Thử nghiệm thuốc làm giảm việc sử dụng máy thở cho bệnh nhân Covid-19
Khi thế giới đối mặt với tình trạng thiếu máy thở điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, một nhóm nhà nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng loại thuốc mà họ hy vọng có thể điều trị suy hô hấp hiệu quả hơn.
Covid-19 ( SARS-CoV-2) là một loại virus corona gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người và các triệu chứng như sốt, ho và khó thở. Ở những trường hợp nặng, nó có thể dẫn đến suy hô hấp.
Hiện nay, phương pháp điều trị tốt nhất dành cho những bệnh nhân nguy kịch này là sử dụng máy thở, trợ giúp chức năng phổi với hy vọng bệnh nhân sẽ hồi phục.
Tuy nhiên, các bệnh viện trên toàn cầu hiện không có đủ máy thở để đáp ứng với số lượng bệnh nhân tăng vọt. Và ở một số đáng kể các trường hợp, những bệnh nhân Covid-19 được đặt máy thở vẫn tử vong, cho thấy sự cần thiết phải có chiến lược điều trị bổ sung. Các nhà nghiên cứu tại MIT và Đại học Colorado tại Denver đã công bố một nghiên cứu cho thấy loại thuốc thông thường được sử dụng để làm giảm đông máu có thể giúp ích cho bệnh nhân Covid-19 bị suy hô hấp.
Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng các báo cáo từ Ý và Trung Quốc cho thấy huyết khối trong phổi dẫn đến suy hô hấp ở nhiều bệnh nhân Covid-19. Dựa trên dữ liệu này, các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm chất hoạt hóa plasminogen mô (tPA) trên bệnh nhân COVID-19. Hiện nay, các thuốc tPA được dùng cho bệnh nhân đột quỵ hoặc đau tim vì nó phá vỡ cục máu đông. Nếu thuốc hoạt động để ngăn ngừa huyết khối trong phổi, các nhà nghiên cứu hy vọng thuốc có thể tác động ngay lập tức đối với bệnh nhân Covid-19.
Video đang HOT
Michael Yaffe, giảng viên của MIT, cho biết, nếu điều này có hiệu quả, mà tôi hy vọng như vậy, nó sẽ được nhân rộng rất nhanh, bởi vì mọi bệnh viện đều đã có thuốc này trong kho thuốc của họ. Chúng ta không thể chế tạo ra một loại thuốc mới, và chúng ta không thể thực hiện kiểu thử nghiệm mà bạn sẽ phải làm với một thuốc mới. Đây là một loại thuốc mà chúng ta đã sử dụng. Chúng tôi chỉ cố gắng để định hướng lại nó”.
Chất hoạt hóa plasminogen mô chỉ được thử nghiệm trên người để điều trị suy hô hấp trong một nghiên cứu rất nhỏ vào năm 2001. Trong nghiên cứu đó, sử dụng tPA đã làm giảm tỷ lệ tử vong từ 100% xuống 70%. Nhóm nghiên cứu của Yaffe đã được cho phép thử nghiệm tPA theo chương trình của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), cho phép sử dụng thuốc thử nghiệm khi không có lựa chọn điều trị nào khác. Ba bệnh viện – 1 ở Boston và 2 ở Colorado – sẽ tham gia vào thử nghiệm lâm sàng ban đầu.
“Nếu thuốc có tác dụng, mà chúng ta chưa biết là liệu nó có tác dụng hay không, thì nó sẽ có rất nhiều tiềm năng”, Yaffe nói. “Những lợi ích sức khỏe cộng đồng là rõ ràng. Chúng ta có thể giúp bệnh nhân cai máy thở nhanh hơn và có thể ngăn ngừa khả năng bệnh nhân phải thở máy”.
Cẩm Tú
Bệnh viện quá tải Mỹ sẽ ưu tiên đối tượng nào trong điều trị COVID-19
Một y tá bị hen suyễn, một người cao tuổi ung thư, người đàn ông vô gia cư đơn độc cùng mắc COVID-19, sốt cao và khó thở, nhưng chỉ có một máy thở. Vậy trong trường hợp này, bác sĩ Mỹ sẽ ra quyết định như thế nào?
Thiết bị y tế tại một bệnh viện dã chiến ở New York. Ảnh: AP
Đội ngũ y bác sỹ tại các bệnh viện Mỹ đang phải đối mặt với viễn cảnh này khi số bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh đường hô hấp cấp COVID-19 đang ngày càng tăng trong khi thiết bị y tế và nguồn lực tại bệnh viện lại có giới hạn. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải đưa ra quyết định khó khăn đối với những trường hợp khẩn cấp.
Tình huống đau lòng đã xảy ra tại Tây Ban Nha khi một lãnh đạo nhà dưỡng lão tại đây cho biết nhiều người cao tuổi đã tử vong sau khi không thể vào bệnh viện điều trị vì quá tải.
Giống như nhiều nơi khác trên thế giới, Mỹ cũng có nhu cầu đặc biệt với máy thở - thiết bị vô cùng quan trọng khi điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Hiệp hội Hồi sức cấp cứu Mỹ ước tính có khoảng 900.000 bệnh nhân COVID-19 tại nước này cần máy thở trong thời gian dịch bệnh lây lan. Trong khi đó, Mỹ hiện sở hữu 200.000 máy thở, với nhiều chiếc đã dùng để điều trị cho bệnh nhân.
Quan chức y tế tại Mỹ đang nghiên cứu đề xuất từ các cơ quan chính phủ và nhóm y tế về cách kiểm soát nguồn lực có giới hạn trong tình huống khẩn cấp.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết trọng tâm chung của những kế hoạch này là tạo điều kiện tối đa cho càng nhiều bệnh nhân càng tốt, ưu tiên những người có cơ hội hồi phục hơn.
Nhưng theo đề xuất của Sở Y tế New York, đối với trường hợp khẩn cấp, những người vốn mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được xếp sau trong thứ tự nhận máy thở khi khan hiếm. Ngoài ra, bệnh viện sẽ ưu tiên cứu chữa cho trẻ em.
Tâm lý đè nặng trong quyết định về tính mạng của bệnh nhân là lý do xuất hiện đề xuất để đội ngũ khác đảm nhận việc ra quyết định, thay vì các bác sĩ và y tá trực tiếp điều trị. Việc để những đội ngũ khác đưa ra quyết định cũng đảm bảo công bằng cho bệnh nhân.
Giới chức trách cũng nhấn mạnh rằng bệnh nhân và gia đình họ nên nắm được thực thế và chuẩn bị cho khả năng người thân của họ có thể tách khỏi máy trợ thở.
Erik Curren sống tại Virginia đã phải chấp nhận rằng người cha (77 tuổi) qua đời vì COVID-19 và anh chia sẻ rằng sẽ không đổ lỗi cho những nhân viên y tế khi họ buộc phải ra quyết định. Curren nói: "Họ đang làm công việc tuyệt vời trong tình trạng như thời chiến hiện nay".
Hà Linh
Bệnh viện Mỹ lựa chọn chữa trị bệnh nhân Covid-19 theo thứ tự ưu tiên nào? Một y tá bị hen, một ông cụ bị ung thư, một nam giới vô gia cư đều nhiễm Covid-19... tất cả đều cần máy thở để duy trì sự sống. Nhưng ai sẽ được ưu tiên dùng máy trong tình trạng thiếu hụt như hiện nay? Theo AP, các nhân viên y tế Mỹ hãi hùng nghĩ tới viễn cảnh tàn khốc...