Thủ tướng Hungary đề xuất châu Âu lập NATO riêng không có Mỹ
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng châu Âu cần lập một khối quân sự riêng và không chịu ảnh hưởng của Mỹ.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Global Look Press
Trả lời tuần báo Weltwoche của Thụy Sĩ hôm 2/3, ông tin rằng Mỹ đang kéo châu Âu vào một cuộc xung đột không thể thắng cũng như có nguy cơ dẫn đến chiến tranh toàn cầu.
“Giải pháp sẽ là một NATO của riêng châu Âu”, ông Orban kết luận, đồng thời nhấn mạnh rằng mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng hơn nữa của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa phương Tây và Nga.
Ông Viktor Orban cho biết Moskva lo ngại về việc khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu mở rộng thêm về phía Đông sang Ukraine và Gruzia. Tại cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ vài tuần trước khi xung đột giữa Moskva và Kiev nổ ra cuối tháng 2/2022, Tổng thống Hungary cho biết ông Putin đã bày tỏ lo ngại về các căn cứ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania, cũng như khả năng NATO mở rộng tại Ukraine và Gruzia.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh giác với khả năng Mỹ triển khai vũ khí đến những quốc gia trên. Theo Thủ tướng Orban, đó là một trong những lý do cơ bản đằng sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Video đang HOT
Thủ tướng Viktor Orban khẳng định Hungary nên đứng ngoài cuộc xung đột này, mặc dù đang phải chịu “sức ép liên tục” từ các quốc gia phương Tây khác.
Nguyên nhân mà ông đưa ra đó là vì EU đang phục vụ lợi ích của Mỹ bằng chi phí của chính mình. Theo ông, các quốc gia phương Tây cần thể hiện mong muốn và ý chí hòa bình thực sự nếu họ muốn đạt được điều đó ở Ukraine.
Hungary đã nhiều lần kêu gọi giải pháp hòa bình cho xung đột giữa Moskva và Kiev, cũng như chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đầu tuần này, Thủ tướng Orban nói rằng các hành động thù địch đang diễn ra không mang lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào thế giới. Hungary cũng là quốc gia thành viên NATO duy nhất ủng hộ kế hoạch hòa bình của Trung Quốc về Ukraine.
Hungary khiến sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine kém hiệu quả
Khi Kiev có xung đột với Nga, Hungary đang làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: Politico.eu
Theo trang tin Politico.eu ngày 1/9, trong bối cảnh phương Tây cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, Hungary đã công khai kêu gọi Kiev từ bỏ. Trên khắp châu Âu, các nước đang "tiếp sức" để Ukraine thực hiện một cuộc phản công quan trọng và họ khẳng định rằng Kiev sẽ quyết định thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.
Mặc dù Hungary là thành viên của cả NATO và EU, nước này đã từ chối tham gia cùng các đồng minh phương Tây khác trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev. Thay vào đó, họ đã cấm vận chuyển vũ khí của phương Tây qua Hungary vào Ukraine.
Mặc dù Budapest đã ký tham gia các lệnh trừng phạt của EU, nhưng trước tiên họ vẫn khẳng định một số hạn chế được giảm bớt. Và ngay cả khi giao tranh bùng phát ở miền Đông Ukraine vào mùa Hè này, các quan chức Hungary đã đến Moskva để đàm phán một thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đang vận động cho sự thay đổi đường lối ở Ukraine. Ông Orban cho biết trong một bài phát biểu vào tháng 7 rằng trọng tâm của phương Tây là "không nên giành chiến thắng trong cuộc chiến, mà là đàm phán hòa bình và đưa ra một sự thỏa hiệp tốt đẹp".
Ông Orban nêu rõ: "Nhiệm vụ của EU không phải là đứng về phía Nga hay Ukraine, mà là đứng giữa Nga và Ukraine", lưu ý sự trợ giúp của phương Tây chỉ đang kéo dài cuộc xung đột. Vào tháng 8, ông Orban nói với đài phát thanh Hungary: "Các biện pháp trừng phạt và viện trợ vũ khí sẽ không dẫn đến kết quả. Khi lao vào dập lửa, người ta sẽ không mang theo súng phun lửa".
Lập trường của ông Orban về Ukraine - diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu mệt mỏi về xung đột và lo lắng giá năng lượng tăng vọt trong mùa Đông cùng lạm phát leo thang - đã làm dấy lên lo ngại ở Kiev và nước ngoài rằng Hungary có thể chứng minh là mắt xích yếu nhất của phương Tây khi họ tìm cách quản lý cuộc khủng hoảng quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi các đồng minh EU và NATO tìm kiếm những cách thức mới để hỗ trợ Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài, phản ứng của Budapest sẽ là một "cái gai dai dẳng" đối với liên minh phương Tây.
András Simonyi, cựu Đại sứ Hungary tại NATO và Mỹ nhận định: "Lập trường của Hungary về cuộc xung đột không chỉ là một mối phiền toái mà là một mối đe dọa. Tôi không nghĩ NATO hay EU đang xem xét điều này một cách nghiêm túc. Và tôi nghĩ đó là một sai lầm".
Hungary và Ukraine có thể có chung đường biên giới, nhưng Budapest từ lâu đã chú trọng nhiều hơn đến mối quan hệ với Moskva. "Chính sách về Ukraine của Hungary ở một mức độ nhất định luôn phụ thuộc vào chính sách với Nga của Hungary", András Rácz, thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức cho biết, cho rằng sự phụ thuộc vào năng lượng và các khoản đầu tư vào Nga là nguyên nhân ảnh hưởng đến chính sách của Budapest.
Thủ tướng Hungary Orban dự một cuộc họp của EU tại Brussels. Ảnh: AFP
Trong khi đó, mối quan hệ của Hungary với Ukraine, đặc biệt là trong 5 năm qua, đã trở nên phức tạp. Budapest đã nhiều lần xung đột với Kiev về các chính sách giáo dục và ngôn ngữ mà họ cho rằng đang vi phạm quyền của hơn 100.000 người nói tiếng Hungary sống ở phía Tây Ukraine. Do đó, trước cuộc xung đột, Budapest đã nhiều lần ngăn NATO tổ chức các cuộc họp cấp bộ trưởng với Ukraine.
Phản ứng của Budapest đối với cuộc xung đột ban đầu đã khiến Chính phủ Hungary bị cô lập một phần ở châu Âu và làm nguội lạnh mối quan hệ của nước này với đồng minh thân cận nhất là Ba Lan.
Nhưng bây giờ, hơn 6 tháng sau khi xung đột nổ ra, sự thống nhất của liên minh phương Tây về Ukraine cũng đang trở nên căng thẳng. Có những rạn nứt giữa phe chống Nga ở châu Âu - đặc biệt là các nước Baltic - và một số nước phương Tây về các vấn đề như lệnh cấm thị thực đối với Nga và cách tiến hành các gói trừng phạt trong tương lai.
Một số quan chức EU cho biết cũng có sự khác biệt giữa sự hỗ trợ rộng rãi của Mỹ dành cho Kiev và sự hỗ trợ tương đối khiêm tốn hơn của châu Âu. Và nỗi sợ hãi, mệt mỏi vì xung đột đang tràn vào các nước châu Âu trước một mùa Đông khắc nghiệt.
Trong bối cảnh này, các đối tác phương Tây của Kiev lo ngại rằng Hungary một lần nữa có nguy cơ làm suy yếu sự thống nhất và các chính sách an ninh của EU.
Cố vấn từ chức sau phát biểu gây dậy sóng của thủ tướng Hungary Bà Zsuzsa Hegedus, một trong những cố vấn phục vụ lâu nhất của Thủ tướng Viktor Orban, đã từ chức sau khi cho rằng bài phát biểu hôm 23/7 của ông thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Bà Zsuzsa Hegedus quen biết Thủ tướng Viktor Orban từ năm 2002 và mô tả mối quan hệ của hai người là thân thiết. Tuy...