Thứ trưởng Nga tuyên bố không còn lý do để tiếp tục đàm phán với phương Tây
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói nước này không có lý do để tổ chức vòng đàm phán an ninh mới với phương Tây trong những ngày tới sau khi các cuộc đàm phán hiện tại thiếu tiến triển.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sergei Ryabkov trong cuộc họp báo sau đàm phán với phía Mỹ ngày 10.1. Ảnh AFP
AFP đưa tin trong cuộc phỏng vấn phát ngày 13.1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moscow không muốn tiếp tục đàm phán với phương Tây.
“Tôi không thấy lý do gì để ngồi lại trong những ngày tới và bắt đầu các cuộc thảo luận tương tự”, ông Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh tiếng Nga RTVI.
Ông cáo buộc phương Tây thiếu sự “linh hoạt” để tiến hành các cuộc đàm phán về “các chủ đề nghiêm túc”.
“Chúng tôi đề xuất xem xét từng điều khoản để ký kết các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này hiện không thể xảy ra vì Mỹ và các đồng minh thực sự không chấp nhận các nội dung cơ bản”, Thứ trưởng Ryabkov nói thêm. Tháng 12.2021, Nga công bố đề xuất an ninh gửi đến Mỹ và NATO. Theo đó, Nga muốn NATO không tiếp tục mở rộng sang phía Đông.
Video đang HOT
Trong tuần này, Mỹ và các đồng minh NATO đã tổ chức các cuộc đàm phán với Nga trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng về Ukraine. Tuy nhiên hai vòng đàm phán diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 10.1 và Brussels (Bỉ) ngày 12.1 không mang lại kết quả đột phá nào.
Ông Ryabkov, người dẫn đầu cuộc đàm phán của Nga với các quan chức Mỹ tại Geneva ngày 10.1, nói rằng rất khó để tin tưởng các nước NATO.
AFP nhận định vòng đàm phán thứ ba do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tiến hành tại Vienna (Áo) ngày 13.1 (giờ địa phương) sẽ đạt được một chút tiến bộ.
Ngày 12.1, các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ đe dọa sẽ có hậu quả lớn nếu Nga tấn công Ukraine. Các biện pháp được đưa ra bao gồm lệnh trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, các ngân hàng Nga và thêm 500 triệu USD viện trợ an ninh mới cho Ukraine.
Đáp lại, ông Ryabkov nói Nga đã thích nghi với các lệnh trừng phạt và sẽ không chịu áp lực. Các lệnh trừng phạt này lần đầu tiên được áp đặt vào năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Nga cáo buộc công ty Mỹ can thiệp bầu cử, đã triệu tập đại sứ
Bộ ngoại giao Nga ngày 10.9 triệu tập đại sứ Mỹ tại Moscow, ông John Sullivan, để khiếu nại về việc "các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ" can thiệp vào cuộc bầu cử quốc hội sắp tới của Nga.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH THE MOSCOW TIMES
The Guardian dẫn lại tuyên bố ngày 10.9 của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Nga "sở hữu bằng chứng không thể chối cãi về việc những công ty công nghệ Mỹ khổng lồ vi phạm luật pháp Nga trong bối cảnh chúng tôi đang chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử Duma quốc gia (tức Hạ viện Nga)".
Theo tuyên bố, ông Ryabkov đã bày tỏ rằng Moscow "không thể chấp nhận được việc các vấn đề nội bộ của Nga bị can thiệp" trong cuộc gặp với Đại sứ Sullivan.
Tuyên bố không nêu chi tiết về khiếu nại của Nga. Tuy nhiên, Moscow đã gây sức ép buộc Google và Apple phải gỡ bỏ các ứng dụng thuộc sáng kiến Bỏ phiếu thông minh do nhóm của nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny thiết kế.
Chương trình được tạo ra để tư vấn cho cử tri về ứng viên có lợi thế nhất trong việc đánh bại ứng viên từ đảng Nước Nga Thống nhất, đảng đang chiếm đa số ghế trong quốc hội, trong cuộc bầu cử ngày 19.9 tới.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter cho biết trong cuộc gặp, ông Sullivan và các quan chức Bộ Ngoại giao Nga nói về "một loạt các vấn đề song phương" nhằm củng cố "mong muốn của Tổng thống Biden về một mối quan hệ ổn định và có thể đoán trước được với Nga".
Tuy nhiên, nghi vấn về việc can thiệp bầu cử không được nhắc đến. Điều này khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lên tiếng.
"Cuộc gặp đó diễn ra vì một lý do - vấn đề can thiệp vào bầu cử ở Nga. Chúng tôi hy vọng các nhà ngoại giao Mỹ sẽ báo cáo điều này với Washington", bà Zakharova cho biết qua ứng dụng nhắn tin Telegram.
Các công ty công nghệ Mỹ gồm Facebook, Twitter và Google, gần đây phải đối mặt với một loạt khoản phạt vì không xóa nội dung theo yêu cầu của cơ quan giám sát truyền thông Nga và vì không lưu trữ dữ liệu của người dùng Nga trên các máy chủ trong nước.
Sau khi các cuộc biểu tình ủng hộ ông Navalny diễn ra vào tháng 1, nhà chức trách Nga cáo buộc các công ty công nghệ này can thiệp vào công việc nội bộ của Nga vì không xóa các bài đăng kêu gọi trẻ vị thành niên tham gia biểu tình.
Hầu hết nhà hoạt động đối lập ở Nga, bao gồm cả các đồng minh của ông Navalny, đều bị cấm tham gia cuộc bầu cử quốc hội tháng này.
Ông Navalny (45 tuổi) đang bị phạt tù. Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, bao gồm cả Tổng thống Joe Biden, đã yêu cầu trả tự do cho ông Navalny. Washington cũng cho rằng Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử Mỹ và gây ra các cuộc tấn công mạng quy mô lớn.
Đáp lại, Moscow cáo buộc phương Tây can thiệp vào các vấn đề nội bộ và phân biệt đối xử với truyền thông Nga.
Quốc gia đầu tiên có lực lượng không quân sở hữu toàn "siêu phẩm" F-35 Na Uy đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trang bị một phi đội chiến đấu cơ bao gồm toàn các máy bay thế hệ thứ 5 F-35, sau khi cho các máy bay F-16 "nghỉ hưu". Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 (Ảnh: AP). F-35A, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất của phương...