Thử nghiệm vaccine bệnh Parkinson đầu tiên trên thế giới
Vaccine bệnh Parkinson đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm trên người, theo Newscientist.
Được biết, trong cuộc thử nghiệm đầu tiên này có 10 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đã được tiêm vaccine ngừa bệnh Parkinson để chống lại căn bệnh.
Vaccine trên được gọi là PD01A, một loại thuốc có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch tiêu hủy alpha-synuclein, một chất đạm được cho là gây ra căn bệnh Parkinson.
Chất đạm được tích lũy trong não, phá vỡ quá trình sản sinh dopamine, tiêu diệt các tế bào thần kinh và sự liên kết giữa chúng, theo Mandler Markus, chuyên gia tại Affiris, công ty phát triển loại vaccine này.
Hầu hết các phương thức điều trị hiện nay chỉ làm giảm triệu chứng của bệnh bằng cách làm tăng nồng độ dopamine.
Video đang HOT
Tổng cộng sẽ có 32 người được tiêm vaccine trong lần thử nghiệm đầu tiên trên người. Mục đích của cuộc thử nghiệm là đảm bảo vaccine an toàn. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ giám sát những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của các triệu chứng nếu có.
Đức Trí
Theo thanhnien
Tin vui cho bệnh nhân Parkinson
Căn phòng nhỏ chỉ có hai người. Trên giường là một nữ bệnh nhân vừa trò chuyện với chồng, vừa cố gắng gồng cả thân thể để áp chế sự hoạt động liên tục của tứ chi.
Người chồng thấy vợ "khua chân, múa tay" quá khổ sở, ông tiến đến định giúp bà. Nhưng người vợ xua tay: bà muốn tự mình giữ ổn định hai bàn chân với đôi cánh tay lúc nào cũng run bần bật. Người phụ nữ không may đó là bà Cao Thị Tuyên, 63 tuổi ngụ ở Gò Vấp, TP.HCM, bị bệnh Parkinson đã 15 năm.
Ước một ngày không run lẩy bẩy
Thời kháng chiến, bà Tuyên tham gia đội ngũ dược sĩ pha chế dịch, thuốc phục vụ chiến trường. Năm 1976, bà lập gia đình cùng với ông Nguyễn Thanh Đông, cũng là quân nhân. Rồi vợ chồng bà sinh được hai người con thông minh, hiếu thảo. Cuộc sống sẽ viên mãn nếu bà không mắc bệnh Parkinson, thể run.
Bà Tuyên thổ lộ: "Trước khi biết mình mắc bệnh Parkinson, tôi từng bị phẫu thuật đường ruột, cắt túi mật. Cả hai lần phẫu thuật đều gây mê, có lẽ ảnh hưởng nhiều đến vùng não. Đến năm 1998, hai tay tôi tự dưng run nhè nhẹ, sau đó diễn tiến liên tục. Tôi đi khám ở một trung tâm chức năng, bác sĩ bảo tôi bị Parkinson. Lúc đó tôi không rõ bệnh này như thế nào, khi nghe bác sĩ giải thích, nước mắt tôi lăn dài. Tôi khóc vì khi đó hai đứa nhỏ còn tuổi ăn, tuổi học, nếu tay chân run lẩy bẩy thì làm sao nuôi sống gia đình".
Vợ chồng bà Tuyên - ông Đông tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Mỗi lần lên cơn run, bà Tuyên kể rằng cả cơ thể bà như có búa đập vào các xương khớp, càng run thì càng đau nhức khó chịu. Đã vậy, năm 2006, ông Đông chẳng may bị tai nạn giao thông vỡ lách, giập tuỵ, gãy xương sườn. Trước giờ mỗi lần đau, bà Tuyên chỉ biết dựa vào chồng, giờ tự bản thân bà phải làm chỗ dựa cho cả hai. Vượt qua bệnh tật của mình, bà nén cơn đau, kiềm chế những cơn run, nấu cháo mang cho chồng, vệ sinh tắm rửa cho ông trong khả năng có thể. Cũng từ đó, bệnh của bà Tuyên ngày một nặng. Từ những cơn run từng hồi, giờ bệnh cứ diễn tiến liên tục, cả cơ thể cứ run bần bật, đến lúc bà mệt nhoài, nằm vật ra, chân tay vẫn "múa" liên hồi. Bà Tuyên kể lại những lần đớn đau: "Tôi nào có được ngủ ngon giấc, cả cơ thể như con lật đật, bần bật cả đêm. Còn gì tồi tệ hơn khi hai tay tôi không cầm được cả những vật nhẹ nhất như cái lược, đôi đũa. Cơ thể tàn tạ dần. Những cơn đau cứ khiến mồ hôi đầm đìa cả áo quần, chồng và các con tôi lại phải thay nhau vệ sinh, giặt giũ cho tôi. Sáu năm qua, tôi như sống trong địa ngục".
Cuộc sống đã sang trang
Đến đầu tháng 4.2012, bà Tuyên được các bác sĩ bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM gọi vào. Và một tin vui bất ngờ: trường hợp của bà đã được bác sĩ đồng ý điều trị phẫu thuật với kỹ thuật mới đưa từ nước ngoài về. Bà Tuyên hào hứng kể: "Không biết lần này có thành công hay không, nhưng nghe mình được điều trị là tôi như "bắt được vàng". Sau khi thăm khám, sức khoẻ bà Tuyên đã đủ điều kiện để trải qua một cuộc đại phẫu.
Vào ngày 11.4 vừa qua, bà đã được phẫu thuật kích thích điện não sâu để điều trị bệnh Parkinson. PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương, phó chủ tịch hội Thần kinh TP.HCM, người chủ trì ca phẫu thuật cho bệnh nhân Tuyên, cho biết: "Chương trình phẫu thuật được kết hợp giữa bệnh viện Nguyễn Tri Phương với các chuyên gia nước ngoài nhằm chuyển giao kỹ thuật tại chỗ. Ca mổ kéo dài chín giờ. Bệnh nhân được cố định đầu bằng một khung stereo tactic.
Bác sĩ sẽ chụp cộng hưởng từ và CT scan sọ não bệnh nhân, và xử lý qua vi tính để xác định đúng vị trí của các nhân trong não gây ra triệu chứng bệnh. Điện cực được gắn qua thăm dò của hình ảnh CT và MRI. Khi điện cực chạm đến vị trí của nhân não gây bệnh, các tế bào thần kinh tại đó sẽ phát ra tín hiệu đặc biệt và được xác định qua âm thanh, hình ảnh trên máy vi tính đặc hiệu. Bác sĩ sẽ cử động tay chân người bệnh để kiểm tra xem đúng vị trí chưa. Khi đã đúng vị trí, bác sĩ mới nối dây điện cực với pin phát xung điện được lắp đặt ở vùng ngực của bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải thiện ngay lập tức khi pin hoạt động".
Một tuần sau phẫu thuật, người viết trở lại thăm bà Tuyên. Tay, chân của bà vẫn còn hoạt động thái quá, nhưng bà kể lại khi khoé mắt vẫn còn rưng rưng: "Bệnh của tôi đã giảm đến 70%. Tôi có thể đi lại một cách từ từ, tự xúc ăn, tự thay đồ cho mình được rồi. Cơ man nào là vui mừng cô ơi!" Niềm vui đó cũng dâng trào trong ánh mắt người chồng và các con bà Tuyên. Họ sẽ không còn đau khi nhìn thấy bà vật vã từng cơn run.
PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM: Tin vui cho bệnh nhân Parkinson Trong hai ngày 11 - 12.4, ngoài bà Tuyên, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã phẫu thuật điều trị thành công bằng kỹ thuật kích thích điện não sâu (DBS - Deep Brain Stimulation) cho một bệnh nhân 71 tuổi ở Phú Nhuận. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam, các nước Âu, Mỹ đã sử dụng từ năm 1998, dành cho những bệnh nhân giai đoạn không còn đáp ứng với thuốc, loạn trương lực cơ toàn thể và run vô căn. Một tuần sau mổ, các bác sĩ thần kinh đã chỉnh cường độ, tần số xung của dòng điện kích thích, cho hệ thống pin kích hoạt. Loại pin này sẽ được thay sau bốn, năm năm sử dụng.
Các bệnh nhân sau phẫu thuật đã giảm hẳn các triệu chứng cứng đơ, vô động, run vô căn 60 - 80%, và giảm hẳn liều thuốc từ mười viên xuống còn ba viên mỗi ngày. Đây là một đột phá trong khoa học kỹ thuật ở Việt Nam, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Chi phí của phẫu thuật giảm phân nửa so với nước ngoài, và hy vọng sẽ tiếp tục giảm về sau.
Theo Nguyễn Cao (Sài gòn tiếp thị)
Đoán sức khỏe qua... cỡ áo ngực Có nhiều yếu tố trên cơ thể như cỡ áo ngực, mùi hương, độ dài ngón tay... có thể tiết lộ hay dự báo về sức khỏe của bạn. Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn có thể nhận ra: Cảm nhận mùi Nếu bạn không thể ngửi mùi chuối hay mùi chanh, bạn có nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Các nhà...