Thủ tướng Anh muốn thỏa thuận Brexit song quốc hội không đồng tình
Ông Johnson cho hay đã đưa ra các ý tưởng về cách thức giải quyết điều khoản chốt chặn biên giới Ireland, song khó có khả năng đạt được đột phá trong ngày 9/9.
Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) và người đồng cấp Ireland Leo Varadkar. (Nguồn: bbc.com)
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông muốn đạt được một thỏa thuận Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu-EU) vào ngày 18/10 tới, đồng thời nhấn mạnh rằng những nỗ lực của quốc hội nhằm ngăn chặn kịch bản “ Brexit cứng” (không thỏa thuận) sẽ không thể tác động tới ông.
Phát biểu trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Ireland Leo Varadkar tại Dublin ngày 9/9, Thủ tướng Johnson nêu rõ: “Tôi hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì có thể xảy ra tại quốc hội. Tôi nghĩ rằng những gì người dân Anh muốn chúng tôi làm là đưa ra một thỏa thuận và tiếp tục tiến trình rời đi (Brexit) vào ngày 31/10 tới.”
Thủ tướng Anh cũng cho biết ông đã đưa ra các ý tưởng về cách thức giải quyết điều khoản chốt chặn biên giới Ireland, song vấn đề này khó có khả năng đạt được đột phá trong ngày 9/9.
Ông bày tỏ mong muốn đạt được một thỏa thuận vì lợi ích của doanh nghiệp, của nông dân và hàng triệu người dân sau khi “đã đánh giá hậu quả của thỏa thuận” đối với cả hai bên.
Video đang HOT
Về phần mình, Thủ tướng Leo Varadkar cho rằng việc loại bỏ điều khoản chốt chặn nêu trên mà không có giải pháp thay thế thỏa đáng sẽ đồng nghĩa với một “Brexit cứng.”
Ông cũng nêu rõ EU chưa nhận được từ Anh bất kỳ phương án thay thế nào cho cái được gọi là điều khoản chốt chặn trong thỏa thuận “ly hôn” Brexit.
Sau cuộc họp báo, hai nhà lãnh đạo Anh và Ireland sẽ tiến hành cuộc hội đàm đầu tiên kể từ khi ông Boris Johnson lên nắm quyền vào tháng Bảy vừa qua.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết ông mong muốn một Brexit diễn ra theo cách trật tự nhất có thể, nhưng điều này đòi hỏi London phải đưa ra các đề xuất rõ ràng.
Trong một thông điệp từ Berlin, Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh “chúng tôi vẫn duy trì nguyên tắc sẵn sàng đối thoại và chúng ta phải thực hiện tiến trình này một cách có trật tự nhất có thể, nhưng điều đó rốt cuộc vẫn cần có những quyết định và đề xuất rõ ràng từ London.”
Ông tái khẳng định Anh vẫn sẽ là “đối tác chiến lược quan trọng” và “có những mối quan hệ vô cùng mật thiết” với Đức sau khi rời khỏi EU./.
Theo TTXVN/Vietnam
Điều khoản rào chắn: "Hòn đá ngáng đường" Brexit đạt thỏa thuận
"Điều khoản rào chắn" cho phép duy trì đường biên giới mở với Ireland vẫn đang là nội dung gây tranh cãi và là trở ngại ngăn cản Brexit có thỏa thuận.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar hôm 26/7 cảnh báo sẽ không có thỏa thuận Brexit nào thiếu điều khoản rào chắn về biên giới Ireland. Tuyên bố đưa ra sau khi Tân thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, thỏa thuận Brexit hiện nay là "không thể chấp nhận" và chuẩn bị cho khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận.
Điều khoản rào chắn đang ngăn cản Brexit có thỏa thuận. Ảnh: Reuters
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Varadkar cho biết, sẽ không có thỏa thuận Brexit hoặc thỏa thuận thương mại tiếp theo nếu Anh không chấp nhận điều khoản rào chắn, một chính sách tạm thời giữ Anh trong liên minh hải quan với EU để chờ giải pháp tốt hơn nhằm ngăn chặn sự quay trở lại biên giới cứng giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland. Theo ông Varadkar, với việc kêu gọi xóa điều khoản rào chắn, Thủ tướng Anh đã thực sự tiến đến một Brexit không thỏa thuận.
Ông Varadkar nói: "Brexit không thỏa thuận là mối đe dọa đối với Anh. Nhưng bên duy nhất gây ra Brexit không thỏa thuận chính là chính phủ Vương quốc Anh. Và trong khi tôi chưa thể có cuộc trò chuyện với Thủ tướng Anh Boris Johnson, thì tôi có thể khẳng định, lập trường của Liên minh châu Âu và của Ireland là không thay đổi.
Điều khoản rào chắn là một phần không thể thiếu của Thỏa thuận Brexit. Nếu không có điều khoản rào chắn thì không có thỏa thuận Brexit, không có giai đoạn chuyển tiếp, không có giai đoạn thực hiện và sẽ không có thỏa thuận thương mại tự do cho đến khi tất cả những vấn đề đó được giải quyết. Vì vậy, tôi hy vọng rằng, Thủ tướng mới của Vương quốc Anh không chọn giải pháp không thỏa thuận nhưng điều đó sẽ tùy thuộc vào phía họ".
Ông Varadkar cũng cho rằng, kịch bản Brexit không thỏa thuận sẽ có thể dẫn tới một Ireland thống nhất vì ngày càng nhiều người dân Bắc Ireland sẽ "đặt câu hỏi về liên minh" với Vương quốc Anh.
Bình luận của ông Varadkar được đưa ra sau khi tân Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, thỏa thuận Brexit hiện nay là "không thể chấp nhận" và chuẩn bị cho khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận. Ưu tiên hàng đầu của chính phủ cánh hữu mới ở Anh là phải ra đi vào đúng ngày 31/10 tới.
Căng thẳng liên quan đến thỏa thuận Brexit xoay quanh "điều khoản rào chắn", cho phép duy trì đường biên giới mở với Ireland. Đây là nội dung gây tranh cãi nhất và là nguyên nhân chủ yếu khiến thỏa thuận Brexit của cựu Thủ tướng Anh Theresa May bị bác bỏ tới 3 lần tại Quốc hội Anh.
Trước đó, phát biểu tại Quốc hội Anh ngày 25/7, tân Thủ tướng Johnson đặc biệt nhấn mạnh việc loại bỏ hoàn toàn điều khoản này là mục tiêu chính trong các cuộc đàm phán tới đây với EU về Brexit. Ông khẳng định sẽ không chấp nhận bất kỳ phiên bản nào của kế hoạch dự phòng biên giới Ireland, mà ông cho rằng sẽ ràng buộc nước Anh với EU cho đến khi hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại lâu dài.
"Không một quốc gia nào coi trọng sự độc lập có thể đồng ý với một thỏa thuận với điều khoản rào chắn cho dù là có giới hạn về thời gian. Một thỏa thuận đạt được cần phải xóa bỏ hoàn toàn điều khoản rào chắn", ông Johnson cho biết.
Trong khi đó, EU kiên quyết lập trường cho rằng kế hoạch dự phòng này là không thể thiếu để tránh một đường biên giới "cứng" trên đảo Ireland giữa Cộng hòa Ireland thuộc EU và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh.
Trước đó, giới chức EU đã khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier cũng nhấn mạnh rằng loại bỏ điều khoản rào chắn là "không thể chấp nhận được".
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1 (biên dịch)
Tổng hợp
EU để ngỏ khả năng thảo luận với Anh về Brexit Ngày 6/8, một người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết EC sẵn sàng thảo luận về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, với London trong những tuần tới. Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London, Anh, ngày 28/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp...