Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự giờ tiết Khoa học tự nhiên tại Hưng Yên
Ngày 18/10, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn kiểm tra, dự giờ Khoa học tự nhiên và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại tỉnh Hưng Yên.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm việc với Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên.
Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT.
Tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm (huyện Yên Mỹ), đoàn công tác đã dự giờ tiết dạy môn Khoa học tự nhiên (KHTN) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. Đoàn đã làm việc với các trường phổ thông, Phòng GD&ĐT các địa phương và Sở GD&ĐT Hưng Yên xung quanh vấn đề triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông ( CT GDPT) 2018.
Chuẩn bị cho chương trình mới
Báo cáo việc thực hiện CT GDPT năm 2018, cô giáo Trần Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, cho biết với thuận lợi được tiếp cận mô hình trường học mới, giáo viên nhà trường đã nhanh chóng nắm bắt đầy đủ nội dung, kỹ thuật và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Trong quá trình triển khai chương trình mới, ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn, ban chuyên môn thường xuyên lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và cùng nhau thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ.
Cô Yến cho biết nhà trường đã cử giáo viên giảng dạy môn KHTN tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức và có chứng chỉ. Số lượng giáo viên được cử tham gia tập huấn rộng hơn số lượng giáo viên đứng lớp môn KHTN theo CT GDPT 2018 nhằm tăng cường triển khai cho những năm tiếp theo, đồng thời giáo viên có thể hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, thầy cô thường xuyên tự học, tự trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm sư phạm.
Ở môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nhà trường đã thực hiện nhất quán theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và chủ trương của Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT. Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường đã cố gắng tìm hiểu, cập nhật, tham khảo mô hình giảng dạy môn học này từ các trường bạn, địa phương.
Tiết học KHTN của học sinh lớp 7 tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, tỉnh Hưng Yên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cô Yến bày tỏ, sau 2 năm triển khai CT GDPT 2018, tại trường còn nhiều khó khăn, bất cập. Một số vấn đề có thể kể đến như tình trạng giáo viên kiêm nhiệm; trình độ học sinh chưa đồng đều; trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đồng bộ…
Báo cáo kết quả tổ chức dạy học CT GDPT 2018 đối với lớp 6, lớp 7 và lớp 10 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Mạnh Đạt, Trưởng phòng Giáo dục Trung học – GDTX, cho biết Sở GD&ĐT đã tham mưu, triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học; triển khai CT GDPT 2018.
Sở đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học; tăng cường việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các đơn vị giáo dục.
Tổ chức dạy học môn KHTN, ông Nguyễn Mạnh Đạt cho biết các trường xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của môn học, hoạt động giáo dục bảo đảm thời lượng và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hợp lý, khoa học.
Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo viên được phân công đảm nhận nội dung hoạt động nào phải có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung đó.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường. Bốn loại hình hoạt động chủ yếu gồm sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT làm việc với giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm.
Triển khai bài bản, chặt chẽ và khoa học
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận tỉnh Hưng Yên đã triển khai bài bản, chặt chẽ và khoa học CT GDPT 2018. Lãnh đạo tỉnh, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT các địa phương đã quan tâm đến việc tập huấn và cử giáo viên tham gia tập huấn cho chương trình mới.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để triển khai CT GDPT 2018 tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm cùng nhiều trường phổ thông khác trên địa bàn tỉnh.
Nhấn mạnh năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên thực hiện CT GDPT 2018 với lớp 7, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên quan tâm thực hiện một số nội dung trong thời gian tới để triển khai hiệu quả hơn.
Trước hết, giáo viên tiếp tục rà soát, đánh giá việc triển khai CT GDPT 2018; đồng thời quan tâm, chuẩn bị tốt công tác giảng dạy, nhất là với môn Khoa học tự nhiên bởi môn học này là một trong những yếu tố thể hiện rõ sự khác biệt về chất giữa CT GDPT 2018 và CT GDPT hiện hành (2006).
Hoan nghênh tinh thần tự học và tự trau dồi của các thầy cô giáo, Thứ trưởng lưu ý giáo viên trong việc giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh là dạy học gắn liền với thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh tự học, tự nghiên cứu.
Về phía cán bộ quản lý, lãnh đạo Sở, Phòng GD&ĐT, Thứ trưởng lưu ý tiếp tục nâng cao nhận thức về môn KHTN và quan tâm, đầu tư đầy đủ vào quá trình triển khai môn học này nói riêng và CT GPDT 2018. Đồng thời, đầu tư mua sắm trang thiết bị, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục.
Các trường tăng cường khâu bồi dưỡng tập huấn và sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên, từ đó nâng cao, trau dồi kỹ năng cho đội ngũ giáo viên hiện nay.
Một yếu tố không kém phần quan trọng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chỉ ra là việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Lãnh đạo, giáo viên các nhà trường cần tăng cường họp bàn xây dựng kế hoạch chương trình, chuyên đề… và thực hiện bảo đảm tiến độ, khoa học, sư phạm. Trong nhà trường, ngay từ cấp lãnh đạo, cần quyết tâm, sẵn sàng đổi mới nhằm thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quản lý, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị hiệu trưởng các trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tiếp tục đổi mới quản lý hướng đến mục tiêu triển khai thành công CT GDPT 2018.
Chấm thi tốt nghiệp THPT: Không để thí sinh phải chịu thiệt thòi
Đây là lưu ý của Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ đối với công tác chấm thi tốt nghiệp THPT 2022 đang diễn ra.
Ngày 12/7, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu Đoàn kiểm tra số 1 Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã tới kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Quảng Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tỉnh Quảng Nam có 16.809 thí sinh dự thi với 55 điểm thi và 823 phòng thi. Tỷ lệ thí sinh dự thi đạt trên 99%. Trong quá trình tổ chức coi thi tại Hội đồng thi số 34 tỉnh Quảng Nam không có thí sinh, cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi; không có thí sinh nào thuộc đối tượng F0, ca bệnh nghi ngờ.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi khai mạc chấm thi tự luận của Hội đồng thi tỉnh Quảng Nam.
Công tác làm phách bài thi được Hội đồng thi tỉnh Quảng Nam triển khai từ ngày 10-19/7; chấm thi trắc nghiệm từ ngày 9-21/7; chấm thi tự luận từ ngày 12-19/7. Ban làm phách bài thi gồm 18 người và lực lượng thanh tra, công an bảo vệ. Ban Chấm thi tự luận gồm 01 trưởng ban, 05 phó ban, 180 cán bộ chấm thi, 14 cán bộ chấm kiểm tra. Ban chấm thi trắc nghiệm gồm 01 trưởng ban, 04 phó ban, 27 cán bộ tham gia các tổ chấm, tổ thư ký và tổ giám sát.
Sở GDĐT Quảng Nam cũng đã ban hành Quyết định về việc thanh tra công tác chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022; đoàn thanh tra gồm 12 thành viên, trong đó có 01 cán bộ thanh tra tỉnh được phân công nhiệm vụ thanh tra Ban chấm thi trắc nghiệm.
Trao đổi với các giáo viên tại buổi khai mạc chấm thi tự luận của Hội đồng thi tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ một lần nữa nhắc lại ý nghĩa, tầm quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT, khi vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp, vừa được nhiều trường đại học sử dụng làm căn cứ xét tuyển.
Đánh giá cao công tác coi thi của tỉnh Quảng Nam vừa qua khi không có thí sinh, cán bộ coi thi vi phạm quy chế, Thứ trưởng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của công tác chấm thi và cho rằng, chất lượng của hội đồng chấm sẽ là một trong những cơ sở để chứng minh coi thi có tốt hay không.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra quy trình chấm thi trắc nghiệm.
Để đảm bảo chấm đúng, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực, Thứ trưởng đề nghị các thầy cô giáo làm công tác chấm thi gạt hết áp lực khác, xác định rõ ràng tinh thần vì học sinh và chỉ có một áp lực là làm sao chấm đúng cho học sinh.
"Nắm chắc quy chế, hướng dẫn, rõ quy trình chấm", là lưu ý tiếp theo của Thứ trưởng với các thầy cô giáo làm công tác chấm thi. Trong đó, Thứ trưởng nêu ví dụ cụ thể về nguyên tắc chấm tự luận 2 vòng độc lập, việc thống nhất điểm giữa hai người chấm, tổ chức chấm chung nghiêm túc...
"Sự chênh lệch giữa hai giám khảo càng giảm, chất lượng chấm càng tốt. Sau khi công bố kết quả thi, càng ít thí sinh xin phúc khảo bài thi càng tốt vì số lượng xin phúc khảo cũng phản ánh chất lượng của khâu chấm thi", Thứ trưởng nói, đồng thời nhấn mạnh tới việc tăng cường trách nhiệm chấm kiểm tra với ít nhất 5% số bài thi và quá trình làm đảm bảo có cơ chế giám sát lẫn nhau.
Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn những bài điểm cao để chấm kiểm tra lại, qua đó, khẳng định những bài điểm cao là đúng với năng lực các em.
Thứ trưởng kiểm tra cơ sở vật chất phòng chấm thi tự luận.
"Trong quá trình chấm thi, cái gì có lợi nhất cho thí sinh các thầy cô cố gắng làm, tránh làm mất điểm của thí sinh. Nếu chấm không chính xác sẽ mang lại thiệt thòi cho các em. Khi chấm thi hãy đặt địa vị mình là thí sinh sẽ buồn ra sao nếu bài thi của mình không được đánh giá công bằng, chính xác", Thứ trưởng chia sẻ.
Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Thứ trưởng cũng nhắc nhở các giáo viên làm công tác chấm thi cần cẩn trọng ở khâu cộng điểm để không cộng sót điểm trong bài thi của thí sinh. Giám khảo chấm thi cần bảo mật nội dung bài thi của thí sinh, không đưa nội dung bài làm, kết quả của thí sinh lên mạng xã hội để bình luận.
Tại Trường THPT Duy Tân - địa điểm chấm thi của của Hội đồng thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã kiểm tra quy trình tổ chức chấm thi trắc nghiệm và kiểm tra cơ sở vật chất chuẩn bị chấm thi tự luận. Quy trình triển khai cho tới thời điểm hiện tại được đánh giá đầy đủ, bài bản và nghiêm túc.
Bộ GD-ĐT lưu ý về bài thi tổ hợp trong buổi thi sáng 8/7 Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, nhấn mạnh những điều cần lưu ý nhắc nhở, giám sát thí sinh khi làm bài thi tổ hợp vào sáng nay 8/7. Ông Nguyễn Hữu Độ đặc biệt lưu ý công tác coi thi ở bài thi tổ hợp (khoa học...