Thứ trưởng Bộ GDĐT: “Sạn” sách giáo khoa là điều không tránh khỏi
Đại biểu Ngô Thị Minh (Đoàn Quảng Ninh) – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng việc đổi mới sách giáo khoa là việc rất khó và “sạn” sách giáo khoa là không tránh khỏi.
Đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh) – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, “sạn” SGK là điều không tránh khỏi. Ảnh: Quốc hội
Hôm nay (4.11), Quốc hội tiếp tục thảo luận các vấn đề về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020-2021.
Khắc phục hạn chế, thiếu sót của SGK lớp 1
Tại phiên thảo luận, đại biểu Quách Thế Tản (Đoàn Hòa Bình) đánh giá, thành tích nổi bật của ngành giáo dục trong năm 2020 là hoàn thành mục tiêu kép, vừa đảm bảo sức khỏe cho học sinh giáo viên, vừa hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020. Đây là thành tích rất đáng tự hào, ngành giáo dục cũng có nhiều sáng tạo, linh hoạt trong việc dạy và học trực tuyến, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh, mạnh mẽ trong ngành giáo dục.
Ngành đã phối hợp với các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo an toàn, gọn nhẹ, thuận lợi, tiết kiệm cho học sinh, phụ huynh. Đây không chỉ là thành tích riêng của ngành giáo dục mà là sự nỗ lực rất lớn của các ngành khác, trong đó có vai trò nòng cốt của ngành giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên theo đại biểu, lĩnh vực đào tạo còn có hạn chế, như tình trạng thừa thiếu giáo viên ở nhiều địa phương chưa được giải quyết còn chưa chặt chẽ; cơ sở vật chất còn thiếu, nhất là khu vực miền núi, giáo dục đạo đức lối sống của học sinh sinh viên chưa được chú trọng đúng mức; việc phối hợp ba bên giữa nhà trường, gia đình xã hội chưa chặt chẽ; một số nội dung chưa phù hợp trong SGK lớp 1 còn gây bức xúc trong dư luận.
Từ những nhận định này, Đại biểu đề xuất thời gian tới Bộ GDĐT cần quan tâm đến chất lượng, thẩm định SGK. Trước mắt có giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong SGK tiếng Việt lớp 1. Tiếp đó là chỉ đạo biên soạn, thẩm định các bộ sách tiếp theo đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
Bộ GDĐT và các địa phương cũng cần quy hoạch sắp xếp lại các cơ sở giáo dục, sáp nhập các điểm trường; tăng cường nội dung biên soạn chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Cũng theo đại biểu đoàn Hòa Bình, vấn đề tinh giản 10% biên chế giáo viên có nhiều bất cập, ông đề nghị Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét lại, để đảm bảo đủ số lượng giáo viên đứng lớp.
“Sạn” SGK là điều không tránh khỏi
Tại phiên thảo luận, đại biểu Ngô Thị Minh (Đoàn Quảng Ninh) – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, những lo lắng là hoàn toàn chính đáng và chúng ta đang đứng về phía cử tri. Thực sự, việc đổi mới SGK, chương trình phổ thông là việc lớn, việc rất khó. Bộ GDĐT đã tiếp thu ý kiến của cử tri và đã có giải trình trước Quốc hội.
Theo bà Minh, việc đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông đang phải chuyển hướng rất mạnh từ truyền thụ kiến thức một chiều cho các em học sinh, thì chúng ta đổi mới sang phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, việc đổi mới này đòi hỏi phải có chương trình tổng thể, chương trình môn học đã được công bố công khai. SGK thực sự là tài liệu và Quốc hội đã cho phép một chương trình, mỗi một môn học có thể có nhiều SGK.
“Chúng tôi thấy rằng, những lo toan của đại biểu rất đúng nhưng chúng tôi rất mong chúng ta hiểu điều đó để thấy, tổng kết vừa qua của ngành Giáo dục, nhìn cả một chặng đường triển khai Nghị quyết 29 đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, chúng ta cũng đã có sự đồng thuận, nhìn nhận, chia sẻ với ngành giáo dục.
Những hạn chế, “sạn” SGK là điều không tránh khỏi và Bộ trưởng Bộ GDĐT đã có những hứa hẹn, có chỉ đạo rất quyết liệt trong ngành” – bà Minh nói.
"Chẳng có nơi nào sách cho trẻ lại mang ý chí, tham vọng của người lớn"
Vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK) tiếp tục là nội dụng nhận được rất nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng (4/11).
Dễ dãi đến khó tin
Trong phần phát biểu của mình đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) cho biết, đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình bộ sách hình thức xã hội hóa trong điều kiện vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa thể đáp ứng yêu cầu cao chắc chắn còn nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta cần tham khảo nhiều nước, SGK khi biên soạn cần phải xây dựng hệ thống khoa học.
Cũng theo đại biểu Hiền không riêng gì một quyển sách mà cả 5 bộ sách đều dính lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn về bản quyền, ngữ liệu. Lỗi trong SGK chỉ có đúng hoặc sai chứ không có lỗi không phù hợp. Điều này càng bộc lộ rõ về quy trình thẩm định, phát hành sách còn lỏng lẻo, dễ dãi đến khó tin.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Phạm Thị Minh Hiền
"Đọc báo cáo và nghe báo cáo giải trình của Bộ GD&ĐT về bộ SGK, tôi chỉ có thể nói rằng người lớn đã sai rồi, sai trong cách tiếp cận, chẳng có nơi nào sách cho trẻ lại mang ý chí, tham vọng của người lớn. Có hội đồng thẩm định SGK cấp Quốc gia nào mà thẩm quyền còn thua giao viên, chẳng có nơi nào cho phép giáo viên thay hoặc điều chỉnh ngữ liệu khác nhau phù hợp hơn so với SGK", đại biểu Hiền nhấn mạnh
Đại biểu đoàn Phú Yên cũng cho rằng, một đội ngũ có trình độ, là nhà nghiên cứu khoa học, học hàm, học vị nhà nước đào tạo bài bản mà biên soạn, soạn sách lại có nhiều thiếu sót thì với giao viên - trình độ thấp hơn ai dám khẳng định tôi sẽ dùng ngữ liệu đúng hơn các giáo sư, tiến sĩ.
Cử tri đều biết, nhân dân đều giám sát
Tiếp nối vấn đề liên quan đến SGK, sau ý kiến vào chiều qua, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo (đoàn Nam Định) lại tiếp tục có phát biểu.
"Tôi là con đẻ ngành giáo dục. Tôi thừa hưởng ngành giáo dục Việt Nam. Tôi đang công tác trong ngành giáo dục. 2/3 nội dung bài phát biểu của tôi trong ngày hôm qua tập trung vào đề xuất và giải pháp để cho ngành của mình tốt hơn. Bài phát biểu của tôi hôm qua mang tính chất cầu thị, và xây dựng", bà Thảo nói.
Thứ hai về SGK lớp 1 và các vấn đề liên quan, theo bà Thảo, thực tế cử tri biết, thấy bức xúc, cử tri đã phản ánh với đoàn đại biểu trước kỳ họp này.
"Tôi nghĩ chúng ta cần làm tròn trách nhiệm với nhân dân, và tôi đã phát biểu trung thực những kiến nghị của cử tri địa phương, không phải riêng cá nhân tôi", nữ đại biểu đoàn Nam Định cho biết.
Thứ 3 về vấn đề sai phạm chuyển cơ quan điều tra, theo bà Thảo, thực chất kiến nghị này là đẩy nhanh tiến độ điều tra để truy cứu trách nhiệm với hành vi in ấn làm giả sách giáo khoa, sách tham khảo để đảm bảo công bằng về quyền tác giả, quyền xuất bản của từng bộ sách. Bà Thảo nhấn mạnh mong muốn đòi hỏi sự công bằng về quyền lợi cho chính các tác giả thực sự của SGK nói chung và SGK lớp 1 nói riêng.
"Tôi là người có đầy đủ hành vi năng lực dân sự, tôi phát ngôn và chịu trách nhiệm về phát biểu của mình trước cử tri. Vì là ý kiến từ thực tế nên không có chuyện cử tri hoài nghi, hoang mang trước đề xuất của tôi. Có chăng tôi cần xin lỗi cử tri vì nhiều kiến nghị của họ mà tôi chưa thể chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền, chưa thể theo đuổi đến cùng vần đề như tôi đã hứa với cử tri", bà Thảo nói.
Thư 4 về đề xuất cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh, theo bà Thảo, cử tri tỉnh này có thể không phản ánh như vậy như cử tri tỉnh khác lại bức xúc. Theo nữ đại biểu này, đây là vấn đề góc nhìn của mỗi cá nhân cử tri và đại biểu. Điều tra để xác minh sai phạm, mà điều tra cũng có thể trả lại sự trong sạch cho các nhân và tổ chức.
"Thứ 5, trước câu hỏi có sai hay không, sai không đáng kể hay sai nghiêm trọng, câu hỏi này làm tôi nghĩ đến nhiều câu hỏi tương tự khi tôi đi tiếp xúc cử tri đã đặt ra cho chính bản thân tôi. Thưa với Quốc hội, câu trả lời của tôi luôn luôn là sai hay không, tôi hay bất cứ cá nhân nào đều không có đủ khả năng căn cứ hay thẩm quyền để khẳng định. Câu trả lời phải đến từ cơ quan chức năng có thẩm quyền", bà Thảo nói.
"Cuối cùng trước Quốc hội, đại biểu nào phát biểu ra sao, nội dung thế nào, cử tri đều biết, nhân dân đều giám sát. Muốn phán xét một đại biểu, một vấn đề nào đó cần phản hồi từ trong dân, lòng dân, ý dân chứ không phải phiến diện từ 1 cá nhân nào", bà Thảo kết luận bài phát biểu của mình.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'SGK sai đến mức nào thì phải có chuyên gia đánh giá' "SGK sai đến đâu, đến mức nào thì phải có cơ quan chuyên môn đánh giá, vì các đại biểu, Bộ trưởng GD&ĐT cũng không đủ kiến thức, kinh nghiệm dạy Tiếng Việt lớp 1". Đây là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên thảo luận các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước...