Thử nghiệm tiền kỹ thuật số lần 2 ở Trung Quốc: lôi kéo người dùng bằng xổ số và tiền mua bột giặt đủ cho cả năm
Trong thử nghiệm mới nhất, các cư dân ở thành phố Tô Châu đã được tặng tới 20 triệu “nhân dân tệ kỹ thuật số” để chi tiêu cho các giao dịch mua hàng trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm Chủ nhật 27/12 vừa qua đã kết thúc chương trình thử nghiệm tiền kỹ thuật số thứ hai. Đây là bước tiến lớn đánh dấu việc ngân hàng trung ương nước này đã tiến gần hơn đến việc triển khai chính thức để đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới áp dụng một hệ thống tiền tệ như vậy.
Trong tháng này, chính quyền ở thành phố Tô Châu, miền đông Trung Quốc, đã trao 20 triệu nhân dân tệ kỹ thuật số, tương đương 3,1 triệu USD, cho người dân địa phương thông qua hình thức xổ số. Mỗi người trong số 100.000 người may mắn chiến thắng đã nhận được 200 nhân dân tệ (khoảng 30 USD) bằng tiền kỹ thuật số mới, có thể được chi cho các giao dịch mua trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
Cuộc thử nghiệm ở Tô Châu bao gồm gấp đôi số cư dân và gấp ba lần số thương nhân so với cuộc thử nghiệm đầu vào tháng 10 ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc. Thử nghiệm ở Tô Châu cũng mở rộng phạm vi bằng cách thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số trên các cửa hàng trực tuyến và giới thiệu một phương thức thanh toán điện tử không cần kết nối internet.
Biển báo hỗ trợ đồng nhân dân tệ kỹ thuật số tại quầy thanh toán trong một siêu thị ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào tháng 11.
Wang Ju, một cư dân Tô Châu 39 tuổi được chọn tham gia thí điểm, đã rất ấn tượng khi tìm thấy một bản sao màu hồng phấn của tờ tiền nhân dân tệ trong ứng dụng ví điện tử của cô, sau khi làm theo hướng dẫn.
“Thật tuyệt vời”, cô Wang nói, người đã dành toàn bộ số tiền của mình để mua bột giặt đủ cho gia đình mình dùng trong cả năm. Cô Wang đã chọn tiêu tiền tại nền tảng mua sắm trực tuyến của JD.com, đúng dịp giảm giá trong lễ hội mua sắm “Double Twelve” hàng năm, bắt đầu vào ngày 12/12.
Các nhà chức trách Trung Quốc cũng hợp tác với những gã khổng lồ công nghệ khác, bao gồm Meituan và Didi, để thử nghiệm việc sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho các dịch vụ như giao đồ ăn và gọi xe.
Để mua hết số bột giặt nói trên, cô Wang phải nạp 5 nhân dân tệ vào tài khoản của mình tại Ngân hàng Công thương Trung Quốc, vì số tiền cần trả vượt quá 200 nhân dân tệ mà cô nhận được từ phong bao lì xì.
“Mọi việc diễn ra suôn sẻ, giống như các khoản thanh toán trực tuyến khác mà chúng tôi đã làm”, cô nói.
Trong 24 giờ đầu tiên của thử nghiệm Tô Châu, JD.com đã ghi nhận gần 20.000 đơn đặt hàng được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số.
Bên cạnh việc thử nghiệm thanh toán trên các cửa hàng trực tuyến, Tô Châu cũng thử nghiệm chức năng thanh toán ngoại tuyến của tiền kỹ thuật số, một tính năng được các quan chức giới thiệu nhằm phân biệt nền tảng mới với các dịch vụ thanh toán điện tử đã phổ biến ở Trung Quốc, một quốc gia nơi thanh toán ngày càng không cần dùng tới tiền mặt .
Video đang HOT
Không giống như các khoản thanh toán được thực hiện thông qua Alipay của Ant Group và WeChat Pay của Tencent Holdings, tính năng thanh toán ngoại tuyến của ngân hàng trung ương không yêu cầu kết nối internet. Nhờ đó, nó có thể tạo điều kiện thanh toán ở những khu vực có dịch vụ di động kém. Một lần chạm thiết bị ngắn giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp là đã có thể xử lý giao dịch.
Và có lẽ điều hấp dẫn hơn nữa đối với nhiều thương gia là loại tiền kỹ thuật số mới do ngân hàng trung ương cung cấp không liên quan đến phí giao dịch, khác biệt hoàn toàn với Alipay, WeChat Pay hay ứng dụng của các ngân hàng thương mại Trung Quốc.
Một thương gia Tô Châu tham gia chương trình thử nghiệm đã hoan nghênh cả hai chức năng trên. Nằm ở tầng trệt của một trung tâm mua sắm, cửa hàng của ông thường gặp vấn đề với tín hiệu điện thoại di động kém khi người tiêu dùng sử dụng WeChat Pay hoặc Alipay.
“Chúng tôi chỉ cần một vài lần chạm vào hai điện thoại di động để thực hiện thanh toán. Điều đó xảy ra trong chớp mắt” , ông Ma, quản lý cửa hàng, chia sẻ.
Ông nói việc không đòi phí xử lý giao dịch đã giúp ông tiết kiệm được 3 hoặc 4 nhân dân tệ cho mỗi 1.000 nhân dân tệ được thực hiện. “Thành thật mà nói, tôi thích tiền kỹ thuật số được chính phủ hậu thuẫn và không tính phí thanh toán”, ông nói. “Nó giúp tiết kiệm rất nhiều tiền.”
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết họ đã bắt đầu nghiên cứu tiền kỹ thuật số của mình – được gọi là “tiền tệ kỹ thuật số/thanh toán điện tử” hoặc DC / EP – vào năm 2014. Đây được xem là một phần mở rộng kỹ thuật số của tiền vật lý, được chính phủ nước này xác nhận và mô tả mục đích của nó là thay thế một số cơ sở tiền tệ của Trung Quốc – tức tiền mặt đang lưu thông.
Tương tự như các nền tảng thanh toán kỹ thuật số thương mại hiện có của Trung Quốc, trước tiên người tiêu dùng phải tải ví kỹ thuật số xuống điện thoại thông minh của họ, nơi họ có thể lưu trữ tiền và tạo mã QR, thứ sau đó được quét để thanh toán trong mỗi giao dịch.
Đối với ngân hàng trung ương, một phần sức hấp dẫn của đồng tiền kỹ thuật số mới là tạo ra một giải pháp thay thế công khai cho các khoản thanh toán độc quyền của Alibaba và Tencent, đồng thời có thêm quyền truy cập vào dữ liệu giao dịch.
Martin Chorzempa, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington, cho biết: “Tôi không quan tâm đến việc xem ai mua tã giấy hoặc thuốc lá ngày hôm nay. Vấn đề quan trọng là việc có thêm hiểu biết trong thời gian thực về cách dòng tiền đang di chuyển trong nền kinh tế, để có thêm các quy trình nhắm vào mục tiêu vĩ mô”.
Theo đó, một khi được sử dụng rộng rãi, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cũng có thể cung cấp cho các nhà quản lý Trung Quốc thêm thông tin về dòng tiền, giúp các nhà chức trách theo dõi hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Các nhà phân tích đã dự đoán loại tiền tệ mới có thể cho phép ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất âm đối với tiền mặt trong hoàn cảnh kinh tế khắc nghiệt, để khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu.
Mặc dù đã tiến hành một số vòng thử nghiệm, cả công khai và giới hạn, các quan chức chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra thời gian biểu cụ thể để triển khai đầy đủ loại tiền tệ mới này. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Yi Gang chỉ nói rằng cần có thêm các quy tắc và quy định quản lý.
Mỹ đang nhắm đến 'viên ngọc quý' của Jack Ma
Những công ty tài chính số như Ant Group có thể là đối tượng tiếp theo chịu sự trừng phạt của Mỹ.
Sau khi trừng phạt nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể nhắm tới mảng tài chính điện tử. Ant Group, công ty tài chính tách ra từ Alibaba và Tencent Holdings đều nằm trong danh sách nguy hiểm.
Theo Bloomberg, những cuộc tranh luận về thời điểm và cách áp dụng lệnh cấm đối với Ant Group và hệ thống thanh toán của Tencent đã diễn ra vài tuần qua. Quyết định chính thức có thể đã đến rất gần, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phiên chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) kỷ lục của Ant Group.
Jack Ma tại một sự kiện của Ant Financial, nay là Ant Group.
Mỹ cho rằng Ant Group và các công ty tài chính số của Trung Quốc có thể thống trị hoạt động thanh toán toàn cầu, qua đó mang lại lợi thế cho Trung Quốc trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính cá nhân. Vào ngày 30/9, nhiều lãnh đạo của chính quyền Mỹ đã bàn chuyện cấm các công ty tài chính số Trung Quốc tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên, nguồn tin của Bloomberg không thể xác nhận ông Trump có xuất hiện trong các buổi họp hay không. Chỉ 1 ngày sau, vào tối 1/10 theo giờ Mỹ, ông Trump thông báo đã bị nhiễm virus corona và phải cách ly. Điều đó khiến cho vấn đề này chưa thể có tiến triển.
Tin xấu với "con cưng" của Jack Ma
Tỷ phú Jack Ma ra mắt dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay để phục vụ cho Alibaba 16 năm trước. Khi đó, thanh toán trực tuyến vẫn là khái niệm mới, và hầu hết mọi người đều cho rằng nó sẽ thất bại.
Có lẽ ít người hình dung được rằng Alipay sẽ trở thành "xương sống" của công ty tài chính Ant Group. Công ty này đang chuẩn bị IPO tại Hong Kong và Thượng Hải, và có thể được định giá tới 200 tỷ USD. Đây có thể là lần thứ hai Jack Ma thực hiện một thương vụ IPO kỷ lục, sau Alibaba.
"Ant Group thực sự là viên ngọc quý của Jack Ma và cả ngành công nghiệp Internet Trung Quốc", Edith Yeung tại Race Capital nhận định. Đây là một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới và nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Hiện tại, ứng dụng thanh toán của Ant Group có mặt trong mọi lĩnh vực tài chính tại Trung Quốc, từ đầu tư, tiết kiệm cho đến bảo hiểm, đánh giá điểm tín dụng hay thậm chí hồ sơ hẹn hò.
Hiện tại, Alipay có 711 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, xử lý các giao dịch thanh toán trị giá 118.000 tỷ NDT (17,2 tỷ USD) trong 12 tháng tính tới tháng 6/2020, theo báo cáo của Ant Group. Ứng dụng di động Alipay, ra mắt vào năm 2009, chiếm hơn 55% thị trường thanh toán di động tại Trung Quốc trong quý I/2020.
Trong khi đó, đối thủ WeChat Pay của Tencent và ví QQ chiếm khoảng 40% thị phần, theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer.
Ant Group đang chuẩn bị cho vụ IPO lịch sử, với định giá công ty lên tới hơn 200 tỷ USD.
Alipay được tách ra khỏi Alibaba và trở thành một thực thể độc lập vào năm 2011 và sau đó trở thành một phần của Ant Group vào năm 2014. Hiện Jack Ma vẫn kiểm soát Ant Group.
Lệnh cấm từ Mỹ sẽ phủ bóng đen lên vụ IPO của Ant Group. Phản hồi về thông tin này, Ant Group cho biết họ không hề biết gì về thông tin. Công ty này cũng khẳng định hầu như mọi hoạt động tập trung tại thị trường Trung Quốc, và hiện chỉ quan tâm tới tăng trưởng ở thị trường nội địa.
Bloomberg đánh giá lệnh cấm với Ant Group sẽ là một nấc mới trong căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời kỳ của Tổng thống Trump. Tương tự TikTok của ByteDance hay Huawei, Ant Group cũng là cái tên nổi bật hàng đầu đại diện cho ngành công nghệ và tài chính Trung Quốc. Giống như ByteDance, Ant Group cũng có cổ phần của nhiều công ty Mỹ. Silver Lake Management, Warburg Pincus và Carlyle Group đã đầu tư khoảng 500 triệu USD vào công ty này từ năm 2018.
Khi mà ngày bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, mỗi lệnh cấm mà chính quyền ông Trump áp lên công ty Trung Quốc sẽ mang lại thêm lợi thế cho ông trước ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Ant Group và Tencent sẽ bị cấm như thế nào?
Tuy nhiên, việc ban hành lệnh cấm có thể không đơn giản. Chính quyền Mỹ có thể sẽ không chuẩn bị kịp các biện pháp để cấm Ant Group và Tencent trước ngày bầu cử 3/11.
Một trong những lựa chọn của Mỹ là đưa 2 công ty này vào danh sách hạn chế, đã được Mỹ công bố năm 2019 để bảo vệ chuỗi cung ứng số. Tuy nhiên, cách này cũng phải mất vài tuần. Lựa chọn khác là ông Trump có thể ban hành sắc lệnh tương tự sắc lệnh cấm TikTok và WeChat, được ký vào ngày 6/8.
Ant được đánh giá là startup lớn cuối cùng của Jack Ma
Tuy nhiên, cách thứ hai có thể bị tòa án Mỹ từ chối. Đến nay, dù đã qua hạn cấm hơn 2 tuần, TikTok và WeChat vẫn chưa bị cấm tại Mỹ vì lệnh cấm này bị tòa hoãn lại. Một quan chức của chính quyền Mỹ thì nhận định việc cấm Ant Group và Tencent không ảnh hưởng tới các quy định về tự do ngôn luận của hiến pháp Mỹ, thứ được tòa sử dụng để hoãn lệnh cấm TikTok, WeChat.
Ngoài ra, Ant Group và Tencent cũng có thể bị đưa vào danh sách đen của Bộ Tài chính Mỹ, khiến 2 công ty này không được thực hiện giao dịch với mọi công ty Mỹ, và có thể nhiều công ty nước ngoài khác.
Bất kỳ cách trừng phạt nào cũng sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung Quốc căng thẳng hơn. Bloomberg cho rằng việc trừng phạt Ant có thể khiến Trung Quốc phản ứng mạnh hơn cả TikTok, vì sẽ cho thấy rõ Mỹ muốn kìm hãm các tiến bộ của công nghệ Trung Quốc hơn là quan tâm về an ninh quốc gia.
Alipay là hình thức thanh toán quá quen thuộc với người Trung Quốc, có chức năng từ quản lý tài sản, cấp thẻ tín dụng tới vay tiền. Ant hầu như không hoạt động tại Mỹ. Theo hồ sơ IPO, chỉ dưới 5% doanh thu của Ant tới từ thị trường ngoài Trung Quốc, trong đó phần từ Mỹ là rất nhỏ.
Những Fintech khổng lồ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị kìm hãm Việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc chiếm lợi thế về dữ liệu người dùng khiến hệ thống tài chính tại quốc gia này đứng trước rủi ro bị phá vỡ. NHỮNG NẠN NHÂN "ĐỨNG ĐẦU NGỌN GIÓ" Chính quyền Trung Quốc tìm cách thắt chặt kiểm soát ngành fintech. Theo South China Morning Post, việc các gã khổng lồ công...