Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Đề thi mở nên giám khảo không được bảo thủ
Phát biểu với các giám khảo chấm thi tốt nghiệp THPT tại Nam Định, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, yêu cầu các thầy cô nêu cao ý thức trách nhiệm, không bảo thủ mà phải đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị chấm thi tự luận tại Nam Định – ẢNH T.MAI
Hôm nay, 12.8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn công tác của Bộ GD-ĐT dự khai mạc và kiểm tra công tác chuẩn bị chấm thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh Nam Định.
“Biết rồi khổ lắm” nhưng vẫn chủ quan
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng: “Kỳ thi năm nay dù diễn ra trong bối cảnh đặc biệt nhưng đã có thể nhận định chung là hoàn thành tốt ở khâu coi thi. Khâu rất quan trọng còn lại chính là khâu chấm thi. Dấu ấn của kỳ thi năm 2018 ở khâu chấm thi rất nặng nề nhưng nhờ có niềm tin của cả xã hội sau thành công của kỳ thi năm 2019 nên năm nay Bộ GD-ĐT đặt ra yêu cầu tất cả các khâu của kỳ thi đều đạt bằng được mục tiêu: nghiêm túc, trung thực, chính xác, công bằng, khách quan”.
Ông Độ nhắc nhở, Nam Định cũng như tất cả các địa phương cần quan tâm tới khâu chọn lựa, tập huấn và nhân thân của cán bộ tham gia chấm thi. Nếu làm đúng ngay từ ban đầu: giao nhiệm vụ đúng người, đúng từng bước, từng quy trình, sẽ ra kết quả đúng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, lưu ý những vấn đề đặt ra trong khâu chấm thi tại buổi khai mạc chấm thi tại tỉnh Nam Định – ẢNH QUỲNH TRANG
Lấy ví dụ về sơ suất ở thao tác tưởng như rất đơn giản của giám thị coi thi vừa qua đã khiến thí sinh phải thi lại ở một số phòng thi bằng đề dự bị, làm vất cả cả hệ thống, ông Nguyễn Hữu Độ cho rằng, có những chuyện tưởng như nhắc đi nhắc lại nhưng vẫn không thừa.
Do vậy, dù “biết rồi, khổ lắm nói mãi” nhưng các thầy cô dù có kinh nghiệm, dù thuộc quy chế nhưng không thể chủ quan, cần nêu cao ý thức trách nhiệm trong suốt quá trình chấm.
Nhiều điểm mới trong khâu chấm thi
Ông Độ lưu ý cụ thể nhiều điểm mới trong cả khâu chấm thi ở cả bài thi tự luận và trắc nghiệm. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm năm nay chặt chẽ hơn, gắn trách nhiệm của chủ tịch hội đồng chấm thi ở từng khâu một trong quy trình chấm thi trắc nghiệm. Cơ chế bảo mật tốt hơn, bài thi của trắc nghiệm được đánh phách điện tử… để phòng ngừa tiêu cực.
Với việc chấm bài thi tự luận, ông Độ nhấn mạnh yêu cầu đảm bảo tuyệt đối quy trình chấm 2 vòng độc lập; quan trọng là phải chấm đều tay, do vậy, trước khi chấm chính thức, Bộ GD-ĐT quy định ban chấm thi tự luận ở các địa phương phải chấm chung ít nhất 10 bài để trao đổi và đi đến thống nhất cách hiểu, cách làm.
Đề thi môn ngữ văn tiếp tục được ra theo hướng mở, để đảm bảo tiến độ và chất lượng chấm thi, ghi nhận sự sáng tạo và suy nghĩ độc lập của thí sinh, ông Độ yêu cầu: “Mỗi giám khảo phải rõ quan điểm nhưng không bảo thủ, đặt quyền lợi của người học lên trên hết, đảm bảo sự khách quan, vừa sức với học sinh”.
Ông Nguyễn Hữu Độ kiểm tra khâu chuẩn bị chấm thị tại Nam Định – ẢNH TUỆ NGUYỄN
Ông Độ cũng lưu ý để giám khảo tránh một số sai sót thường gặp trong chấm thi như: cộng điểm thiếu, sót điểm thành phần; với môn văn, đề nghị giám khảo bảo mật thông tin bài làm của thí sinh, không công bố những câu văn gây cười hoặc viết chưa hay… để tránh ảnh hưởng tới thí sinh.
“Phúc khảo là kiểm chứng của khâu chấm thi. Chất lượng chấm thi tốt là không có nhiều đơn phúc khảo sau khi biết điểm thi và sau khi phúc khảo không có bài thi phải điều chỉnh điểm do chấm chênh lệch từ 1 – 2 điểm trở lên”, ông Độ nói.
Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định, khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc về quy chế và tiến độ chấm thi theo quy định định của Bộ GD-ĐT. Mỗi giám khảo, tổ chấm phải vận dụng đúng hướng dẫn chấm để đảm bảo quyền lợi của học nhưng tuyệt đối không vi phạm quy chế, không xảy ra tình trạng chấm lỏng, chấm chặt.
Năm nay, tổng số bài thi tự luận môn ngữ văn của Nam Định là 18.408 bài, với 6 tổ chấm thi (mỗi tổ 26 người) và 1 tổ chấm kiểm tra, dự kiến trung bình mỗi thầy cô sẽ chấm khoảng 230 bài, mỗi ngày 50 bài; số bài thi trắc nghiệm là 88.970 bài. Việc chấm thi sẽ hoàn tất trước ngày 26.8.
Dễ xảy ra gian lận
Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp 2020 có nhiều điểm mới trong đó đáng chú ý nhất là vai trò coi thi, chấm thi trắc nghiệm của trường ĐH bị gạt bỏ hoàn toàn.
Nhiều ý kiến cho rằng, phải tăng cường giám sát nếu không sẽ xảy ra việc nơi coi lỏng, nơi coi chặt thậm chí tái diễn gian lận, tiêu cực trong khâu chấm thi.
Cán bộ coi thi ở Thanh Hoá kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2019
Việc chấm trắc nghiệm năm ngoái do trường ĐH chủ trì, thực hiện. Năm nay việc này được giao hoàn toàn cho sở GD&ĐT. Cán bộ chấm trắc nghiệm gồm cán bộ của sở và giáo viên trường phổ thông, dùng phần mềm của bộ để chấm.
Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1, TP Thanh Hoá, ông Lê Văn Dị cho rằng, ít nhất, Bộ GD&ĐT phải cử một lượng giám sát nhất định, không nên khoán trắng cho các địa phương tổ chức mới đảm bảo được tính nghiêm túc, minh bạch, khách quan của kỳ thi. "Các Hội đồng thi ở vùng sâu, vùng xa càng dễ có tâm lý nới tay sẽ không công bằng cho học sinh giữa các địa phương. Trong bài thi tổ hợp, phiếu trả lời trắc nghiệm cả 3 môn thi vẫn dùng trên 1 tờ do đó, dù hết thời gian làm bài môn này học sinh vẫn có thể làm sang môn khác là không phù hợp. Tôi đề nghị mỗi môn nên có 1 phiếu trả lời trắc nghiệm riêng", ông Dị nói.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trường Trường THCS-THPT Marie Curie (Hà Nội) cho rằng, kỳ thi năm nay nhằm mục đích xét tốt nghiệp THPT. Nhưng cuối cùng, một loạt các trường ĐH huỷ bỏ phương án tuyển sinh riêng nên vẫn chủ yếu lấy kết quả này để tuyển sinh. Như vậy, bản chất của kỳ thi này vẫn là "2 trong 1"như các năm trước. "Tại các thành phố lớn năm nào cũng tổ chức thi bài bản, nghiêm túc nhưng các địa phương vùng miền liệu có đảm bảo nghiêm minh?. "Bộ phải làm sao dẹp được lo lắng của người dân bằng việc tổ chức một kỳ thi chặt chẽ về mặt kỹ thuật, đảm bảo công bằng cho học sinh", ông Khang nói.
Theo ông Khang, thành công của kỳ thi dựa trên 3 khâu quan trọng: đề thi, coi thi và chấm thi. Trong đó, khâu ra đề, in sao đề lâu nay luôn được làm tốt. "Tôi cho rằng, nên có thêm camera giám sát toàn bộ mọi hoạt động từ phòng thi, thu bài, đưa bài vào kho, đến mở bài ra, chấm thi, xử lý điểm"...
Trả lời báo chí, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT ông Nguyễn Đức Cường cho biết, điểm mới của công tác thanh tra năm nay là ngoài lực lượng của bộ và sở, sẽ có thêm lực lượng thanh tra tỉnh, công việc của các đoàn sẽ được thực hiện trên nguyên tắc tránh trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Ông Cường cho hay, năm nay dù không huy động cán bộ, giảng viên trường ĐH tham gia coi thi, chấm thi nhưng bộ sẽ huy động cán bộ, giảng viên ĐH có đạo đức tốt, có kinh nghiệm tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương. Dự kiến có 2 nhóm khác nhau, một số tham gia các đoàn thanh tra/kiểm tra của bộ, một số tham gia các đoàn của địa phương.
Hiệu trưởng 1 trường THPT ở Hà Nội nói rằng, điều ông lo lắng nhất chính là khâu chấm thi. Ở phòng thi mỗi thí sinh một mã đề nhưng ở khâu chấm thi "do cán bộ địa phương" chủ trì dễ xảy ra vấn đề thông đồng, gian lận thi. "Điều này dễ xảy ra nếu quy trình lỏng lẻo, có khe hở. Bởi một suất người ta ngã giá lên tới tiền tỷ chính là đánh vào lòng tham con người", vị này nói.
Hiệu trưởng các trường THPT cũng cho rằng, việc tăng cường thêm lực lượng thanh tra của UBND tỉnh chẳng khác nào "mình thanh tra mình" hay "cha con đóng cửa thanh tra nhau". Địa phương tổ chức thi nhưng phải có lực lượng cán bộ, giảng viên của bộ đủ lớn để tham gia thanh tra, giám sát ở mỗi điểm thi mới hạn chế được gian lận thi.
TP.HCM: Huy động hơn 2.000 cán bộ tham gia chấm thi Để chấm gần 75.000 bài thi, TP.HCM đã huy động 2.070 cán bộ thực hiện chấm thi, trong đó cán bộ trực tiếp chấm thi khoảng 600 người. Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Sở GD&ĐT TP.HCM đã gấp rút triển khai công tác chấm thi. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, để phục vụ cho việc chấm...