Thử nghiệm robot trông trẻ ở trường mầm non làm nhiều người thích thú
Nhiều người hy vọng những chú robot này sẽ giúp giảm thiểu nạn bạo hành trẻ nhỏ ở các trường mầm non.
Các em bé Trung Quốc tỏ ra khá thích thú khi được học tập cùng với một robot thấp, tròn với màn hình trên khuôn mặt. Chú robot này mang tên Keeko và chỉ cao chưa đầy 60cm, có khả năng kể chuyện và ra các câu đố logic để các em nhỏ trả lời. Với thân hình tròn trịa, robot Keeko có thể di chuyển nhanh nhẹn quanh các em nhỏ. Camera của nó cũng cho phép ghi lại các hình ảnh nếu cần.
Ở Trung Quốc, robot đang được sử dụng để hỗ trợ tại các cửa hàng tạp hóa, trở thành người bạn đồng hành của người cao tuổi, cố vấn pháp lý. Bây giờ, robot có thể trở thành một người trông trẻ thực thụ.
Tại Viện Giáo dục Đa văn hóa Yiswind ở ngoại ô Bắc Kinh, các em đã được làm quen và học tập cùng với robot Keeko. Kết quả ban đầu khá tích cực. Khi trẻ trả lời đúng, robot Keeko sẽ phản ứng thể hiện niềm vui với đôi mắt nhấp nháy hình trái tim.
“ Giáo dục ngày nay không còn là con đường một chiều, khi mà giáo viên dạy và học sinh chỉ học”, Candy Xiong, một giáo viên mầm non, hiện đang làm việc công ty công nghệ Keeko Robot Xiamen Technology cho biết.
Video đang HOT
“Khi trẻ em nhìn thấy robot Keeko với thân hình tròn trịa, đáng yêu, ngay lập tức các bé sẽ cảm thấy thích thú”, cô nói thêm..
Robot Keeko hiện đang có mặt ở trên 600 trường mẫu giáo ở Trung Quốc. Các nhà sản xuất hy vọng chú robot đáng yêu này sẽ vươn xa đến các nước Đông Nam Á để tiếp tục sứ mệnh giáo dục của mình. Giá của mỗi chú robot Keeko vào khoảng 10.000 nhân dân tệ (33 triệu đồng).
Trái với những ý kiến ủng hộ, một số nhà giáo dục lại cho rằng sự xuất hiện của những chú robot hỗ trợ giáo dục sẽ làm hạn chế khả năng tương tác giữa người với người. Họ cho rằng cử chỉ, nét mặt của con là người là điều mà khó loại robot nào có thể bắt chước, thay thế.
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
TPHCM: Tình trạng bạo hành trẻ vẫn diễn ra khiến dư luận bức xúc
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, cho rằng, tình trạng bạo hành học sinh, nhất là các cháu mầm non vẫn diễn ra, khiến dư luận bức xúc.
Ngày 15/8, Ủy ban MTTQVN TPHCM phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học 2018-2019.
Tại hội nghị, các vấn đề liên quan đến bạo hành trẻ, tuyển giáo viên đầu cấp, công tác quan tâm đến trẻ khuyết tật, công tác phòng chống dịch bệnh... đã được các đại biểu đặt ra, bàn luận.
Về vấn đề bạo hành trẻ ở các trường mầm non, bà Nguyễn Thị Phương Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Đa Phước (huyện Bình Chánh, TPHCM), cho biết, sau vụ bạo hành mầm non Ánh Sao xảy ra trên địa bàn, hiện trường này đã đóng cửa, ngưng hoạt động.
Tình trạng bạo hành học sinh, nhất là các cháu mầm non, vẫn diễn ra trong thời gian qua tại TPHCM, gây bức xúc dư luận
Theo bà Nam, việc quy hoạch trường lớp trên địa bàn xã Đa Phước chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện có nhiều nhóm trẻ hoạt động với quy mô khác nhau, địa phương đang giám sát nhằm bảo đảm chất lượng hoạt động của các cơ sở.
Bà Nam cho hay, thực tế hiện nay, trên địa bàn xã Đa Phước chỉ có 1 trường mầm non công lập, chỉ đáp ứng được việc học cho trẻ từ 5 tuổi, có thường trú, tạm trú tại địa bàn xã. Trong khi đó, xã có dân nhập cư nhiều, dân số đông, nên việc những trẻ 3-4 tuổi phải học các trường mầm non tư thục là bình thường. Ngoài ra, việc tuyển sinh vào đầu cấp tiểu học và trung học cơ sở hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn.
Bà Triệu Lệ Khánh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TPHCM, cho rằng, tình trạng bạo hành học sinh, nhất là các cháu mầm non vẫn diễn ra, khiến dư luận bức xúc. Do vậy, các cấp Mặt trận và các tổ chức thành viên cần tìm giải pháp để phát huy vai trò trong công tác phát hiện, giám sát và tố giác các địa chỉ có biểu hiện bạo hành trẻ, có nguy cơ mất an toàn cho trẻ, nhằm chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ trong thời gian tới.
Phạm Thị Mỹ Linh (trái) là chủ cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (đường HT 05, phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM), đã cùng với Nguyễn Thị Đào, Phạm Như Huỳnh đánh đập, hành hạ nhiều trẻ em được gửi tại đây (gồm 24 cháu). Ảnh: TL
Theo Ủy ban MTTQVN TPHCM, qua giám sát của Mặt trận các quận huyện về công tác chuẩn bị năm học mới, hầu hết các địa phương đều có kế hoạch triển khai huy động trẻ 5 tuổi trong diện đi học đang cư trú trên địa bàn vào trường mầm non theo tuyến.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, khó khăn hiện nay là thiếu trường mầm non công lập cho các bé. Hiện các bé 5 tuổi được huy động vào trường công lập, trong khi lứa tuổi dưới 5 rất vất vả khi xin vào trường công lập. Ngoài ra, giờ giấc các trường công lập cũng không phù hợp cho phụ huynh là công nhân, lao động. Vì vậy, bên cạnh công tác quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập, ngành giáo dục và các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở mầm non ngoài công lập hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, cho biết, Sở đang tiếp tục triển khai kế hoạch hỗ trợ giữ trẻ ngoài giờ cho con công nhân tại Khu chế xuất - Khu công nghiệp trên địa bàn. Hiện đang thực hiện tại quận 7, Bình Tân, Thủ Đức và huyện Củ Chi. Đồng thời có kế hoạch để đảm bảo cho trẻ 3-4 tuổi và trẻ độ tuổi nhà trẻ được đi học.
Minh Nguyệt
Theo phunuvietnam.vn
Gắn camera để chống bạo hành trẻ mầm non: "Đá" trách nhiệm cho thiết bị? Bắt đầu từ năm học 2018-2019, TPHCM sẽ triển khai thí điểm lắp camera tại các trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo nhằm chấn chỉnh tình trạng bạo hành trẻ. Thế nhưng, việc ỷ lại vào "mắt thần" có thể làm lơ là việc chống bạo hành tận gốc. Vấn đề gắn camera ở cơ sở mầm non đã được đặt...