Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Không để xảy ra sai phạm dù nhỏ nhất ở khâu chấm thi
Ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã kiểm tra công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 2 tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn làm trưởng đoàn kiểm tra công tác châm thi tại Tuyên Quang, Lào Cai
Chuẩn bị chu đáo khâu chấm thi
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Tuyên Quang, toàn tỉnh có tổng số 8.708 thí sinh đăng ký dự thi (trong đó 8.678 thí sinh dự thi, vắng 30 thí sinh); 29 điểm thi; 393 phòng thi; 25 phòng chờ; 29 phòng thi dự phòng. 8 điểm thi liên trường, 7 điểm có thí sinh tự do.
Báo cáo về công tác chuẩn bị chấm thi, ông Vũ Dương Uyên – Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Sở GD&ĐT Tuyên Quang) cho biết: Số cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác chấm thi ở các khâu được bố trí đầy đủ với Ban làm phách 15 người; Ban chấm thi trắc nghiệm 20 người; Ban chấm thi tự luận 88 người; Đoàn thanh tra 10 người.
Trong công tác chỉ đạo, tổ chức chấm bài thi tự luận, Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.
Bên cạnh đó, khu vực làm phách được bố trí biệt lập. Đảm bảo an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24h/ngày; Không có thiết bị thu phát thông tin và hình ảnh; trang bị 1 điện thoại cố định do cán bộ công an quản lý; Chuẩn bị đủ văn phòng phẩm, thiết bị phục vụ công tác làm phách…
Làm việc cùng Ban chỉ đạo thi tỉnh Tuyên Quang
Trong công tác chấm bài thi trắc nghiệm, Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản tiếp nhận chỉ đạo, hướng dẫn chấm bài thi trắc nghiệm, việc thành lập Hội đồng thi, Ban Chấm thi trắc nghiệm…
Bố trí 1 phòng bảo quản bài thi, xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm có cửa sắt bảo vệ tuyệt đối an toàn, bên trong có tủ sắt an toàn, chắc chắn, khóa bảo vệ bài thi; các thiết bị phòng chống cháy nổ, có camera đảm bảo bao quát được toàn bộ các hoạt động trong phòng; đảm bảo đủ camera an ninh giám sát, ghi hình mọi hoạt động bên trong phòng 24h/ngày; …
Tại tỉnh Lào Cai, báo cáo cùng Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn – Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, bà Dương Bích Nguyệt cho biết: Toàn tỉnh thành lập 1 Hội đồng thi gồm 20 điểm thi đặt tại các huyện, thị xã, thành phố.
Địa điểm tổ chức các Ban chấm thi (Ban Làm phách; Ban Chấm bài thi tự luận; Ban Chấm bài thi trắc nghiệm) độc lập, các phòng bảo quản chứa bài thi tự luận và trắc nghiệm đảm bảo an toàn theo đúng quy định của Quy chế.
Ban chỉ đạo thi tỉnh Lào Cai báo cáo về công tác chuẩn bị và chấm thi
Video đang HOT
Lào Cai huy động 141 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác chấm thi ở các khâu. Và để đảm bảo công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho công tác tổ chức chấm thi, Công an tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ tham gia các Ban của Hội đồng thi; bố trí máy áp chế sóng tại khu vực chấm thi; máy kiểm tra thiết bị thu, phát thông tin của cán bộ làm thi trước khi vào khu vực chấm thi; bình chữa cháy tại khu vực làm phách và chấm thi.
Các phòng làm việc của Ban Thư ký, Ban Chấm thi trắc nghiệm và Ban Chấm thi tự luận đều có thiết bị camera an ninh giám sát và công trực bảo vệ 24/24 giờ (cán bộ công an bố trí ăn, nghỉ tại chỗ).
Về công tác đảm bảo y tế cho các Ban chấm thi ngành Giáo dục phối hợp các cơ quan y tế tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm cho tất cả cán bộ tham gia chấm thi; phun khử khuẩn toàn bộ khu vực chấm thi; thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại khu vực chấm thi.
Thực hiện khử bài thi của thí sinh diện F2 theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế. Sở Y tế cử cán bộ tham gia làm nhiệm vụ tại khu vực chấm thi.
Ban Làm phách làm việc từ ngày 10/7 theo phương thức một vòng (cách ly triệt để trong suốt thời gian làm phách đến khi hoàn thành chấm thi tự luận). Đã bàn giao túi bài thi chấm chung cho Ban Thư ký để bàn giao cho Trưởng môn chấm thi. Ngày 13/7 bàn giao toàn bộ túi bài thi còn nguyên niêm phong cho Ban Thư ký theo quy định của Quy chế thi.
Ban Chấm thi trắc nghiệm làm việc từ ngày 11/7 và thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch công tác của Bộ GD&ĐT; Ban Chấm thi tự luận làm việc từ ngày 11/7. Đã tổ chức quán triệt Quy chế, tập huấn nghiệp vụ và nghiên cứu đề thi, hướng dẫn chấm từ ngày 12/7; từ ngày 13/7 tổ chức chấm thi theo Kế hoạch của Ban đã xây dựng.
Việc chấm bài thi của thí sinh diện F2 được tiến hành từ 10/7. Ban Thư ký chủ trì, dưới sự giám sát của các lực lượng thanh tra, công an, y tế đã tổ chức khử khuẩn bằng tia cực tím các bài thi của thí sinh diện F2 trong Khu vực làm phách bài thi tự luận trước khi bàn giao cho Ban Làm phách và Ban Chấm thi trắc nghiệm.
Không để xảy ra sai phạm trong chấm thi
Qua kiểm tra thực tế tại phòng chấm thi tự luận, trắc nghiệm, phòng làm phách, trao đổi với tổ trưởng tổ chấm, cán bộ chấm thi… 2 tỉnh Tuyên Quang và Lào Cai, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận Ban chỉ đạo thi 2 địa phương đã có sự chỉ đạo sát sao, nghiêm túc, đúng quy chế các khâu chấm thi để đảm bảo khớp nối các khâu của Kỳ thi. Việc tổ chức chấm thi có sự chuẩn bị kĩ càng từ cơ sở vật chất phục vụ chấm thi tới nhân lực tham gia chấm thi như cán bộ, giáo viên, thanh tra, giám sát, an ninh trật tự.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT được cả xã hội quan tâm, kỳ vọng vì có tính chất quan trọng không chỉ để xét tốt nghiệp sau 12 năm học mà còn là còn dùng xét tuyển vào trường ĐH. Do đó các khâu của Kỳ thi trong đó khâu chấm thi cần được thực hiện công bằng, khách quan, trung thực, đảm bảo quyền lợi của thí sinh sau 12 năm học tập.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nêu ý kiến tại buổi làm việc.
Mặt khác khâu chấm thi cần đảm bảo để nhìn nhận, đánh giá lại công tác dạy và học tại địa phương cũng như toàn quốc cũng như trong một địa phương, đánh giá giữa các trường, các huyện, qua đó có những điều chỉnh về công tác tổ chức nội dung, phương pháp dạy và học, công tác quản lý…
Cũng theo Thứ trưởng, Quy chế thi của Bộ hướng dẫn về quy trình chấm thi ngày càng chi tiết, phức tạp, bởi áp dụng trên quy mô toàn quốc và để hạn chế tỉ lệ nhỏ nhất sai sót trong quá trình chấm thi. Do đó các địa phương cần căn cứ triệt để đảm bảo đúng đủ trong quá trình chấm thi, hạn chế tối đa sai sót. Mặt khác các địa phương cũng cần rút kinh nghiệm các năm về quá trình chấm thi để làm tốt hơn nữa khâu này.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị Ban chỉ đạo thi các địa phương cần động viên các thầy cô giáo làm công tác chấm thi làm việc trong bối cảnh nắng nóng, dịch bệnh… Tuy nhiên cũng cần xác định tới các thầy cô đây không chỉ là nhiệm vụ, quyền mà còn là trách nhiệm của các thầy cô để có kết qua thi phản ánh trung thực học lực của thí sinh, mặt bằng chất lượng dạy học các địa phương, và đặc biệt tạo công bằng cho các thí sinh
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã cảm ơn lãnh đạo các tỉnh rất quan tâm, tạo mọi điều kiện để tổ chức dạy và học, tổ chức kỳ thi, sự hỗ trợ của các ngành khác như sở Y tế, Công an, cùng với sở chuyên môn chuẩn bị triển khai đánh giá tốt.
Điểm chấm thi tỉnh Lào Cai đảm bảo về an ninh, an toàn…
Thứ trưởng đồng thời khẳng định, qua việc khảo sát thực tế tại các địa điểm chấm thi, làm phách, nắm bắt tâm tư của các thầy cô; công tác tổ chức thi đã đạt được 3A: an tâm, an toàn, an ninh.
Thứ trưởng mong muốn thời gian tới, Tuyên Quang, Lào Cai đã triển khai được 3/4 công việc. Còn lại là chấm thi, công bố điểm thi, phúc khảo nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì 3A. Kết quả thi sau khi công bố, xã hội nhìn lại đánh giá, địa phương đã làm tốt, an toàn, kết quả trung thực để xã hội tin tưởng. Và từ nay đến kết thúc nhiệm vụ, tuyệt đối không để xảy ra sai phạm, sai sót hạn chế đến mức thấp nhất….
Mục sở thị công tác chấm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2021
Thời điểm này, hầu hết các địa phương đã và đang triển khai công tác chấm thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Công tác chấm thi được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo đúng quy chế và đặc biệt bảo đảm an toàn phòng dịch.
Cán bộ chấm bài thi tự luận Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại tỉnh Quảng Ninh
Quy trình nghiêm ngặt
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định Đào Đức Tuấn, từ ngày 9/7, ban làm phách gồm 10 người bắt đầu làm việc và được cách ly độc lập với vòng ngoài. Vòng ngoài gồm có thanh tra Sở GD&ĐT, 2 đồng chí công an và bảo vệ trực. Sở chọn phương án làm phách 1 vòng.
Ban chấm thi tự luận gồm 170 người là những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy học và chấm thi. Tại khu vực chấm thi, an ninh, an toàn được bảo vệ nghiêm ngặt. Theo đó, các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi và phòng chấm kiểm tra được bố trí gần nhau theo quy định của Quy chế thi.
Đồng thời được gắn camera an ninh giám sát ghi hình, bao quát được toàn bộ hoạt động trong phòng, có bộ lưu điện dự phòng, bảo đảm hoạt động liên tục kể cả khi mất điện. Dung lượng lưu trữ dữ liệu của camera tối thiểu 21 ngày, thực hiện công tác chấm thi đảm bảo đúng quy định của Quy chế thi.
Khu vực chấm thi trắc nghiệm có 2 công an tỉnh (phòng PA) bảo vệ 24 giờ/ngày, có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày. Công tác phòng chống cháy nổ tại khu vực chấm đã được Công an tỉnh kiểm tra và công nhận đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT thành lập 1 Đoàn thanh tra công tác chấm thi bao gồm chấm thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm đảm bảo đúng theo hướng dẫn.
Chấm bài thi trắc nghiệm - kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tại tỉnh Hà Nam
Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Nguyễn Tân cho biết: Đối với bài thi tự luận, Hội đồng thi chọn phương án làm phách 2 vòng độc lập. Sở huy động 100 người tham gia công tác chấm thi, đảm bảo an toàn về phòng chống Covid-19 và các quy định hiện hành. Ban chấm thi trắc nghiệm gồm 32 người, với khoảng trên 38.700 phiếu trả lời trắc nghiệm.
Hiện công tác chấm thi được thực hiện theo đúng quy trình, quy chế. Theo kế hoạch, ngày 26/7 Sở sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
Bảo đảm an toàn
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác chấm thi tự luận theo kế hoạch đã đề ra, ông Trần Nguyễn Minh Thành - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng Đà Nẵng cho hay, từ ngày 10/7, Ban Chấm thi tự luận bắt đầu làm việc. Ban Làm phách bài thi được cách ly tập trung để thực hiện công tác làm phách theo quy định.
Sở huy động 124 người tham gia Ban chấm thi tự luận. Việc tổ chức chấm thi thực hiện theo quy định: bốc thăm, mỗi bài thi được chấm 2 vòng độc lập bởi 2 cán bộ chấm thi của 2 tổ chấm khác nhau, có camera hoạt động, đảm bảo theo quy định. Số phòng chấm cụ thể cho 4 tổ chấm: 2 phòng/tổ, 2 phòng thống nhất, 1 phòng chấm kiểm tra.
Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm 25 người. Hội đồng thi bố trí 1 phòng phục vụ công tác chấm bài thi trắc nghiệm (nơi bảo quản bài thi trắc nghiệm trong thời gian chấm thi) có đầy đủ hệ thống camera hoạt động 24/24.
Ngoài ra, Hội đồng thi trang bị 3 máy quét ảnh bài thi, 1 máy chủ và 5 máy tính đảm bảo cấu hình theo yêu cầu của Bộ và được cài đặt phần mềm chấm do Bộ cung cấp.
Sở đã tổ chức tập huấn công tác chấm bài thi trắc nghiệm cho toàn bộ cán bộ, giáo viên tham gia công tác chấm thi trắc nghiệm. Việc xử lí bài thi trắc nghiệm đảm bảo đúng quy trình, đầy đủ các pha và xuất báo cáo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phiếu trả lời trắc nghiệm được khử khuẩn trước khi tiến hành chấm trắc nghiệm và bài thi tự luận cũng được khử khuẩn trước khi làm phách.
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh cho biết, Hội đồng thi của tỉnh lựa thực hiện phương thức làm phách 1 vòng, Ban làm phách được cách ly triệt để trong suốt thời gian được tập trung làm phách cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận. Thời gian bắt đầu làm phách từ ngày 9/7.
Sở huy động 147 người tham gia Ban chấm thi tự luận. Sở thực hiện phương án chấm thi: thành lập 1 tổ chấm kiểm tra để chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm xong lần thứ nhất hoặc lần lần thứ hai theo tiến độ chấm thi. Mỗi bài chấm kiểm tra được một cán bộ chấm thi chấm kiểm tra theo quy trình chấm lần thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 27 Quy chế thi.
Ngoài các phương án đảm bảo an ninh, an toàn tại khu vực chấm thi; Sở GD&ĐT thành lập 1 Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại các khu vực làm phách, chấm thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm.
Thanh tra công tác làm phách thực hiện: ngày 09/7/2021 đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Thanh tra chấm thi tất cả các khâu chấm thi tự luận, mỗi thành viên thanh tra từ 2 đến 3 phòng chấm thi; thời gian thực hiện từ ngày 11/7/2021 đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Phạm Văn Khanh - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hải Dương) cho biết, từ ngày 10/7 công tác chấm thi đã được triển khai. Toàn tỉnh có hơn 100.000 bài thi trắc nghiệm và trên 20 bài thi tự luận.
Trước khi vào khu vực cách ly, những người tham gia Ban làm phách được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19; thực hiện khai báo Y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn theo quy định của cơ quan Y tế và giãn cách trong quá trình chấm thi.
Toàn bộ cán bộ công tác làm phách bài thi phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm nhiệm vụ...
Toàn bộ cán bộ làm công tác chấm thi phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh: Kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm nhiệm vụ.
Dự kiến ngày 26/7, Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Hà Tĩnh sẽ công bố kết quả thi đợt 1. Địa phương này sẽ sử dụng phần mềm của Bộ GD&ĐT để công bố kết quả thi; Phần mềm được cài đặt trên 2 máy chủ, đặt tại Trung tâm Công báo - Tin học của UBND tỉnh Hà Tĩnh và 1 điểm tại trang Web hatinh.edu.vn của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.
Cán bộ giáo viên Cần Thơ tham gia chấm thi được tổ chức nơi ăn nghỉ và chỗ ở Nhằm bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên và nhân viên, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong công tác tổ chức chấm thi. Lực lượng an ninh hỗ trợ vận chuyển bài thi đến khu vực chấm thi. Sau ghi thành phố ghi nhận có ca lây nhiễm Covid-19...