Thứ trưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6: Quá viển vông, đánh đố!
“Bộ Nội vụ quy định thứ thưởng phải có trình độ ngoại ngữ bậc 6 trở lên là quá viển vông, quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng”, ông Trịnh Ngọc Thạch nhấn mạnh.
Ông Trịnh Ngọc Thạch (Ảnh: Xuân Hải)
Xung quanh việc Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trao đổi với Infonet bên lề Quốc hội chiều 16/6, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng “đây là quy định trên trời”.
Thưa ông, Bộ Nội vụ vừa đưa ra dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, trong đó quy định Thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ cao cấp bậc 6 trở lên, các chức danh Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc Sở đạt trình độ ngoại ngữ bậc 5 trở lên. Ý kiến của ông về quy định này như thế nào?
Bộ Nội vụ quy định như vậy thì lấy đâu ra thứ trưởng. Bộ Nội vụ đưa ra tiêu chuẩn như vậy có bao giờ làm được đâu, không thực tế, toàn đưa ra những cái trên trời, đưa ra những cái để người ta tìm cách lách luật.
Vấn đề giỏi ngoại ngữ đến bậc 6 thì tìm ở cấp thứ trưởng của ta hiện nay là rất khó. Thứ trưởng của ta đa số từ cấp vụ trưởng và các giám đốc sở từ tỉnh được bổ nhiệm lên thì lấy đâu ra ngoại ngữ.
Hiện nay thứ trưởng của các bộ, ngành của chúng ta có trình độ ngoại ngữ bậc 6 có nhiều không thưa ông?
Theo tôi được biết hiện nay rất ít thứ trưởng của các bộ, ngành biết ngoại ngữ, tôi biết một số bộ có thứ trưởng biết ngoại ngữ như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương còn hầu hết các thứ trưởng các bộ ngành khác đều không biết ngoại ngữ, trừ Bộ Ngoại giao thì tôi không nói, còn chứ lấy đâu ra thứ trưởng biết ngoại ngữ đến bậc 6 như Bộ Nội vụ đưa ra trong dự thảo.
Trong dự thảo nghị định này cũng đưa ra quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý đối với Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc sở thì trình độ ngoại ngữ phải từ bậc 5 trở lên thưa ông?
Bộ Nội vụ đưa ra quy định như vậy là quá viển vông, đưa ra những cái như vậy chẳng có căn cứ gì cả, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định như vậy để nhằm mục đích gì thì tôi không biết nhưng để tìm ra những người giỏi quản lý đến cấp thứ trưởng biết ngoại ngữ là khó rồi, còn lại tìm ra những người giỏi ngoại ngữ đến bậc 6 trở lên thì tôi cho là quá khó, thậm chí đánh đố.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 6 là không phải là chuyện đơn giản trừ khi anh tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chính quy ra rồi anh làm quản lý thì được, chứ còn các ngành khác ngoài lĩnh vực chuyên môn, người ta làm chức năng quản lý thì làm sao mà có thời gian để đi học ngoại ngữ được đến trình độ bậc 6 trở lên. Theo tôi Bộ Nội vụ không nên đưa quy định này vào nghị định bởi vì sẽ không bao giờ làm được.
Như ông nói tìm thứ trưởng có ngoại ngữ đã là khó rồi, tuy nhiên trong khi đó dự thảo nghị định lại quy định trình độ ngoại ngữ thứ trưởng phải từ bậc 6 trở lên phải chăng quy định này đưa ra để đánh đố?
Chúng ta phải xét đến vấn đề giỏi ngoại ngữ ở đây là như thế nào, nếu là các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C, D bình thường như hiện thì trình độ ngoại ngữ như vậy, tôi không tin vì người ta sẽ xin được hết, mà trình độ ngoại ngữ phải là TOEPL hay IELTS do quốc tế tổ chức thi và cấp chứng chỉ, cái đó tôi mới tin được. Để bây giờ thứ trưởng lấy được IELTS 6.0 hay TOEPL thì rất hiếm người được thậm chí không có ai, trừ một vài bộ làm về công tác ngoại giao.
Vậy dự thảo quy định như vậy để cho có thưa ông?
Đây là quy định của những người chuyên ngồi trong phòng lạnh, không có thực tế, Bộ Nội vụ đưa ra những quy định gì đều bị lách hết, trước đây Bộ này cũng đưa ra quy định đầu vào công chức phải có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ khiến cho người ta đổ xô học để lấy bằng, thậm chí mua bằng. Tôi không chấp nhận được cách làm như vậy.
Tức là quy định này phải được xem xét lại, thậm chí phải hủy bỏ thưa ông?
Tôi cho rằng, Bộ Nội vụ phải cân nhắc cho kỹ trước khi ban hành, đừng để dư luận người ta phản đối vì không phù hợp. Vừa rồi Bộ nội vụ cũng bị Quốc hội phê phán về việc quy định tuyển công chức như ưu tiên tiến sỹ, thế là bao nhiêu người lại đổ xô đi học tiếp nhưng bằng cấp không chất lượng, thậm chí tôi nghi ngờ có bằng rởm. Quy định này càng gây lên sự quá tải về đào tạo đại học và sau đại học, cũng như làm tăng tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo infonet.vn
Bí mật phòng thi của thủ khoa
Những mẹo nho nhỏ trong trong thi giúp thí sinh chiếm trọn điểm tuyệt đối ban giám khảo đối với các môn xã hội.
Ảnh minh họa
Kiểm soát thời gian
Khi làm bài thi văn sử địa, các bạn nên chú trọng việc phân chia thời gian cho các câu hỏi dựa trên điểm số của từng câu, câu nào dễ làm trước, khó làm sau.
Tận dụng triệt để quỹ thời gian cho phép. Khi ra đề, các thầy cô chắc chắn đã tính toán cẩn thận điểm số, thời gian cho mỗi câu hỏi vì thế các bạn không được thưởng điểm nếu làm xong sớm hay ra về sớm đâu nhé!
15 phút cho thành công
Bao giờ thế, bạn nên dành 15 phút đầu tiên để đọc tất cả các câu hỏi trong đề, vạch ra dàn ý đại cương cho mỗi câu hỏi: bạn sẽ trả lời những ý gì? Tốt nhất nên chia theo tiểu mục 1,2,3...a,b,c... Cho mỗi ý lớn, nhỏ.
Bạn tuyệt đối không được bỏ qua công đoạn này, đặc biệt đối với việc lập dàn ý cho các câu hỏi khó vì khi gần hết thời gian tâm lí ai cũng hoang mang, rất khó tập trung để suy nghĩ ra câu trả lời đúng nhất; chỉ có lúc vừa nhận đề thi, tâm lí còn thoải mái, thời gian còn dư, các bạn mới suy nghĩ tốt.
Và diễn nhiên bạn dành ít nhấtt 15 phút cuối để hiệu chỉnh lại bài thi của mình, kiểm tra lỗi chính tả và chỉnh sửa những điều chưa ưng ý và một lần nữa xác định lại các ý chính.
Luôn là người rời phòng thi muộn nhất
Trong kì thi đại học năm ngoái, dù đề thi cả ba môn được đánh giá không khó nhưng tôi luôn tận dụng triệt để 180 phút mỗi môn thi để chăm chút cho bài luận của mình. Tôi bao giờ cũng là người rời phòng thi muộn nhất.
Thực tế, trong suốt 180 phút ấy, tôi không bao giờ ngừng viết để nghĩ ngơi hay suy nghĩ cả. Ngay khi nhận được đề, tôi xác định ngay phải viết cái gì trong giấy nháp, trong khi viết luôn nhìn đi nhìn lại đề thi để chắc chắn tôi đi đúng hướng.
Bỏ mặc tất cả các yếu tố bên ngoài, chỉ tập trung vào trang giấy thi, vào chiếc đồng hồ đeo tay và đề thi bên cạnh. Yếu tố tập trung đặc biệt quan trọng.
Không cần chữ đẹp nhưng phải rõ ràng
Bạn nhớ nhé! Các trình bày bài thi cũng sẽ giúp bạ ghi điểm trong mắt ban giám khảo: bố cục, chữ viết, ý chủ đạo, cách phân chia tiểu mục...
Các bạn không nhất thiết phải có chữ viết thật đẹp nhưng phải thật rõ ràng, dễ đọc. Tốt nhất là dùng ngôn ngữ phổ thông, hạn chế dùng tiếng địa phương trong bài luận vì có thể gây trở ngại cho giám khảo khi nắm bắt nội dung nếu họ không hiểu nghĩa tiếng địa phương bạn sống.
Trình bày bố cục tường minh. Mục đích lớn nhất của việc viết luận là người đọc, người chấm bài thi phải hiểu bạn muốn nói gì. Đừng bắt người khác phải hiểu cho cách viết của mình, bạn viết mà người khác đọc không hiểu thì làm sao chấm điểm.Việc trình bày bài rất quan trọng.
Nhiều bạn được đánh giá là kiến thức nền vững, học thuộc rất nhiều bài nhưng kết quả điểm thi lại không cao bằng người khác chính là vì cách viết luận không rõ ràng, dễ hiểu.
Thường xuyên giải đề thi thử
Ngoài việc đọc, hoc các môn xã hội tôi thường xuyên giải đề thi thử các năm đại học để rèn khả năng nhận định đánh giá đề. Thực tế trong quá trình ôn thi, tôi không có nhiều thời gian để làm một đề thi 180 phút hoàn chỉnh, vì thế nhiều khi cầm một đề luyện tập, tôi chỉ vạch ra các ý chính, biết chắc mình sẽ viết gì.
Ngoài ra, khi luyện thi, tôi thường làm bài tập trên mẫu giấy thi đại hoc của Bộ GD&ĐT (bản phôtô) để làm quen với bố cục của mẫu giấy thi.
Các bạn cũng nên tham gia các kì thi thử để luyện tâm lí và áp lực thời gian như khi thi thật. Kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm khiến 180 phút mỗi môn thi của tôi như thoáng qua thôi...
Hy vọng từ những kinh nghiệm bản thân của tôi, các bạn sĩ tử sẽ tìm cho mình cách học hiệu quả nhất trong thời điểm nước rút này và đạt kết quả cao. cố gắng lên nhé. Chúc thành công!
Theo giaoducthoidai.vn
Cơ hội cho các "hạt nhân" đổi mới dạy học ngoại ngữ tỏa sáng Sáng nay (14/6), tại ĐH Thái Nguyên, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo tập huấn xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông. Quang cảnh Hội thảo Dự Hội thảo có TS Vũ Thị Tú Anh - Phó Trưởng ban thường trực BQL Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, đại diện các...