Thủ tướng Đan Mạch bảo vệ Mỹ giữa “bão” chỉ trích từ Pháp
Thủ tướng Mette Frederiksen của Đan Mạch tuyên bố không đồng tình với những chỉ trích của Pháp và một số nước Liên minh châu Âu (EU) nhắm vào Mỹ xoay quanh thỏa thuận tàu ngầm với Australia.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (Ảnh: EPA).
Theo AFP , Thủ tướng Frederiksen cho rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden “rất chung thủy” với châu Âu, mặc dù Mỹ và Anh vừa khiến Pháp mất hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD với Australia.
“Tôi nghĩ điều quan trọng cần phải nói đến là, khi các cuộc thảo luận đang diễn ra ở châu Âu ngay lúc này, tôi thấy ông Biden rất chung thủy với liên minh xuyên Đại Tây Dương”, bà Frederiksen nói trong một cuộc phỏng vấn từ New York với nhật báo Politiken của Đan Mạch hôm 22/9.
Theo nữ Thủ tướng này, EU không nên biến những thách thức cụ thể, vốn sẽ luôn tồn tại giữa các đồng minh, thành điều gì đó không nên xảy ra.
Khi được hỏi liệu bà có hiểu những chỉ trích từ Paris và Brussels nhắm vào Washington hay không, nhà lãnh đạo Đan Mạch trả lời: “Không, tôi không hiểu điều đó, tôi không hiểu gì cả”.
Đan Mạch lâu nay vẫn là một đồng minh thân cận của Mỹ. Nước này đã điều quân đến Iraq và Afghanistan hỗ trợ quân đội Mỹ và thường xuyên ưu tiên các cam kết của NATO đối với châu Âu về các vấn đề quốc phòng.
Theo nhà lãnh đạo Đan Mạch, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa nước Mỹ rời xa chính sách đối ngoại cô lập. “Không có nghi ngờ gì về việc chính quyền ông Joe Biden đang khiến cho chính sách đối ngoại của Mỹ xa rời vị thế cô lập”, bà nói, ám chỉ đến các chính sách “nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Donald Trump.
Video đang HOT
Thủ tướng Frederiksen nói thêm: “Washington một lần nữa trở lại đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, một vai trò mà chỉ Mỹ mới có thể đảm nhận. Và nếu Mỹ không làm, không ai khác có thể thay thế”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Frederiksen khẳng định, điều đó không có nghĩa chính phủ Đan Mạch luôn đồng tình với Mỹ về mọi vấn đề.
Lập trường của Copenhagen trái ngược với quan điểm của các nước trong Liên minh châu Âu tại cuộc họp hôm 21/9 ở Brussels (Bỉ), nơi hầu hết các nhà ngoại giao châu Âu bày tỏ sự đoàn kết với Paris ngay cả khi một số nước khác lo ngại và cảnh báo về sự rạn nứt với Washington.
Kịch bản Covid mùa thu đông châu Âu
Châu Âu dự kiến số ca nhiễm nCoV gia tăng, song chiến lược tiêm chủng sẽ giúp số người nhập viện và tử vong ở mức thấp.
Phần lớn châu Âu đã mở cửa đối với khách du lịch quốc tế và nới lỏng các hạn chế chống Covid-19 sau đợt bùng phát mùa xuân. Nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường cộng với biến thể Delta lây lan nhanh khiến số ca nhiễm ở nhiều quốc gia tăng lên.
Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng hiệu quả giữ số người nhập viện thấp hơn rất nhiều so với những tháng đầu năm 2021. Kết quả, tình hình dịch bệnh tại các nước châu Âu vô cùng khác nhau, mỗi chính phủ các kế hoạch riêng biệt cho những tháng thu đông.
Anh bước vào năm 2021 trong bối cảnh biến thể Alpha lây lan rộng, là quốc gia bị phong tỏa lâu nhất toàn châu Âu. Đến tháng 7, nước này gỡ bỏ hầu như toàn bộ hạn chế, dù số ca nhiễm có tăng lên. Các sự kiện lớn diễn ra, câu lạc bộ đêm được phép hoạt động mà không giới hạn số người. Ở nơi công cộng, người dân không cần đeo khẩu trang.
Số ca nhập viện cũng tăng lên kể từ thời điểm đó. Đầu tháng 9, lượng bệnh nhân Covid-19 nhập viện trung bình 7 ngày đạt mức 1.000, cao nhất kể từ tháng 2, theo dữ liệu chính thức. Song đợt tiêm chủng mạnh mẽ giúp tình hình sáng sủa hơn nhiều so với hồi tháng 1, khi Anh ghi nhận hơn 4.000 ca nhập viện mỗi ngày.
Hôm 14/9, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo nước này có thể tái áp đặt hạn chế vào mùa đông nếu Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) quá tải.
"Covid-19 vẫn ở đó. Thật đáng buồn, căn bệnh còn là mối đe dọa", ông phát biểu trong cuộc họp báo.
Số người nhập viện tại Pháp tăng trong suốt tháng 8, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo về đợt bùng phát thứ 4, có thể tạo áp lực lên các cơ sở điều trị khắp cả nước. Cuối tháng 8, Pháp ghi nhận hơn 11.000 người mắc Covid-19 phải nhập viện.
Song số ca nhiễm có dấu hiệu chững lại vào tháng 9. Tổng số bệnh nhân giảm xuống dưới 10.000, thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch hồi tháng 4, khi nước này ghi nhận 30.000 người phải điều trị Covid-19 ở bệnh viện.
Pháp thực hiện các hạn chế nghiêm ngặt đối với người chưa tiêm phòng trong nỗ lực đẩy mạnh triển khai vaccine. Kể từ ngày 7/9, nhân viên y tế được yêu cầu chủng ngừa đầy đủ, người dân cần có "thẻ sức khỏe" khi muốn vào nhà hàng hoặc di chuyển đường dài.
Chính phủ xác nhận khoảng 3.000 nhân viên y tế đã bị đình chỉ công tác vì từ chối tiêm hai liều vaccine.
Người dân xếp hàng đợi tiêm vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Lyon, miền Trung nước Pháp, ngày 7/7. Ảnh: AP
Dịch bệnh tại Italy cũng leo thang vào tháng 4, hơn 32.000 người nhập viện. Số bệnh nhân sau đó giảm xuống mức thấp nhất, khoảng 1.250 người mỗi ngày vào giữa tháng 7 và tăng trở lại trong những tuần gần đây, theo Our World in Data . Song đến nay, cả nước cũng chỉ ghi nhận dưới 5.000 ca nhập viện mỗi ngày.
Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn đầu của đại dịch, Italy là một trong những nước đầu tiên mở cửa trở lại với khách du lịch vào năm 2020. Năm 2021, các hạn chế nhập cảnh chủ yếu được áp dụng với Liên minh châu Âu và một số nước gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Italy hôm 16/9 cũng là quốc gia đầu tiên yêu cầu nhân viên doanh nghiệp công và tư xuất trình thẻ tiêm chủng, xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận đã khỏi Covid-19 gần đây. Quy định nhằm kêu gọi nhiều người tiêm vaccine hơn, có hiệu lực kể từ ngày 15/10.
"Điều này giúp các doanh nghiệp an toàn, thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch tiêm chủng", Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza cho biết. Trong chính sách trên, "vaccine là chìa khoá cơ bản để mở ra thời kỳ bình thường mới", ông nhận định. Theo số liệu của chính phủ, khoảng 75% dân số Italy từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ireland là một trong những nước có số ca nhiễm nCoV thấp nhất châu Âu, phần lớn nhờ vào chiến lược phong tỏa nghiêm ngặt. Giống với phần còn lại của EU, quốc gia đã mở cửa đón khách du lịch. Số ca nhập viện tăng lên kể từ đó, song vẫn thấp hơn các đợt bùng phát trước đây.
Trong tháng 9, Ireland ghi nhận khoảng 60 ca phải vào khu hồi sức tích cực, thấp hơn đáng kể cho với mức đỉnh 221 người hồi tháng 1. Khác với nước láng giềng Anh, Ireland vẫn giới hạn số người tham gia sự kiện lớn ngoài trời, gồm cả các giải đấu thể thao.
Các hạn chế sẽ được nới lỏng kể từ ngày 20/9. Những ai đã tiêm đủ hai mũi vaccine được vào nhà hàng với sức chứa khoảng 100 người. Từ ngày 22/10, chính phủ có kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế cuối cùng như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và tránh tụ tập đông người.
Đan Mạch về cơ bản đã trở lại cuộc sống trước đại dịch vào tháng này. Chính phủ cho phép người dân tụ tập thành nhóm lớn, ra vào hộp đêm, nhà hàng mà không cần xuất trình hộ chiếu vaccine, sử dụng phương tiện công cộng mà không cần đeo khẩu trang.
Hiện còn quá sớm để biết liệu động thái đó có khiến số ca nhiễm gia tăng đáng kể hay không. Số người nhập viện ở Đan Mạch dao động khoảng 100 người trong những tuần gần đây, thấp hơn nhiều so với con số 1.000 vào tháng 1.
Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke hôm 15/9 cho biết R0 (số bệnh nhân lây nhiễm nCoV từ cùng một F0) hiện là 0,7, có nghĩa quy mô dịch bệnh tiếp tục thu hẹp. Nếu con số cao hơn 1,0, số ca nhiễm nCoV sẽ tăng lên trong tương lai gần. Ngược lại, con số dưới 1,0, dịch bệnh hạ nhiệt.
"Sự hiệu quả của vaccine và nỗ lực từ công dân Đan Mạch trong thời gian dài là cơ sở để chúng tôi làm điều này (nới hạn chế)", ông Heunicke nói.
Các quốc gia châu Âu đã nới lỏng hạn chế đối mặt với đợt dịch mới như thế nào? Phần lớn các quốc gia châu Âu đã mở cửa cho du khách quốc tế và nới lỏng các hạn chế phòng dịch sau đợt bùng phát COVID-19 ở lục địa này vào mùa xuân năm nay. Hầu hết các nước châu Âu đã nới lỏng các hạn chế COVID-19 trong những tuần gần đây. Ảnh: CNN Theo kênh CNN, việc nới lỏng...