Thủ tướng Israel bác đề xuất tấn công trực diện vào Iran
Trong bối cảnh lực lượng Houthi gia tăng tấn công vào Israel, Giám đốc Cơ quan tình báo Israel ( Mossad) David Barnea đã kêu gọi lãnh đạo nước này chuyển hướng tập trung tấn công Iran nhằm ngăn chặn Iran hỗ trợ lực lượng này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu trong cuộc họp báo ở Jerusalem ngày 7/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz lại có quan điểm khác, ưu tiên tiếp tục các cuộc không kích trực tiếp vào Houthi hơn là tấn công vào Iran.
Theo báo Haaretz ngày 25/12, ông Barnea đưa ra đề xuất này trong loạt cuộc họp bàn về hiệu quả hạn chế của ba đợt không kích trước đây tại Yemen.
Ông cho rằng việc tấn công Iran, quốc gia tài trợ và cung cấp vũ khí cho Houthi, sẽ mang lại hiệu quả hơn trong việc chặn đứng các cuộc tấn công từ lực lượng này.
Theo kênh Channel 13, ông Barnea cảnh báo rằng các cuộc tấn công riêng lẻ vào Houthi sẽ khó có thể ngăn chặn hoàn toàn lực lượng này.
Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu không đồng tình, cho rằng vấn đề Iran sẽ được xử lý vào thời điểm thích hợp. Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ từ các thành viên cao cấp trong hệ thống an ninh Israel.
Video đang HOT
Trong 10 ngày qua, Houthi đã phóng 5 tên lửa đạn đạo và ít nhất 5 thiết bị bay không người lái vào Israel. Các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại tại một số khu vực, trong đó có vụ tấn công vào một công viên ở Jaffa, khiến 16 người bị thương nhẹ.
Tại một sự kiện thắp nến Hanukkah (lễ hội của người Do Thái) ở Jerusalem vào tối 25/12, Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Houthi sẽ phải chịu chung số phận với các kẻ thù khác của Israel trong khu vực. Ông tuyên bố cứng rắn: “Houthi sẽ học được bài học giống như Hamas, Hezbollah và các chế độ thù địch khác. Dù có mất thời gian, bài học này sẽ lan tỏa khắp Trung Đông”.
Dù Israel đã thực hiện ba đợt không kích vào Houthi nhưng các cuộc tấn công này được đánh giá là chưa đủ để ngăn chặn hoàn toàn Houthi tại Yemen. Khoảng cách địa lý giữa Israel và Yemen cũng là một trở ngại lớn trong việc triển khai các chiến dịch quân sự.
Trong khi đó, theo trang Ynet, các quan chức Israel thừa nhận rằng để tăng cường hiệu quả, họ cần sự hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng phối hợp với Israel trong các cuộc không kích quy mô lớn hơn, đặc biệt sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cũng ủng hộ kế hoạch phối hợp với Mỹ, coi đây là bước đệm để chuẩn bị cho các chiến dịch quy mô lớn hơn nhằm vào Iran trong tương lai gần.
Lực lượng Houthi không chỉ tấn công Israel mà còn thực hiện hàng loạt cuộc tấn công vào các tàu thương mại trên Biển Đỏ, gây gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động vận tải hàng hải toàn cầu.
Tuy nhiên, phần lớn các tàu bị tấn công không có liên quan trực tiếp đến Israel, điều này khiến mục tiêu thực sự của nhóm phiến quân trở nên phức tạp hơn.
Mặc dù Israel tăng cường nỗ lực đối phó Houthi, nhưng nhóm này vẫn khẳng định sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi cuộc chiến ở Gaza kết thúc.
Điều này đặt ra thách thức lớn cho chiến lược của Israel trong việc xử lý cả Houthi và đối đầu với Iran.
Israel phê duyệt kế hoạch tăng gấp đôi dân số tại cao nguyên Golan
Chính phủ Israel vừa thông qua kế hoạch tăng gấp đôi dân số người Do Thái định cư tại Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ chiếm đóng bất hợp pháp từ Syria.
Một cặp đôi người Israel nhìn vào Syria từ Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, ngày 9/12/2024. Ảnh: Getty images
Thông báo ngày 15/12 của văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh rằng việc mở rộng các khu định cư ở khu vực này là yếu tố then chốt đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời tuyên bố: "Việc củng cố Golan chính là củng cố nhà nước Israel. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững, khiến khu vực này nở rộ và mở rộng định cư".
Israel chiếm Cao nguyên Golan từ Syria trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967 và đơn phương sáp nhập vào năm 1981, một động thái không được quốc tế công nhận, ngoại trừ Mỹ (2019).
Hiện khu vực này có khoảng 20.000 người định cư Do Thái và 20.000 người Druze Syria sinh sống, với hơn 30 khu định cư của người Do Thái được xem là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.
Sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria hôm 8/12, Israel nhanh chóng triển khai lực lượng vào vùng đệm biên giới và tiến xa hơn vào lãnh thổ Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz cho biết động thái này nhằm thiết lập một "khu vực an ninh" mới để ngăn chặn sự xuất hiện của các loại vũ khí hạng nặng và cơ sở hạ tầng khủng bố gần biên giới. Ông nhấn mạnh rằng việc chiếm giữ các vị trí chiến lược như núi Hermon, nằm giữa biên giới Cao nguyên Golan và phần còn lại của Syria, là rất quan trọng về mặt an ninh.
Trong tuần qua, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thực hiện hàng trăm cuộc không kích vào các cảng, sân bay và kho vũ khí của Syria, phá hủy số thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ USD.
Văn phòng của Thủ tướng Netanyahu cho biết những thay đổi trên chiến trường đã tạo ra một khoảng trống quyền lực ở biên giới Golan.
Chính quyền Israel khẳng định sẽ không để các nhóm thánh chiến như Hayat Tahrir al-Sham (HTS), lực lượng đứng đầu chính phủ mới ở Syria, tận dụng khoảng trống này để đe dọa cộng đồng người Israel trên Cao nguyên Golan.
Kế hoạch của Israel đã vấp phải sự chỉ trích từ Liên hợp quốc và các nước Ả Rập, với cáo buộc rằng đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bộ Ngoại giao Saudi Arabia ngày 15/12 chỉ trích kế hoạch tăng gấp đôi dân số ở Cao nguyên Golan của Israel, cáo buộc đây là biện pháp nhằm "phá hoại" Syria.
Tuy nhiên, Israel vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược mở rộng sự hiện diện tại Golan để củng cố vị thế chiến lược và bảo đảm an ninh lâu dài.
Tia hy vọng mới cho Dải Gaza Những nỗ lực nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn và thả con tin ở Gaza đã đạt được bước tiến trong ngày 5/7 sau khi Hamas đưa ra đề xuất sửa đổi về các điều khoản trong thỏa thuận và Israel cho biết các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục vào tuần tới. Ngày 6/7, một nguồn tin cấp cao của phong trào...