Thủ phạm giấu mặt gây ra 7 loại bệnh tật
Dư lượng hóa chất nông nghiệp quá mức trong thực phẩm, thuốc xịt côn trùng trong nhà… đều có thể gây ra bệnh mãn tính. Vì vậy, an toàn vệ sinh thực phẩm càng được đặt ra bức thiết trước 7 vấn đề sức khỏe liên quan đến các hóa chất nông nghiệp, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật được nêu ra dưới đây.
Ung thư
Đã có hơn 260 nghiên cứu toàn cầu chứng tỏ sự liên quan của thuốc trừ sâu với hàng loạt bệnh ung thư khác nhau như bệnh bạch cầu, ung thư não, vú, tuyến tiền liệt, xương, bàng quang, tuyến giáp, đại tràng, gan và ung thư phổi… Các chuyên gia khuyến cáo tránh tiếp xúc với các loại nhựa, chất dẻo để giảm nguy cơ của bệnh ung thư từ môi trường.
Tránh tiếp xúc với các loại nhựa, chất dẻo để giảm nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)
Các nhà khoa học đã nhận thấy một mối liên hệ giữa thuốc trừ sâu và bệnh tiểu đường trong nhiều năm qua. Trong hội nghị thường niên mới đây của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, nhà khoa học Robert Sargis đã công bố kết quả nghiên cứu, trong đó phản ánh tolyfluanid, một loại thuốc diệt nấm sử dụng trong nông nghiệp, tạo ra sự kháng insulin trong các tế bào mỡ. Vì thế, hãy cố gắng dùng “rau sạch”, tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm nhân tạo để phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2.
Béo phì
Một số thuốc trừ sâu hay hóa chất nông nghiệp có thể gây rối loạn nội tiết tố, chúng chặn con đường thông tin liên lạc giữa các hormone quan trọng trong cơ thể hoặc can thiệp vào khả năng điều chỉnh việc sản sinh các kích thích tố lành mạnh của cơ thể. Theo một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Viễn cảnh Sức khoẻ môi trường, có tới hơn 50 loại thuốc trừ sâu được xếp vào nhóm gây rối loạn nội tiết tố, và khi tích lũy trong tế bào, chúng thúc đẩy hội chứng chuyển hóa và béo phì.
Video đang HOT
Bệnh tự kỷ
Các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng điều kiện để phát triển bệnh tự kỷ là sự kết hợp của gene với các chất ô nhiễm trong thời kỳ bào thai và những năm đầu đời của trẻ. Thuốc trừ sâu hiệu quả trong việc diệt côn trùng do xóa bỏ chức năng thần kinh bình thường của chúng. Điều tương tự này cũng có thể xuất hiện ở một số trẻ. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) năm 2010 cho thấy rằng trẻ có thành phần thuốc trừ sâu phân hủy trong nước tiểu nhiều khả năng bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hơn nhóm trẻ bình thường.
Thuôc bảo vê thực vât là môt trong những nguyên nhân khiên con người mắc bênh tự kỷ. (Ảnh minh họa)
Thuốc trừ sâu cũng liên quan đến bệnh Parkinson, căn bệnh với đặc trưng là tình trạng run rẩy khó kiểm soát. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mối liên quan đó xuất phát từ việc tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ và diệt côn trùng một thời gian dài. Vì thế, hãy để những hóa chất này tránh xa nhà hoặc vườn của chúng ta, thay vào đó là sử dụng các biện pháp kiểm soát sâu bệnh một cách tự nhiên.
Vô sinh
Các bác sĩ và các nhà khoa học cho biết, trong khi có một số thuốc diệt cỏ làm tăng tỷ lệ sẩy thai và vô sinh thì cũng có nhiều loại thuốc trừ sâu khác gây sụt giảm mức testosterone bất thường ở nam giới. Để tránh điều này, nguyên tắc hàng đầu vẫn là ăn rau quả đúng vụ, tránh trái cây trái mùa.
Trẻ thụ thai trong những tháng mùa xuân và mùa hè – thời gian thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều hơn – phải đối mặt với nguy cơ cao về dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống, sứt môi, bàn chân vẹo hay hội chứng Down… Để bảo vệ mình, các bà mẹ mang thai ngoài chế độ an toàn vệ sinh thực phẩm, nên chú ý đến nguồn nước sạch sử dụng hàng ngày, có được bộ lọc nước tiêu chuẩn có thể giảm đáng kể hóa chất độc hại trong nguồn nước ăn uống.
Theo Yến Chi (An ninh thủ đô)
"Thần đồng" thành.... tự kỷ
Trở thành niềm tự hào của cha mẹ bằng những biểu hiện "thần đồng", sự phát triển bất thường của nhiều đứa trẻ không được phát hiện và điều trị sớm.
Mới hơn 3 tuổi nhưng bé N.N.T.A (quận Bình Thạnh - TPHCM) đã có thể làm rất nhanh các phép tính trong phạm vi 100, vốn thuộc trình độ của học sinh lớp 2. Cha mẹ bé vui mừng đi khoe khắp nơi và còn cho rằng con mình có "tính cách của một nhà khoa học" vì bé kiên quyết chỉ thể hiện khả năng đặc biệt này khi nào mình thích không thích chơi với bạn bè hay người lớn nhưng có thể ngồi một mình cả buổi với cây viết, hí hoáy viết những con số, phép tính.
Sự phát triển thiếu cân bằng
Thế nhưng, có bác sĩ (BS) là bạn của anh N., cha A., sau một hồi quan sát lại nói rằng cháu có vẻ bất thường về tâm lý. Lúc ấy, anh N. nổi nóng với bạn nhưng sau nhiều ngày thì nhìn con... cũng thấy nghi nghi, vì đến tuổi này mà hiếm hoi lắm A. mới nói vài từ rời rạc, thờ ơ trước mọi trò đùa của cha mẹ. "Chúng tôi đưa con đến một đơn vị tư vấn tâm lý trẻ em, các BS bảo thằng bé bị tự kỷ" - anh N. buồn rầu. Từ chỗ vui mừng vì đứa con "thần đồng", nay vợ chồng anh N. phải chạy đến nhiều bệnh viện (BV), khoa nhi để tìm cách điều trị cho cháu bé với niềm an ủi duy nhất "may là phát hiện sớm".
Khám cho một bệnh nhi tại Khoa Khám trẻ em và BV ban ngày - BV Tâm thần TPHCM
Tại các đơn vị tâm lý - tâm thần nhi, nhiều "thần đồng" được cha mẹ đưa đến khám cũng vì những biểu hiện bất thường trong giao tiếp, thể hiện tình cảm, ứng xử... BS Nguyễn Thị Giang, Trưởng Khoa Khám trẻ em và BV ban ngày - BV Tâm thần TPHCM, kể lại: "Có cháu bé chưa đến 4 tuổi nhưng lúc ngồi trong phòng khám cứ chỉ vào các vật dụng có chữ, ngay cả nhãn hiệu của máy in, máy lạnh bằng tiếng nước ngoài và đọc rất chính xác.
Cháu bé khác thì chưa rành tiếng Việt nhưng lại thạo... tiếng Anh. Ở nhà, cha mẹ bé mời thầy về dạy tiếng Anh cho chị, bé nghe được nên thuộc luôn, rành cả mặt chữ. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, nếu quan sát kỹ sẽ thấy nhiều bé chỉ đọc một cách vô hồn. Cách đây nhiều năm, tôi cũng gặp một bé bị tự kỷ lúc 4 tuổi. Bé tự đọc khi thấy bất cứ chữ ở đâu và đọc được lời bài hát khi gia đình hát karaoke nhưng chỉ đọc theo quán tính chứ không phải có mục đích. Đến nay, 16 tuổi, bé vẫn chỉ là một trẻ tự kỷ, không có khả năng tự chăm sóc bản thân, chỉ tồn tại khả năng đọc như vậy".
BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc BV Tâm thần TPHCM, giải thích: "Tự kỷ trong tâm thần thuộc dạng bệnh "bị xâm lấn". Các mặt hoạt động tâm thần bị xâm lấn sẽ không còn cân đối, biểu hiện rõ nhất là trẻ sẽ mất khả năng, kỹ năng giao tiếp với bên ngoài, tự thu mình vào thế giới riêng, không chia sẻ với thế giới xung quanh". BS Giang cho biết những trẻ này khác với một đứa bé thông minh bình thường ở chỗ thường thể hiện khả năng một cách tự phát, bất chợt, không theo yêu cầu của thầy cô, cha mẹ mà chỉ làm khi bản thân mình muốn. Nhiều trẻ cũng kèm theo rối loạn hành vi.
Lưu ý các mốc phát triển
Theo hướng dẫn của Khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng 1, phụ huynh nhận biết sự phát triển của con bình thường hay không qua việc theo dõi sự phát triển các mặt xã giao - tâm hồn, trí tuệ, cơ thể, sự sáng tạo - truyền thông với các mốc cụ thể. Ở mặt xã giao - tâm hồn, trẻ 0-9 tháng tuổi có thể phản ứng khi được ôm ấp, đu đưa, nghe tiếng người khác, mỉm cười, thích nhìn mặt người khác, nhìn thú vật...
Giai đoạn 9-18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có biểu hiện lệ thuộc vào người trưởng thành quen thuộc và lo sợ người lạ mặt, bắt đầu học những quy luật đơn giản, có sự thay đổi tâm trạng và có khả năng biểu lộ điều mình muốn... Khi 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi rưỡi, trẻ hay chơi một mình nhưng thích có nhiều người ở xung quanh, thích giúp đỡ người lớn, biểu hiện thiếu tự nhiên với người lạ mặt...
Như sự bù trừ
Theo BS Thắng, trước đây, người ta cho rằng tự kỷ đến từ sự giáo dục không tốt của gia đình. Tuy nhiên, ngày nay, y học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều nguyên nhân thực thể của căn bệnh này là do nhiễm virus hoặc trục trặc trong giai đoạn phát triển của hệ thống thần kinh, do gien. Trẻ tự kỷ thường mất khả năng giao tiếp nhưng nhận thức không mất, nhiều trẻ vẫn có trí năng bình thường dù ngôn ngữ, hành vi lại không bình thường.
Như một sự bù trừ, một số trẻ xuất hiện những năng lực "thần đồng" trong quá trình phát triển trong vô số những mặt hoạt động tâm thần bị hạn chế, có những mặt lại phát triển tốt. Những "thần đồng" tự kỷ này thường là các trẻ có khiếm khuyết về mặt xã hội và những gì trẻ có được giống như cơ chế sinh tồn, giúp cân bằng phần nào khiếm khuyết để tồn tại. Các "thần đồng" này rất cần được điều trị, giáo dục đặc biệt để dễ dàng hòa nhập hơn với xã hội, càng điều trị sớm thì hiệu quả càng cao.
BS Giang lưu ý: Một đứa trẻ bình thường sẽ phát triển phù hợp theo lứa tuổi về các mặt trí tuệ, biểu hiện cảm xúc, hành vi, kỹ năng giao tiếp... một cách hài hòa và đồng đều. Nếu sự phát triển này lệch pha, tức chỉ một chức năng nào đó "lóe sáng", còn các chức năng khác lại hạn chế so với lứa tuổi thì nên coi chừng. Trường hợp này, phụ huynh nên đưa trẻ đến BS chuyên khoa để được kiểm tra toàn diện. Hiện tượng "thần đồng" cũng nằm trong nhiều bệnh lý khác thuộc lĩnh vực tâm thần nhi như: chậm phát triển tâm thần, rối loạn tăng động và các dạng rối loạn phát triển...
Theo ANH THƯ- Người lao động
Tiểu đường và tai biến mạch máu não Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng của người bệnh. Giúp người bệnh kiểm soát bệnh và đề phòng những tai biến có thể xảy ra, chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo bài viết về vấn đề này của GS.TS. Trần...