Thứ trưởng Bộ Nội vụ: ‘Hai con tôi du học cũng không về’

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, chính sách thu hút nhân tài hiện nay chưa bền vững và phần lớn du học sinh không về nước làm việc.

Sáng 29/12, tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật thanh niên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đề cập vấn đề thu hút nhân tài, trong đó có du học sinh.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Hai con tôi du học cũng không về - Hình 1

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại phiên giải trình sáng 29/12 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Trường.

Ông Thăng cho biết: “Chính sách thu hút nhân tài chưa bền vững. Thời gian qua, phong trào ‘trải thảm đỏ’ thu hút được nhiều người, với những khuyến khích về lương, phụ cấp, chính sách vay vốn… Sau đó, chính sách sử dụng phải theo Luật công chức, viên chức; thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho bộ trưởng các bộ và chủ tịch UBND tỉnh. Việc thu hút, sử dụng ra sao, môi trường làm việc thế nào là một vấn đề”.

Đề cập ví dụ của đại biểu Quốc hội về trường hợp 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước sau khi du học, ông Thăng nói, phần lớn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập đều không trở về. Vị thứ trưởng cũng thừa nhận hai con mình du học cũng không về.

“Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về. Ví dụ như thế thì thấy khó thật. Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách”, ông Thăng nói.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, quan điểm cá nhân của ông là phải có tư duy thoáng hơn. Không phải du học sinh không về nước là không yêu nước và không đóng góp cho Tổ quốc. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu.

Chuyện du học sinh ở hay về không phải chủ đề mới. Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng – người từng thi Đường lên đỉnh Olympia – có nguy cơ bị ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.

Sau đó, Á quân Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển. Nhiều du học sinh khác chia sẻ quan điểm này khi cho rằng ở đâu cũng tốt nếu có đóng góp cho quê hương.

Video đang HOT

Tuy nhiên, luồng ý kiến tranh luận đặt vấn đề, nếu ai cũng không về thì làm sao đất nước hơn? Du học sinh giỏi thì nên trở về thay đổi những bất cập, trực tiếp đóng góp cho đất nước.

Theo Zing

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Vì sao 'chảy máu' nhân tài?

Đất nước muốn phát triển, phải trông vào các tài năng và những người thật sự có năng lực. Vì thế, chúng ta phải tạo môi trường minh bạch, trong sạch để thu hút nhân tài.

Tâm điểm trên các kênh truyền thông, trang mạng xã hội và cả báo giấy, báo hình, báo điện tử trong suốt mấy tuần qua là chuyện "về hay ở lại làm việc với nước ngoài" của các quán quân "Đường lên đỉnh Olympia"; hay những thí sinh huy chương vàng các kỳ thi Toán quốc tế. Có không ít người bực bội cho rằng, giải nhất Toán quốc Tế, hay quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" cũng "đâu phải là những nhân tài, vì thế, chẳng có gì luyến tiếc".

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Vì sao chảy máu nhân tài? - Hình 1

Du học sinh là nguồn nhân lực quan trọng của nước nhà. Ảnh: ITN.

Nếu những em giành được giải cao nhất, mang lại niềm vinh quang cho Tổ quốc như thế mà vẫn không phải nhân tài thì ai mới là nhân tài đây? Trong khi chúng ta đang rất cần những người tài phụng sự Tổ quốc mà những cuộc "chảy máu chất xám" như vậy "cũng chẳng có gì mà phải luyến tiếc", thì chúng ta còn mất thời giờ, tâm sức, trí tuệ bàn về việc "về hay ở" của họ làm gì?

Nhiều lý giải vẫn chưa thấu đáo, không đủ sức thuyết phục vì sự "chụp mũ" và "chủ quan". Có người còn ngán ngẩm cho rằng, bây giờ chẳng còn ai yêu Tổ quốc nữa. Họ chỉ vì họ thôi. Nếu không đạt được lợi ích cá nhân thì chẳng ai nghĩ đến việc trở về phụng sự Tổ Quốc.

Có phải thật sự thế không?

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Tổng bí thư Lê Duẩn còn quan niệm: Mỗi người vì mọi người. Nhưng mọi người cũng phải vì mỗi người". Nếu không có cái riêng thì liệu có cái chung không?

Có người còn bực bội: "Nếu tốt nghiệp xong mà ở lại, làm cho nước ngoài thì phải hoàn lại số tiền nhà nước chi cho việc đào tạo. Vì đó cũng là tiền thuế của dân". Sòng phẳng đến "cưa đứt đục suốt" như thế là hết chuyện để nói rồi.

Nhưng sự thật có đơn giản như thế không? Anh Đỗ Lâm Hoàng là Quán quân mùa thứ 5 cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia". Anh theo học ngành viễn thông ở Australia. Hai vợ chồng anh đều là thí sinh Việt Nam, học xong ở lại. Hiện gia đình anh đã có một cuộc sống khá ổn định ở xứ người, với công việc của một chuyên viên mạng di động không dây của Sở giáo dục bang Victoria.

Cũng theo lời anh, học bổng của các quán quân Olympia không có bất cứ ràng buộc nào. 35.000 USD là phần thưởng cho người vô địch từ nhà tài trợ. Phần thưởng ấy thực ra chỉ là một phần sinh hoạt phí, còn học bổng lớn nhất là học phí, cho 4 năm học ở Úc, mỗi năm từ 20.000 - 40.000 USD, học bổng này do trường đại học cấp, nên khi đi, không bắt buộc phải về hay không. Ở trường đại học các nước, cứ học giỏi là được học bổng, cho dù là người ở bất kỳ quốc tịch nào.

Tôi cũng là một thí sinh được đào tạo bài bản ở nước ngoài và học xong, tôi về nước ngay. Nhưng tôi cũng không phản đối các bạn ở lại. Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng. Ở lại nước ngoài, có điều kiện nghiên cứu. Nếu phát minh được một công trình khoa học nào đó, tìm ra được một loại thuốc nào đó giúp cho con người vượt qua hiểm nghèo hay thoát qua đói nghèo thì rồi chúng ta cũng được thừa hưởng thành quả chung thôi. Loài người là một mà.

Tôi nghĩ, chúng ta cần bình tĩnh nghe tiếng nói của những người trong cuộc. Cũng theo anh Hoàng, khi sang Australia, năm đầu tiên, nói chuyện với mọi người, anh thường vòng vo, không bao giờ đi thẳng vào vấn đề. Các thầy cô của anh cảm thấy rất lạ. Năm thứ 2 thứ 3, anh được dạy rằng, trong công việc muốn gì thì nói thẳng ra và công việc phải hành xử bình đẳng.

"Chúng tôi được đào tạo để đối diện và chịu trách nhiệm, được làm việc mình học và được là chính mình trong các ứng xử công việc. Tôi nghĩ Việt Nam có trọng dụng nguồn nhân lực như chúng tôi không? Và nếu trọng dụng, thì sử dụng nó như thế nào? Thực tế, chúng tôi ai đi cũng muốn quay về cả. Nhưng nếu quay trở về mà mục đích sử dụng khác với những gì chúng tôi được đào tạo thì chúng tôi đi học để làm gì? Lúc đó, chúng tôi sẽ không còn là nhân lực chất lượng cao. Khi tôi đi du học, tôi cũng xác định đi là để trở về chứ không phải không quay về" - Anh Hoàng chia sẻ.

Nhưng rồi, vập vào thực tế trong nước, anh luôn "bị sốc". Ngay trước khi đi, đang luyện tiếng Anh để đi du học thì các bác ở phường yêu cầu anh đi khám nghĩa vụ quân sự, anh cũng đi vì đó là nghĩa vụ. Nhưng đất nước vẫn yên bình, không phải chiến tranh. Theo quy định, những người đang học đại học thì được hoãn gọi nhập ngũ. Quy định như thế và anh cũng trình bày như thế, nhưng phường không đồng ý. Sau phải nhờ một vị lãnh đạo can thiệp và cũng phải trầy trật mãi, anh mới đi du học được. Anh nhận thấy ở nước ta có rất nhiều luật, nhưng người ta lại xử theo kiểu "Luật Rừng". Đó là cú sốc đầu tiên.

Rồi năm thứ 4 đại học, anh đi thực tập với Sở giáo dục của bang Victoria, với vị trí chuyên viên mạng không dây. Khu vực anh vào thực tập, có một dự án dành cho mỗi trường, để nâng cấp hệ thống wireless tầm 60.000 USD.

"Sếp tôi lúc đó, nắm rất chắc phần mạng có dây. Còn mạng không dây tôi nắm tốt hơn. Sau khi họp cùng sếp và những người cung cấp mạng không dây, sếp kêu rằng sự hiểu biết về mạng không dây của tôi rất tốt, cho nên cho tôi làm chuyên viên mạng không dây và có nhu cầu gì cần hỗ trợ thì yêu cầu trực tiếp. Sếp đưa cho tôi làm vị trí kết nối với những nhà cung cấp và quyết định việc thử nghiệm thiết bị.

Tôi học được rất nhiều từ đó. Tôi có một buổi nói chuyện thẳng thắn với sếp về việc tại sao trước đó, ông ấy có thể giao công việc quan trọng cho một sinh viên thực tập như tôi. Ông bảo: 'Tôi thấy bạn hiểu biết rất sâu vào vấn đề này. Tôi tin tưởng bạn có trách nhiệm với công việc nên tôi rất tự tin giao công việc này cho bạn'.

Tôi hỏi tiếp: 'Như ở nước tôi, sếp quyết định hết mọi thứ. Vậy tại sao ở đây ông không quyết định mọi thứ mà ông để cho tôi quyết định?'. Ông nói: 'Nếu có chuyện đó thì cũng lạ thật. Tôi nói cho anh biết người quản lý không phải là người biết tất cả mọi thứ. Mà người quản lý phải là người biết trong tay họ có những nhân viên như thế nào và họ phải biết sử dụng nhân viên của họ'. Sau buổi đối thoại đó, tôi nghĩ rằng, chọn con đường ở lại có thể sẽ tốt hơn cho tôi".

Tuy nhiên, anh vẫn không quyết định ở lại. Khi tốt nghiệp xong, anh về Việt Nam. Anh gặp một vài người trong tập đoàn Viettel, cũng là dân du học về.

Lúc đó, tập đoàn cũng đang có đấu thầu dự án mạng 3G ở Lào và Campuchia. Cơ hội của anh khá lớn, còn Australia lúc đó lại đang suy thoái.

"Bạn tôi có nói với tôi: Nếu em tốt nghiệp rồi, bên này đang cần kỹ sư mạng không dây. Em về thử làm với bọn anh. Qua trao đổi, có một điều, bạn bè tôi chỉ ra các cơ hội làm việc rất tốt. Nhưng ai cũng thòng lại một câu cuối cùng: "Em về Việt Nam làm, có nhiều cái khác biệt so với nước ngoài. Khác biệt lớn nhất là trong giao tiếp, có những cái em biết đôi khi em cũng không nên nói. Và nếu có biết cũng thể hiện lập lờ như mình không biết".

Lời khuyên thứ 2 thực sự làm tôi phải thay đổi suy nghĩ để không về là: Các em còn trẻ nên khi nói chuyện với những người lớn tuổi hơn, các em không nên thể hiện sự hiểu biết của mình.

Lúc đấy, tôi nghĩ tôi đâu còn là một đứa trẻ, mà được dạy như thế thì phức tạp quá. Tôi thực sự thấy sốc tâm lý. Mình là người Việt Nam, mà về Tổ quốc mình, lại không được sống thật với con người của mình, thì thật đáng ngại.

Thêm nữa, môi trường làm việc cũ kỹ, cơ chế cứng nhắc và có một số thứ chưa thực sự minh bạch. Để thành công, ngoài khả năng chuyên môn, còn nhiều cái khác mà không phải ai cũng thích nghi, nhất là những người được đào tạo kỹ lưỡng để làm một con người tử tế.

Mặc dù ở nước ngoài rất khổ. Xa gia đình, không được sống trong môi trường quen thuộc, lại khác biệt hoàn toàn về văn hóa. Ngay đơn giản nhất, muốn ăn bát phở phải đi hàng trăm cây số.

Hơn nữa, ở nước ngoài, việc cạnh tranh rất cao, lại rất nhiều thử thách. Áp lực kinh hoàng. Tuy nhiên, môi trường làm việc minh bạch, không đòi hỏi bôi trơn này nọ nên chúng tôi luôn được là chính mình, được sống thật với con người thật của mình...".

Chuyện của Đỗ Lâm Hoàng là một vụ việc rất cụ thể, nhưng cũng là tâm trạng chung của rất nhiều người. Chúng ta cần thiện chí lắng nghe. Muốn đất nước phát triển, phải trông vào các tài năng và những người thật sự có năng lực. Cần đổi mới thật sự. Nghĩa là phải xóa nạn bôi trơn. Tạo môi trường minh bạch, trong sạch để thu hút nhân tài. Nếu chúng ta không làm triệt để như thế, thì đừng mong sự hưng thịnh. Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Chân lý ấy bao giờ cũng có tính thời sự.

Theo Trần Đăng Khoa/ VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sởĐặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở
19:34:40 17/05/2025
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?
21:04:45 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
19:34:45 17/05/2025
Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
23:00:35 17/05/2025
Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?Justin Bieber suy tàn vì 'ăn chơi', bán tháo tài sản trả nợ, lộ nguyên nhân sốc?
21:16:25 17/05/2025
Sau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợSau khi sinh con, vợ suốt ngày đòi "yêu" khiến tôi khiếp sợ
18:26:39 17/05/2025
Bộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắngBộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắng
18:39:08 17/05/2025
Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?
21:34:08 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'

Sao việt

23:29:39 17/05/2025
Ba nam diễn viên tham gia bộ phim Ván bài lật ngửa đều trở nên nổi tiếng những năm 80, song cuộc đời lại trải qua nhiều thăng trầm, biến cố.
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An

Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An

Pháp luật

23:13:16 17/05/2025
Ngày 16/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Long An tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tin báo về tội phạm "Mua bán người" xảy ra vào ngày 1/6/2024 tại ấp Đức Hạnh 2, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa.
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem

Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem

Phim châu á

23:09:30 17/05/2025
Ngày 17/5, bộ phim Doraemon Movie 44: Nobita Và Cuộc Phiêu Lưu Vào Thế Giới Trong Tranh công chiếu sớm và lập tức càn quét phòng vé.
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Thế giới

23:07:13 17/05/2025
Dù cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine có những kết quả, nhưng giới quan sát cho rằng nó còn tương đối hạn chế và thế bế tắc giữa 2 bên vẫn tồn tại.
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn

Góc tâm tình

23:03:08 17/05/2025
Khi bố mẹ cho tôi mảnh đất, chồng rất vui. Nhưng khi biết mảnh đất ấy chỉ đứng tên tôi, anh lại vô cùng bức xúc và muốn ly hôn ngay lập tức.
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt

Tv show

22:18:47 17/05/2025
Cặp chồng Tây - vợ Việt khiến Hồng Vân và Quốc Thuận thích thú khi mang đến màu sắc mới lạ cho chương trình Vợ chồng son .
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift

Sao âu mỹ

22:13:54 17/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tấn công siêu sao Taylor Swift hôm 16.5 do vẫn còn căm ghét cô vì đã ủng hộ đảng Dân chủ trong 2 cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất.
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục

Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục

Nhạc quốc tế

22:01:40 17/05/2025
Hình ảnh con hàu và ngọc trai cùng dòng chữ Take Me Too High sử dụng làm hình ảnh quảng bá của IRENE & SEULGI nhận về nhiều chỉ trích
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha

Netizen

21:51:55 17/05/2025
Lý Hương Ngưng - con gái của ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long, đã quyết định từ bỏ niềm đam mê ca hát để theo đuổi võ thuật, bước vào phim trường, phát triển tinh thần kungfu của cha.
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026

Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026

Sao thể thao

21:49:52 17/05/2025
Nhờ lần lượt đoạt chức vô địch châu Âu và Nam Mỹ, 2 ĐT Tây Ban Nha và Argentina sẽ trở thành đối thủ của nhau trong trận Siêu cúp Liên lục địa Finalissima.
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn

Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn

Sao châu á

21:43:47 17/05/2025
Trịnh Sảnglà nữ diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, được biết đến qua vai Sở Vũ Tiêm. Tuy nhiên về sau cô bị cả nước phong sát vì đạo đức kém, không còn đường kiếm sống cô lén lút ra nước ngoài và xảy ra nhiều sự việc lớn.