Bắc Gaza. Họ phải đi bộ qua những vùng đất bị tàn phá bởi chiến dịch trên bộ và trên không của Israel. Một gia đình bồng bế con nhỏ chạy khỏi vùng Naser, Gaza. Ảnh: AP Quân đội Israel chỉ cho người dân Palestine ở Dải Gaza...