Thu nhập 25 triệu/tháng, sau cưới 3 năm cặp vợ chồng trẻ quê Ninh Bình tậu được xe ô tô tiền tỷ, tích lũy 450 triệu nhờ biết cách “siết chặt chi tiêu”
Khi hầu hết các cặp đôi mới bước chân vào cuộc sống hôn nhân thường bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính do chưa biết cách quản lý chi tiêu.
Thì ngược lại, đôi vợ chồng này lại rủng rỉnh đưa nhau đi rước xe tiền tỷ nhờ biết tích cóp trong chi tiêu.
Câu chuyện chi tiêu đáng học hỏi đó là của vợ chồng chị Lan, anh Hà hiện đang sinh sống tại phố Đại Đồng, Hoàng Mai, Hà Nội. Vợ chồng chị Lan bằng tuổi nhau, quê Ninh Bình. Học xong anh chị ở lại thành phố lập nghiệp, bén duyên vợ chồng năm 2016.
Chị Lan làm nhân viên văn phòng lương tháng 10 triệu. Chồng chị làm kỹ sư xây dựng với mức thu nhập khoảng15 -17 triệu/tháng. Hiện anh chị đang nuôi con nhỏ, nhà lại đi thuê nên mức thu nhập của anh chị không dư giả gì.
Vậy nhưng với cách chi tiêu tiết kiệm, khoa học của mình, 3 năm sau cưới vợ chồng chị Lan đã sắm được xe 4 bánh cùng cuốn sổ tiết kiệm 450 triệu khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.
Chị Lan kể, vì nắm rõ được thực lực tài chính vợ chồng là chỉ có 1 nguồn thu duy nhất nên ngay sau cưới, vợ chồng chị đã ngồi lại cùng nhau lên kế hoạch chi tiêu cho gia đình.
Ảnh minh họa
Mức chi tiêu hàng tháng của vợ chồng chị Lan như sau:
Tiền nhà điện nước: 2.5 triệu
Tiền ăn: 2 triệu
Tiền học cho con: 1,5 triệu
Tiền xăng xe đi lại: 250k
Đối nội đối ngoại: 1 triệu
Video đang HOT
Bỉm sữa cho con: 2 triệu
Khoản phát sinh: 500 nghìn
Trung bình mỗi tháng vợ chồng chị tiêu hết 10 triệu còn lại 15 triệu gửi tiết kiệm.
Giữ đúng nguyên tắc chi tiêu, tháng 8 năm 2017 vợ chồng chị tiết kiệm được 350 triệu. Không muốn để tiền “đóng băng” trong ngân hàng. Anh chị đầu tư kinh doanh đất.
“Biết là đất thành phố tiềm năng, lên giá nhanh hơn nhưng đồng vốn của vợ chồng ít ỏi nên hai đứa về quê mua 1 mảnh đất gần nhà ngoại, diện tích 50m2 với giá 345 triệu, gần trường học nhìn khá tương lai.
May mắn đúng như phán đoán ban đầu, chỉ 1 năm sau khu đất đó lên giá. Tháng 9 năm 2018 có người trả 700 triệu, vợ chồng mình quyết bán, dùng tiền đó quay vòng mua 1 mảnh đất dịch vụ ở Hà Đông rộng 45m2 với giá 800 triệu”, chị Lan kể.
Chị Lan cho hay, khi mua được mảnh đất để đó làm vốn, vợ chồng chị cũng cảm thấy an tâm hơn. Đến tháng 10 năm 2019, có người trả mảnh đất của vợ chồng chị với giá 1.245 tỷ.
Thấy được giá vợ chồng chị bán ngay. Ban đầu anh chị định quay vốn mua thành 2 mảnh nhỏ đầu cơ sinh lời tiếp. Song đúng lúc chồng chị nhận công trình xa nhà. Nghĩ cứ để chồng đi xe máy mãi không an toàn, thế là hai người quyết định mua ô tô hết 1 tỷ để chồng chị có phương tiện đi lại, phục vụ công việc về lâu về dài.
Số tiền dư lại anh chị dồn vào 1 sổ tiết kiệm cũng được 450 triệu. “Vợ chồng mình tính khi nào vốn nhiều hơn lại mua một mảnh đất dịch vụ để đầu cơ sinh lời. Chuyện nhà cửa vợ chồng mình tạm thời gác lại đợi vài ba năm nữa khi đã có đủ tiềm lực kinh tế mới mua để không phải vay ngân hàng“, chị Lan cho hay.
Cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội tổ chức đám cưới đơn giản nhưng ấm cúng chỉ với 60 triệu, 5 tháng sau đã mua được nhà riêng
Biết đám cưới là chuyện trọng đại của cả đời người song vợ chồng chị vẫn duy trì phương châm đơn giản, tiết kiệm, không cần quá cầu kỳ.
Giống như các cặp đôi khác, ngày cưới vợ chồng chị Hạnh cũng cố gắng hết sức để sắm sửa, chuẩn bị mọi thứ thật tươm tất, rộn ràng song anh chị vẫn luôn đề cao tinh thần tiết kiệm để lo cho cuộc sống, tương lai sau này.
Chị Hạnh chia sẻ, vợ chồng chị yêu hơn 3 năm mới cưới. Chồng chị làm kỹ sư xây dựng lương 1 tháng được 13 triệu, chị làm hành chính văn phòng thu nhập 9 triệu/tháng. Vì ngay từ đầu hai người xác định sẽ tiến tới hôn nhân nên yêu được 1 năm là anh chị tính chuyện tích lũy chung để lo đám cưới.
Anh chị quy định rõ mỗi tháng hai người chỉ tiêu tối đa 50% lương còn đâu giữ lại tiết kiệm. Một tháng anh Lâm đưa chị Hạnh 7 triệu, cộng 4 triệu của chị nữa là được 11 triệu tiết kiệm. Trong vòng hơn 2 năm, anh chị bỏ ra được 280 triệu bao gồm cả lãi.
Ảnh minh họa
Đầu năm 2019 anh chị quyết định kết hôn. " Cũng biết là đám cưới là chuyện trọng đại của cả đời người song vợ chồng mình vẫn duy trì phương châm đơn giản, tiết kiệm.
Không cần quá cầu kỳ bởi bản thân vợ chồng mình hiểu cuộc sống sau cưới còn nhiều khó khăn cần tới tài chính kinh tế.
Vậy nên ngay từ đầu mình với chồng thống nhất chỉ sắm những vật dụng thật thiết thực, tuyệt đối không 'phóng tay quá trán'. Riêng cỗ bàn bố mẹ hai bên bỏ ra hoàn toàn, bọn mình không phải lo".
Chi phí cho đám cưới của vợ chồng chị Hạnh như sau:
Thuê nhà: 4 triệu - Vì xác định hai đứa kết hôn xong sẽ ra ngoài ở riêng luôn nên vợ chồng mình thuê 1 căn chung cư mini với giá 4 triệu một tháng, đặt cọc trước nửa năm.
Giường, chăn ga cưới, tủ quần áo: 13 triệu
Gói ảnh cưới, thuê váy, trang điểm cô dâu 2 ngày ăn hỏi, cưới: 8 triệu
Chi phí cho tuần trăng mật 3 ngày 2 đêm ở Đà Nẵng: 10 triệu
Nhẫn cưới: 5 triệu.
Tổng chi phí cho đám cưới hết: 60 triệu.
Sau cưới, vợ chồng chị Hạnh thu về 120 triệu tiền mừng của bạn bè người thân. Số tiền này ban đầu anh chị tính gửi lại bố mẹ để họ trang trải tiền cỗ bàn nhưng cả hai bên gia đình đã thống nhất cho lại anh chị làm vốn riêng
Như vậy trừ các khoản chi phí, sau cưới vợ chồng chị Hạnh còn lại 220 triệu tiền tiết kiệm 120 triệu tiền mừng = 340 triệu.
Kết hôn rồi, vợ chồng chị Hạnh vẫn giữ mức chi tiêu như cũ, chỉ tiêu 40% thu nhập, 60 % để tích lũy.
Các khoản chi phí một tháng của vợ chồng chị Hạnh:
Tiền ăn: 3 triệu
Tiền xăng xe đi lại: 500k
Đối nội đối ngoại: 1.5 triệu
Sinh nhật bạn bè: 1 triệu
Quần áo, giày dép: 1 triệu
Điện nước: 1 triệu
Tiền nhà (đã trả trước 6 tháng)
Tổng chi tiêu 1 tháng của vợ chồng chị Hạnh là 8 triệu, còn lại 13 triệu gửi tiết kiệm.
Sau cưới, ban đầu vợ chồng mình cũng chưa tính tới chuyện mua nhà ngay vì thực lực kinh tế chưa cho phép. Nhưng sau được bạn bè tư vấn, bọn mình lại quyết tâm sẽ mua nhà trước, sinh con sau vì hai đứa con trẻ.
Bước sang tháng thứ 5 sau khi kết hôn, bạn mình làm bên bất động sản giới thiệu cho 1 căn hộ ở Hoàng Mai, rộng 65m2 với giá 1.050 tỷ, thấy ưng nên quyết định mua ngay.
Ảnh minh họa.
"Khi ấy tiền tiết kiệm của mình chỉ có 405 triệu, vợ chồng mình bán hết vàng cưới bố mẹ hai bên cho được 130 triệu, dồn vào là được 535 triệu, còn lại vay ngân hàng.
Hiện mỗi tháng cả gốc cả lãi vợ chồng mình phải trả là hơn chục triệu.
Tuy cũng áp lực nhưng cả mình với anh xã đều rất thoải mái vì thứ nhất 2 đứa mua được nhà sớm hơn dự định. Thứ 2 khoản nợ kia hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả của vợ chồng nên không đáng ngại.", chị Hạnh chia sẻ.
Tiết kiệm được 50 triệu đồng nhưng không muốn gửi ngân hàng, chị em nên sử dụng nó như thế nào là hợp lý nhất Với số tiền không được coi là quá lớn chị em có thể khéo léo trong việc chi tiêu tiết kiệm và đầu tư để mang tới những khoản tiền lời hấp dẫn. Câu hỏi: Tôi cần phải làm gì nếu tiết kiệm được 50 triệu đồng nếu không muốn gửi số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng? Theo...