Thư trong chai dạt vào bờ biển sau gần 40 năm
Một chiếc lọ thủy tinh đựng thư của các học sinh Nhật Bản thả xuống biển cách đây 37 năm được phát hiện dạt vào bờ biển Hawaii.
Bức thư trong chai thủy tinh được một bé gái địa phương 9 tuổi phát hiện hồi tuần này. Bên trong bức thư có ghi các phương thức liên lạc bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha, giải thích rằng nó được thả từ ngoài khơi bờ biển Choshi và mong người nhặt được hãy liên hệ cho chủ nhân.
Đây là một trong hàng trăm chai thủy tinh đựng thư được các học sinh trung học Choshi ở thành phố Choshi, tỉnh Chiba, thả xuống biển năm 1984 – 1985. Bức thư gần nhất được phát hiện dạt vào bờ biển đảo Kikaijima, tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản, năm 2002.
“Chúng tôi cứ nghĩ rằng bức thư cuối cùng đã được phát hiện ở Kikaijima. Chúng tôi không ngờ rằng một bức thư khác lại được phát hiện sau 37 năm”, phó hiệu trưởng Jun Hayashi cho biết trong cuộc họp báo hôm 15/9.
Video đang HOT
Các bức thư trong chai thủy tinh từ năm 1984 được chụp tại trường trung học Choshi ở thành phố Choshi, tỉnh Chiba, Nhật Bản, hôm 15/9. Ảnh: Mainichi.
Kể từ năm 1985, các chai thủy tinh đựng thư do trường Choshi thả xuống biển đã được tìm thấy ở 17 địa điểm, bao gồm tỉnh Okinawa, các nước như Philippines, Trung Quốc và bờ biển phía tây của Mỹ.
“Tôi vô cùng ngạc nhiên, điều này làm sống lại những ký ức về thời trung học trong tôi. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã tham gia ngày ấy”, Mayumi Kanda, 54 tuổi, cựu học sinh trường Choshi đã tham gia thả chai đựng thư xuống biển năm 1984, chia sẻ.
Một phụ nữ tên Jennifer Dowker, ở Michigan, Mỹ, hồi tháng 6 cũng phát hiện bức thư trong chai thủy tinh được viết năm 1926 dưới đáy sông Cheboygan. Tyler Ivanoff, huấn luyện viên bóng rổ ở Alaska, năm 2019 tìm thấy bức thư trong chai được một thủy thủ người Nga viết 50 năm trước.
WHO: Không cần thiết tiêm mũi vaccine tăng cường
Những dữ liệu hiện tại không cho thấy các mũi tiêm vaccine tăng cường ngừa COVID-19 là cần thiết. Tuyên bố trên được trưởng khoa học gia Soumya Swaminathan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra trong cuộc họp báo ngày 18/8 tại Geneva (Thụy Sĩ).
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại tỉnh Chiba, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cùng cuộc họp báo, cố vấn WHO Bruce Aylward cho rằng "hiện có đủ vaccine trên khắp thế giới, nhưng lại không đến đúng địa điểm theo đúng thứ tự". Theo ông Aylward, việc tiêm đủ 2 mũi cần được áp dụng với tất cả những nước dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới trước khi mũi thứ 3 tăng cường được áp dụng với những người đã tiêm đủ 2 mũi. Ông cũng cho rằng còn khá lâu nữa thế giới mới đến được mức độ đó.
Trong khi đó, cùng ngày 18/8, Chính phủ Mỹ thông báo kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường thứ 3 đại trà cho toàn bộ người dân bắt đầu từ ngày 20/9 trong bối cảnh số ca mắc gia tăng do biến thể Delta.
Tuyên bố của Bộ Y tế và dịch vụ con người Mỹ cho biết Nhà Trắng đang chuẩn bị đề nghị tiêm mũi thứ 3 vào thời điểm trên cho toàn bộ người dân Mỹ đã hoàn tất việc tiêm chủng ít nhất trước đó 8 tháng. Các mũi vaccine tăng cường ban đầu sẽ được tiêm chủ yếu cho nhân viên y tế, người sống ở các trung tâm dưỡng lão và người già, cũng như tất cả những người thuộc các nhóm tiêm chủng đầu tiên vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
Tuyên bố chung của Trưởng cố vấn y tế Tổng thống Mỹ Anthony Fauci cũng như những người đứng đầu các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và các Viện Y tế quốc gia khẳng định quyết định trên được đưa ra dựa trên số liệu cho thấy mức độ hiệu quả của các mũi vaccine ngừa COVID-19 đang được tiêm tại Mỹ bắt đầu giảm dần sau vài tháng.
Tuyên bố cũng cho rằng những người đã tiêm mũi vaccine 1 liều của Johnson & Johnson cũng cần tiêm mũi tăng cường. Trước đó, giới chức y tế Mỹ đã cấp phép tiêm mũi vaccine thứ 3 của Pfizer và Moderna cho những người có hệ miễn dịch yếu.
Quay lén nữ vận động viên, người đàn ông Nhật Bản hầu tòa Quay lén vận động viên nữ đang là hiện tượng nổi cộm trong xã hội Nhật Bản. Giới chức đã vào cuộc điều tra sau nhiều khiếu nại từ các nạn nhân. Một người đàn ông Nhật Bản 57 tuổi đã bị bắt hôm 21/6 với cáo buộc làm tổn hại danh tiếng của một nữ vận động viên. Theo đó, người này...