“Thử thách Toán học”: Khi thi cử là niềm vui của trẻ
Trong 4 tuần qua, cuộc thi Thử thách Toán học đã được hàng ngàn gia đình trên cả nước hưởng ứng. Tham gia Thử thách Toán học cùng trẻ, bố mẹ không chỉ thôi thúc sự say mê học Toán ở trẻ mà còn giúp trẻ rèn luyện thêm nhiều kỹ năng.
Trẻ đi thi để thêm yêu Toán…
Cùng ôn Toán với trẻ tại nhà, giúp trẻ liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn, thường kể cho trẻ nghe về các danh nhân Toán học là những cách để bố mẹ khơi gợi cho trẻ thấy vẻ đẹp đằng sau những con số. Một bí quyết nữa trong “cẩm nang dạy Toán” là việc cho trẻ tham dự những hình thức thi giải Toán. Đây cũng là lời khuyên từ GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Phó trưởng khoa Toán – Tin ĐHSP Hà Nội, Ủy viên HĐKH của Viện nghiên cứu về Toán cao cấp của Việt Nam. Những kỳ thi sẽ góp phần động viên, thôi thúc sự say mê học Toán ở trẻ.
Chẳng hạn, bố mẹ có thể cho trẻ tham dự cuộc thi Thử thách Toán học dành cho phụ huynh và học sinh tiểu học trên website www.samsung.com/vn/tvso1. Nội dung của cuộc thi được giả lập từ chính ứng dụng ViOlympic – Em giỏi Toán được phát triển cho Samsung Smart TV với ngân hàng đề thi lên đến 10.000 câu hỏi.
Cuộc thi Thử thách Toán học dành cho phụ huynh và học sinh tiểu học trên cả nước
Video đang HOT
Điểm thú vị của cuộc thi là có nội dung bám sát chương trình phổ thông nhưng được thể hiện dưới những hình thức khá mới mẻ. Cụ thể, các bài Toán được biến hóa thành nhiều game ngộ nghĩnh với các nhân vật hoạt hình quen thuộc, yêu thích. Trẻ ở lứa tuổi tiểu học còn non nớt, chưa nhớ hết các ký hiệu Toán học, tiếng Việt cũng chưa thật thành thạo nên sẽ rất thích thú và dễ tiếp thu các nội dung có tính tương tác cao như thế, từ đó ngày càng thêm hứng thú với môn học này.
… và học thêm nhiều kỹ năng
Cho con tham gia cuộc thi Thử thách Toán học là giải pháp được hàng ngàn phụ huynh hưởng ứng để cân bằng giữa học và chơi trong suốt 4 tuần qua. Đều đặn mỗi ngày từ 18h – 22h, nhiều gia đình lại vào websitewww.samsung.com/vn/tvso1 để cùng thi làm Toán theo các dạng chủ đề khác nhau, với mỗi chủ đề là một cuộc phiêu lưu thú vị cùng những con số như Khỉ Con Thông Thái, Vượt Chướng Ngại Vật, Đi Tìm Kho Báu…
Trẻ được cân bằng giữa việc học và chơi khi tham gia cuộc thi
Với Thử thách Toán học, thi cử đang mang đến sự háo hức và mong chờ cho trẻ sau những giờ học ở trường. Chị Hoàng Oanh (Q. Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ rằng bé Duy con chị rất lười học Toán. Lúc đầu, khi chị khuyến khích con đi thi, Duy còn khá e dè nhưng điều bất ngờ là sau đó, chính cậu bé lại hào hứng và liên tục đòi mẹ cho tham gia tiếp các vòng sau.
Bố mẹ có thể giúp trẻ luyện tập thêm với ứng dụng ViOlympic – Em giỏi Toán trên Samsung Smart TV trước khi tham gia Thử thách Toán học
Trẻ chỉ học Toán hiệu quả nếu bố mẹ góp phần tạo cho trẻ một động cơ học tập đúng, nghĩa là phải tạo niềm vui khi học Toán. Đây là điều mà bố mẹ và trẻ có thể tìm thấy ở cuộc thi Thử thách Toán học. Với cuộc thi này, học và thi Toán giờ đây trở nên thật nhẹ nhàng. Trẻ như tham gia một trò chơi nhưng lại rèn luyện được rất nhiều kỹ năng khi giải Toán như tính nhanh, so sánh, phân tích, tư duy tốt hơn cũng như ngày càng thêm tự tin, dạn dĩ.
Cuộc thi “Thử thách Toán học” diễn ra đến hết ngày 12/12/2012 trên toàn quốc tại website www.samsung.com/vn/tvso1. 5 gia đình có điểm số cao nhất của 5 cấp lớp sẽ giành giải thưởng chung cuộc (mỗi giải là 1 Samsung Smart TV 32EH4500 trị giá 8.900.000đ).
Theo dân trí
Người học Toán phải rèn luyện cho mình tính cẩn thận
Thầy Nguyễn Thượng Võ - Nguyên giáo viên chuyên Toán trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có những chia sẻ thú vị về các bí quyết để giúp các bạn học và làm tốt bài thi môn Toán.
Nắm ngay cách giải khi nghe giảng
Một bài học thường gồm có phần lí thuyết và phần bài tập, các em nên chia làm hai phần rõ ràng. Trong mỗi bài giảng phần lí thuyết, thầy bao giờ cũng có phần "Chú ý: Những bài toán thường gặp" và kèm theo các cách giải. Các em chỉ cần nhìn vào đó và làm theo. Trước mỗi bài toán các em hãy cố gắng phải nắm ngay được cách giải. Vì phải suy nghĩ trong một buổi làm bài thi không hề đơn giản. Một là ngồi trong phòng thi khác với ngồi ở nhà hay ở lớp ở trường. Hai là ngồi trong phòng thi toàn những người lạ lẫm, đồng thời giám thị coi thi cũng trông coi rất chặt chẽ dẫn đến tâm lý chúng ta không tốt, nên trong quá trình nghe bài giảng, các em phải nắm ngay các dàn bài mà thầy đã trình bày rất rõ ràng, cứ thế khi gặp dạng bài thi mình phải bắt tay vào làm thì mới chắc chắn ghi điểm tuyệt đối được".
Nên có một quyển sổ nhỏ để ghi chépCác em nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại các kiến thức, các công thức cơ bản... Có thể gọi đó là "bảo bối", là tài liệu ôn thi của các em. Từ học cho đến khi thi đại học là cả một thời gian dài để tích lũy kiến thức, làm sao các em có thể nhớ hết ngay được, chưa kể các em còn phải học rất nhiều môn khác. Có thể gọi quyển sổ chính là "bảo bối", tài liệu ôn thi của các em.
Khi ôn thi, hay khi đang làm bài mà cảm thấy "bí" chỗ nào các em có thể lật lại để xem nhanh công thức. Hay trước ngày thi, các em giở lại quyển sổ để đọc, đến khi vào phòng thi các kiến thức sẽ tự tái hiện lại. Thầy cũng như các em, có được như ngày bây giờ cũng phải trải qua không ít kì thi, và đó là một trong những kinh nghiệm đã được thầy đúc kết lại.
Trình bày bài thật cẩn thận
Quan trọng nhất là cẩn thận trong trình bày và tính toán. Khá nhiều bạn mất điểm oan vì không cẩn thận, coi nhẹ điều này.
Nhiều bạn nghĩ rằng cứ làm được sẽ được điểm cao, nhưng không phải như vậy. Vì nếu sai ở bước nào thì những bước sau gần như không được chấm. Mỗi một câu trong đề thi, người chấm thi thường "chẻ" ra làm 3 - 4 phần, được phần nào người chấm thi sẽ cho điểm phần đó, cho nên các em hãy làm bài đến đâu nắm chắc phần điểm bài đó đến đấy chớ để thầy cô chấm bắt lỗi.
Hơn nữa, nếu trình bày cẩn thận sáng sủa thì sẽ tạo được cảm tình với giám khảo, không khiến người chấm "bức xúc".
Chú ý viết dấu rõ ràng
Một điểm quan trọng nữa là các dấu trong bài thi, ví dụ dấu suy ra (=>) hoặc dấu tương đương () nếu dùng sai có thể làm sai bản chất bài toán. Hay như dấu cộng ( ), dấu (-) chỉ cần nhầm lẫn một bước thôi sẽ dẫn đến sai đáp án.
Dùng sai hay đặt sai vị trí dấu mà gặp phải người chấm thi kĩ tính thì các em sẽ mất điểm bài toán, trong khi 0,25 điểm là vô cùng quan trọng trong bài thi.
Trong mỗi bài giảng thầy cũng ghi rất rõ dấu, cần trình bày rõ các dấu, không lèm nhèm dấu cộng với trừ là vì vậy và cũng là để tập cho các em có thói quen cẩn thận, tỉ mỉ - đức tính vô cùng quan trọng của người làm toán.
Luôn phải có kết luận cho bài Toán
Chúng ta phải có một suy nghĩ đó là bất kì bài toán nào cũng phải có một câu kết luận, vì người ta hỏi cái gì thì mình phải trả lời đúng cái đó. Ví dụ đề bài ra tìm chiều biến thiên thì mình sẽ phải kết luận được nó là đồng biến hay nghịch biến. Kết luận chính là đáp số. Người chấm thi sẽ nhìn vào kết luận để kết luận điểm của bài đó như thế nào.
Theo Học Mãi
Học bổng cho giáo viên Giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên trên toàn thế giới, sẽ có cơ hội nhận học bổng tham dự khóa đào tạo và phát triển mô phỏng phi hành gia của Honeywell tại Trung tâm vũ trụ & tên lửa Mỹ (U.S. Space & Rocket Center) diễn ra vào tháng 6.2013. Chương trình được thiết kế nhằm đáp ứng các...