Thứ trưởng quốc phòng Nga tố Mỹ muốn ‘bá quyền toàn cầu’
Theo Thứ trưởng quốc phòng Nga Alexander Fomin, Mỹ đang thay đổi ưu tiên của nước này, gây bất ổn, rời bỏ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm ‘bá quyền’.
“Nước Mỹ đã thúc đẩy chính sách nhằm xây dựng sức mạnh quân sự trong thời gian dài. Với những lý do được cường điệu hóa, phía Mỹ đã từ bỏ các nghĩa vụ được quy định trong hiệp ước kiểm soát vũ khí, vốn được đặt ra để ngăn cản nước này đạt được vị thế bá quyền trên toàn cầu”, ông Fomin nói với hãng tin RT.
Thứ trưởng quốc phòng Nga Alexander Fomin. Ảnh: TASS
Video đang HOT
Khi được hỏi tới Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới ( New START), ông Fomin nói rằng, chính quyền Moscow liên tục yêu cầu Washington gia hạn. Tuy nhiên, phía Mỹ “có những ưu tiên khác, và họ không hề có hứng thú gia hạn hiệp ước”.
Theo ông Fomin, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden từng lên tiếng ủng hộ New START và đưa ra những chỉ trích về việc chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận, nhưng ông Biden sẽ chỉ còn hai tuần để đồng ý việc gia hạn hiệp ước với Nga.
Biden hối thúc Trump tố Nga tấn công mạng
Biden kêu gọi Trump quy trách nhiệm cho Nga tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ Mỹ, cảnh báo sẽ đáp trả khi ông lên nắm quyền.
"Các vụ tấn công mạng cần được lãnh đạo cấp cao nhất coi là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng, đồng nghĩa với việc công khai ai đứng sau chúng và buộc họ chịu trách nhiệm. Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho rằng Nga thực hiện vụ tấn công này. Chính quyền Trump cần chỉ ra điều đó", Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nói hôm 22/12.
Biden cho biết chưa có bằng chứng cho thấy các cuộc tấn công mạng đã được kiểm soát và nhóm chuyển giao của ông không được báo cáo về nhiều vấn đề. "Cuộc tấn công mạng xảy ra khi Trump phụ trách, nhưng ông ấy lại không cảnh giác", Tổng thống đắc cử Mỹ nói.
Biden thêm rằng sau khi ông lên nắm quyền, chính quyền của ông sẽ không để tình trạng này tái diễn và thực hiện những động thái có ý nghĩa để đối phó tấn công mạng.
Biden phát biểu tại trụ sở văn phòng chuyển giao quyền lực tại bang Delaware hôm 22/12. Ảnh: Reuters .
Chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai Ron Klain khẳng định phản ứng của Biden sẽ không chỉ dừng lại ở lệnh cấm vận, mà sẽ đề ra các phương án làm suy giảm khả năng tấn công mạng của nước ngoài nhằm vào Mỹ. Một số lựa chọn đang được xem xét gồm trừng phạt kinh tế và tấn công mạng trả đũa nhằm vào cơ sở hạ tầng của Nga, các nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ.
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng An ninh Mỹ (CISA) hôm 17/12 cho biết nhiều cơ quan chính phủ, cơ sở hạ tầng thiết yếu và các tổ chức tư nhân đã bị nhắm mục tiêu bởi "tác nhân đe dọa tinh vi". CISA không xác định được ai đứng sau vụ tấn công bằng mã độc này, nhưng một số công ty an ninh tư nhân cáo buộc thủ phạm là tin tặc liên quan đến chính phủ Nga.
Các cơ quan chịu ảnh hưởng bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Thương mại và Bộ Năng lượng Mỹ, nơi quản lý kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Theo CISA, những tình huống xâm nhập máy tính bắt đầu ít nhất từ tháng 3, thủ phạm "đã thể hiện sự kiên nhẫn và kỹ năng phức tạp về hoạt động bảo mật". "Mối đe dọa này tiềm ẩn một nguy cơ nghiêm trọng", CISA cho hay và dự đoán việc loại bỏ tác nhân đe dọa khỏi môi trường bị xâm phạm "sẽ vô cùng phức tạp và đầy thách thức".
Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố Nga "khá rõ ràng" đứng sau cuộc tấn công mạng nhắm vào loạt cơ quan chính phủ Mỹ, nói rằng Moskva từng nhiều lần cố gắng xâm phạm các mạng lưới của Washington. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump ám chỉ Trung Quốc có thể là thủ phạm.
Nga phủ nhận các cáo buộc liên quan đến sự việc.
Vì sao chính quyền ông Trump đóng cửa 2 lãnh sự quán ở Nga? Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang tạm dừng các hoạt động tại 2 lãnh sự quán ở Nga, viện dẫn lý do về vấn đề an ninh. Ảnh minh họa: CNN Đóng cửa 2 lãnh sự quán Reuters hôm nay, 19/12, đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau khi tham vấn Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan đã ra...