Thủ tướng Đức : Châu Âu cần đoàn kết trước thách thức từ Mỹ – Nga – Trung
Đối mặt với những thách thức từ Nga, Trung Quốc, Mỹ, châu Âu cần cải thiện khả năng hình thành một mặt trận thống nhất, nữ Thủ tướng Đức nhấn mạnh.
Châu Âu phải định vị lại chính mình để đương đầu với những thách thức do ba đối thủ lớn trên toàn cầu là Trung Quốc, Nga và Mỹ đặt ra – bà Angela Merkel phát biểu trước thềm cuộc bầu cử châu Âu cuối cùng của bà với tư cách là Thủ tướng Đức.
Theo bà Merkel, đối mặt với những thách thức từ sự can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử, sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và sự độc quyền của Mỹ đối với các dịch vụ kỹ thuật số, châu Âu cần phải cải thiện khả năng hình thành một mặt trận thống nhất.
(Ảnh: Getty)
“Không còn nghi ngờ gì nữa, châu Âu cần tái định vị chính mình trong một thế giới đã thay đổi. Những điều chắc chắn của trật tự sau chiến tranh không còn được áp dụng nữa”, bà Merkel nói trong một cuộc phỏng vấn.
Nữ Thủ tướng Đức nói thêm: “Họ (Trung Quốc, Nga và Mỹ) đang buộc chúng tôi, hết lần này đến lần khác, phải tìm ra các quan điểm chung. Điều đó thường khó khăn với mối quan tâm khác nhau của chúng tôi. Nhưng chúng tôi thực hiện được điều này – ví dụ như chính sách của chúng tôi về cuộc xung đột ở Ukraine.”
Video đang HOT
“Chính sách của chúng tôi về châu Phi cũng vậy, theo một chiến lược chung mà một vài năm trước đây không thể tưởng tượng được. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục bước đi dù gặp khó khăn. Tuy nhiên, sức mạnh chính trị của chúng tôi chưa tương xứng với sức mạnh kinh tế.”
Trong cuộc phỏng vấn với Sddeutsche Zeitung (Đức), bà Merkel cũng nói Brexit là bước ngoặt lớn nhất của châu Âu trong những năm gần đây, nhưng quả bóng hiện đang ở chân Vương quốc Anh. “Để Anh rời EU cần phải có đa số thành viên nghị viện ở London ủng hộ, thay vì chỉ chống lại một cái gì đó”.
Bên cạnh đó, bà cho rằng tạo ra sự giàu có về kinh tế để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường vẫn là nỗi lo lớn nhất của bà. Đức đã đặt mục tiêu trở thành một nước carbon trung tính vào năm 2050, nhưng đây là một thách thức cực kỳ lớn.
Cuộc phỏng vấn diễn ra vào thời điểm then chốt trong 14 năm làm thủ tướng của bà Merkel. Đảng của bà, Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo, đối mặt với sự ủng hộ sụt giảm đáng kể, mặc dù các nhà quan sát tin rằng bà vẫn đủ nổi tiếng để kéo dài nhiệm kỳ đến năm 2021.
(Nguồn: The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Ủng hộ Pháp, Đức kêu gọi thành lập quân đội châu Âu
Khi nói về tầm nhìn cho tương lai của châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi thành lập một đội quân thực sự của châu lục này, quan điểm cho thấy sự ủng hộ của bà Merkel với ý tưởng ban đầu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (Ảnh: AFP)
Trong bài phát biểu ngày 13/11 tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Merkel đã kêu gọi thành lập quân đội châu Âu, trái ngược quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gọi ý tưởng này là "xúc phạm".
Ngoài ra, bà Merkel cũng kêu gọi thành lập hội đồng an ninh châu Âu, tổ chức tập trung vào các chính sách an ninh, quốc phòng của châu lục này.
Lời kêu gọi của bà Merkel được đưa ra trong bối cảnh ông Trump không ngừng công kích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về ý tưởng thành lập quân đội chung châu Âu, đề xuất dường như khiến Washington lo ngại do có thể ảnh hưởng tới khối liên minh quân sự NATO.
"Điều thực sự quan trọng ở đây là nếu chúng ta theo dõi những diễn biến trong năm qua thì chúng ta cần phải nỗ lực vì một tầm nhìn rằng ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một đội quân thực sự của châu Âu", bà Merkel nói.
Thủ tướng Đức nói rằng đề xuất này có thể tiến hành song song với các hoạt động hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong khối NATO, nhưng nhấn mạnh, "châu Âu chỉ có thể tự bảo vệ chính mình khi mạnh hơn".
"Châu Âu phải tự nắm bắt vận mệnh của mình nếu chúng ta muốn bảo vệ toàn thể cộng đồng. Tôi sẽ đề xuất thành lập hội đồng an ninh châu Âu với vị trí chủ tịch luân phiên", bà Merkel nói.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Jean-Claude Juncker cho biết quân đội châu Âu nếu được thành lập "sẽ phải liên kết với lực lượng NATO" và sẽ không đối đầu hay cạnh tranh với lực lượng Mỹ.
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Europe 1 hồi đầu tháng, Tổng thống Pháp Macron đã đề cập tới ý tưởng thành lập một lực lượng quân sự phối hợp của châu Âu để bảo vệ khu vực này trước 3 nước là Nga, Mỹ và Trung Quốc.
"Chúng ta phải tự bảo vệ mình trước Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Mỹ", Tổng thống Macron nói.
Tổng thống Trump ngày 9/11, ngay trước thềm chuyến thăm Pháp đã kịch liệt phản đối ý tưởng này: "Tổng thống Pháp Macron vừa đề xuất rằng châu Âu nên xây dựng lực lượng quân sự của chính họ để bảo vệ họ trước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Thật đáng hổ thẹn, nhưng có lẽ châu Âu trước hết nên tự chi trả phần đóng góp của mình ở NATO, nơi Mỹ đang trợ cấp rất nhiều!"
Đức Hoàng
Theo Dantri/Channel News Asia
Đức đồng lòng với Pháp trong việc thành lập quân đội châu Âu Phát biểu tại Nghị viện châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố ủng hộ ý tưởng xây dựng một quân đội thực sự của châu Âu. Trong bài phát biểu dài 20 phút trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg ngày 13/11, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, "thời đại mà các nước có thể trông cậy vào sự giúp...