Thủ tướng Đức lên kế hoạch công du vùng Vịnh
Ngày 19/9, Chính phủ Đức thông báo Thủ tướng nước này, ông Olaf Scholz sẽ thực hiện chuyến công du 2 ngày tới khu vực vùng Vịnh, bắt đầu từ ngày 24/9 tại Saudi Arabia.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin ngày 15/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch, ông Scholz sẽ gặp Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al-Nahyan vào ngày 25/9, trước khi đến Qatar và quay trở lại Đức vào cuối ngày hôm đó. Phát biểu với báo giới ở thủ đô Berlin, người phát ngôn Chính phủ Đức cho biết chuyến công du này sẽ tập trung vào việc thúc đẩy đầu tư tại Đức.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm UAE, Thủ tướng Scholz sẽ ký các hợp đồng về cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng.
Cùng ngày, liên quan tình hình kinh tế, Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) nhận định nhiều khả năng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ suy giảm trong thời gian dài.
Theo báo cáo hằng tháng của Bundesbank, những dấu hiệu suy thoái của kinh tế Đức đang ngày càng nhiều, với nguyên nhân chính là do hạn chế về nguồn cung năng lượng, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.
Video đang HOT
Đức phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng Nga để cung cấp điện cho hoạt động công nghiệp và đáp ứng nhu cầu sưởi ấm cho các hộ gia đình. Trước khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang, khoảng 55% nhu cầu khí đốt của Đức là do Nga cung cấp. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã đạt 0,1% trong quý II. Tuy nhiên, ngày càng nhiều chỉ số kinh tế như lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng đã bắt đầu đi xuống.
Bundesbank dự báo tăng trưởng kinh tế Đức nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ trong quý III năm nay, trước khi giảm mạnh trong quý IV và quý đầu của năm 2023. Theo ngân hàng này, tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga cho thấy tình hình thị trường đang rất căng thẳng. Bundesbank nhận định mặc dù Đức có thể tránh được việc chính thức áp chế độ phân phối nhiên liệu, song việc giảm tiêu thụ sẽ khiến các công ty hạn chế hoặc tạm dừng sản xuất. Mặc dù tác động sẽ không nghiêm trọng như kịch bản bất lợi mà Bundesbank đã đưa ra vào tháng 6, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế Đức sẽ giảm 3,2% trong năm 2023, song viễn cảnh tương lai vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc giảm nguồn cung khí đốt đã đẩy giá nhiên liệu và điện tăng vọt, khiến lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Giá tiêu dùng trong tháng 8 đã tăng 7,9%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đề ra.
Trước tình hình này, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết ông vẫn đang tìm cách để đảm bảo giá khí đốt vẫn ở mức phù hợp đối với người dân, trong khi đợi khuyến nghị của nhóm chuyên gia.
Áp lực khí đốt của Nga với EU đang giảm?
Giá khí đốt đang giảm mặc dù tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã đóng cửa đường ống Nord Stream trong tuần này. Tuy nhiên, những lo lắng về mùa Đông vẫn tồn tại.
Một trạm nén do Gazprom vận hành của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream. Ảnh: Tass
Nga đã đóng cửa đường ống khí đốt Nord Stream 1 dưới biển tới Đức trong 3 ngày, bắt đầu từ hôm 31/8, nhưng giá khí đốt thực sự đã giảm.
Giá khí đốt tại trung tâm TTF Hà Lan được giao dịch ở mức 239,10 euro mỗi megawatt giờ vào ngày 31/8, giảm giảm so với 265,33 euro trước đó 1 ngày và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh kỷ lục cuối tháng 7 là 346,52 euro.
Đó là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực của EU nhằm đa dạng hóa nguồn cung, cắt giảm sử dụng và nhanh chóng lấp đầy kho dự trữ trước mùa Đông đang có tác động đến thị trường. Dự trữ khí đốt của EU đã đạt trên 80%, mức mà EU đã yêu cầu đạt được vào ngày 1/11 tới.
"Hãy tiếp tục lấp đầy kho chứa ở những nơi có mức vẫn còn thấp hơn và thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ của EU. Điều này sẽ giúp chúng ta vượt qua mùa Đông một cách an toàn", Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cho biết.
Riêng ở Đức, các cơ sở lưu trữ của nước này được lấp đầy tới 83%. "Chính phủ Đức đã chuẩn bị cho tình huống khí đốt từ Nga không được cung cấp một cách ổn định. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã có thể phản ứng nhanh chóng và lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt cho mùa Đông", Thủ tướng Đức Olaf Scholz viết trên Twitter.
Trước khi ngừng hoạt động 3 ngày, Gazprom đã giới hạn Nord Stream ở mức 1/5 công suất bình thường và đã giảm hoặc chấm dứt việc giao hàng cho hàng chục quốc gia EU. Công ty này cho biết họ sẽ tạm dừng giao hàng cho nhà cung cấp năng lượng Engie của Pháp kể từ 1/9 do tranh chấp thanh toán.
Ngay cả khi không đóng cửa hoàn toàn Nord Stream, lượng cung cấp của Nga cho EU vẫn thấp hơn nhiều so với mức của năm ngoái, khi nó chiếm 40% nguồn cung cấp khí đốt của khối. Tuần trước, Nga đã chuyển 856 triệu mét khối khí đốt sang EU, thấp hơn 68% so với cùng kỳ năm 2021, theo tổ chức Breugel.
Những lo lắng vẫn còn
Việc thị trường không có phản ứng hoảng sợ khi Nga đóng cửa Nord Stream để bảo trì - một tuyên bố mà các chính trị gia Tây Âu phản đối - không có nghĩa là Điện Kremlin cắt giao hàng sẽ không có hậu quả gì.
"Tình hình đang căng thẳng và không thể loại trừ vấn đề ngày càng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp khí đốt ở Đức đang ổn định", Bundesnetzagentur, cơ quan quản lý lưới điện của Đức cho biết.
"Giá bán buôn đã tăng mạnh trong thời gian gần đây và tiếp tục ở mức rất cao. Các công ty và người tiêu dùng tư nhân phải chuẩn bị cho sự gia tăng đáng kể về giá khí đốt", Bundesnetzagentur cảnh báo.
Ngay cả ở mức thấp hơn một chút vào ngày 31/8, giá khí đốt vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với một năm trước. Điều đó ảnh hưởng đến giá điện do liên quan đến thị trường điện của EU.
Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ nhóm họp vào ngày 9/9 để thảo luận về tình hình và dự kiến sẽ xem xét các biện pháp ngắn hạn để kiềm chế giá cả cũng như cải tổ dài hạn cấu trúc thị trường năng lượng của khối.
Bất chấp sự suy thoái của thị trường, Giám đốc điều hành Gazprom Alexey Miller vẫn khẳng định rằng giá khí đốt sẽ còn cao hơn trong mùa Đông này "nếu xu hướng thị trường hiện tại vẫn tiếp tục".
Alexander Gabuev, thành viên cấp cao của Quỹ hòa bình Quốc tế Carnegie cho biết, tiến độ của EU trong việc lấp đầy trữ lượng "có thể sẽ đủ để vượt qua mùa Đông, nhưng nó sẽ không suôn sẻ và giá sẽ vẫn rất cao".
Slovenia nhận trách nhiệm về sự chậm trễ chuyển vũ khí cho Ukraine Chính phủ Đức gần đây bị chỉ trích vì sự chậm trễ trong việc giao vũ khí đã cam kết cho Kiev, nhưng điều này có liên quan đến thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Slovenia. Thủ tướng Slovenia Robert Golob (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: EPA Theo trang tin EURACTIV.de (Đức), thay vì giao vũ khí trực tiếp...