Thủ lĩnh nhóm đối lập HTS Syria gặp Đặc phái viên Liên hợp quốc
Cuộc gặp giữa thủ lĩnh nhóm HTS, ông Jolani và đặc phái viên của Liên hợp quốc Pedersen tập trung vào “những thay đổi đã xảy ra trên chính trường Syria”, theo tuyên bố của HTS.
Lãnh đạo nhóm đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Abu Mohammed al-Jolani. Ảnh: manilastandard
Ngày 15/12, lãnh đạo nhóm đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Abu Mohammed al-Jolani (sử dụng tên thật là Ahmed al-Sharaa), hiện đang nắm quyền lãnh đạo Syria sau khi lật đổ chính quyền ông Assad, đã gặp phái viên đặc biệt của Liên hợp quốc tại Syria, ông Geir Pedersen, trong khuôn khổ chuyến thăm Damascus.
Thông tin này được công bố trên kênh Telegram chính thức của HTS.
Cuộc gặp giữa thủ lĩnh Jolani và ông Pedersen tập trung vào “những thay đổi đã xảy ra trên chính trường Syria”, theo tuyên bố của HTS.
Lãnh đạo nhóm này đã kêu gọi cập nhật Nghị quyết 2254 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm phản ánh những diễn biến mới của tình hình.
Nghị quyết 2254 được thông qua để vạch ra lộ trình chính trị chấm dứt xung đột tại Syria, bao gồm tổ chức bầu cử dưới sự giám sát của quốc tế và thành lập một chính quyền chuyển tiếp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nghị quyết này cũng liệt kê nhóm Nusra, tiền thân của HTS, vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Dù HTS đã cắt đứt quan hệ với Nusra từ năm 2016 và cố gắng cải thiện hình ảnh, nhóm này vẫn bị nhiều quốc gia phương Tây coi là tổ chức khủng bố.
Ông Pedersen thừa nhận đây là “một yếu tố phức tạp” trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình.
Trong cuộc gặp, lãnh đạo HTS Jolani nhấn mạnh một số ưu tiên để tái thiết và phát triển Syria, bao gồm: Cam kết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Đề xuất các biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế Syria, vốn đã bị tàn phá bởi hơn một thập kỷ nội chiến. Kêu gọi cung cấp hỗ trợ chính trị và kinh tế nhằm đảm bảo người tị nạn có thể trở về quê hương trong điều kiện an toàn.
Đặc phái viên Pedersen, trong tuyên bố trước đó, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một tiến trình chính trị toàn diện tại Syria, do chính người dân Syria lãnh đạo, với sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ông kêu gọi tất cả các bên liên quan hợp tác để đảm bảo sự hòa bình và ổn định trong khu vực.
Cuộc gặp giữa lãnh đạo HTS và Đặc phái viên Liên hợp quốc là dấu hiệu mới cho thấy những nỗ lực hòa giải và điều chỉnh chính trị tại Syria.
Tuy nhiên, với sự phức tạp của tình hình, đặc biệt là việc HTS vẫn bị coi là tổ chức khủng bố, con đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức.
Việc HTS bày tỏ mong muốn tái thiết và khuyến khích người tị nạn trở về có thể là tín hiệu cho thấy nhóm này đang tìm cách chuyển đổi vai trò của mình trong bối cảnh xung đột đang tái định hình.
Tuy nhiên, liệu cộng đồng quốc tế có sẵn sàng chấp nhận HTS như một phần của giải pháp chính trị hay không vẫn là câu hỏi lớn.
Tác động với Nga sau khi chính phủ Syria sụp đổ
Chính phủ Syria sụp đổ không phải là dấu chấm hết cho ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông. Thay vào đó, đây có thể là một bước ngoặt để Nga điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược địa chính trị của mình trong khu vực nhạy cảm này.
Các lực lượng đối lập tiến về miền bắc Syria. Ảnh: AA/TTXVN
Theo bình luận của hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 8/12, sự kiện ở Syria cho thấy chính sách đối ngoại của Nga đã được lật sang một trang hoàn toàn mới - nơi các quyết định hoàn toàn dựa trên lợi ích thực tế.
Năm 2015, Nga can thiệp vào Syria với những mục tiêu cụ thể và có lợi cho mình. Mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt IS (Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng) - một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga. Nga lo ngại rằng sau khi thống trị Trung Đông, IS sẽ nhanh chóng mở rộng sang Trung Á và tiến sát biên giới Nga, nhất là trong bối cảnh quan hệ Nga - phương Tây đang căng thẳng vì vấn đề Ukraine.
Bên cạnh đó, chiến dịch của Nga ở Syria đã mang lại cho Moskva những lợi ích địa chính trị to lớn. Nga trở thành một trong những quốc gia có vai trò then chốt tại khu vực quan trọng bậc nhất thế giới. Lực lượng vũ trang Nga có được trải nghiệm chiến đấu quý giá, đồng thời phá hỏng các kế hoạch của phương Tây trong việc sử dụng lãnh thổ Syria để chống lại Nga, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.
Mặc dù Syria đang trong tình trạng suy yếu, nhưng Nga cho rằng hầu hết các thành quả của mình vẫn không bị lung lay. Mối đe dọa khủng bố ở biên giới phía Nam đã được loại bỏ, kinh nghiệm quân sự được đúc kết và trong 10 năm qua, Nga đã thể hiện được sức mạnh trước phương Tây bằng chiến dịch này.
Câu hỏi cấp thiết hiện nay là tương lai các căn cứ quân sự của Nga tại Latakia và ảnh hưởng địa chính trị của Moskva ở Trung Đông. Tuy nhiên, Moskva dường như vẫn tự tin sẽ tìm cách giảm thiểu thiệt hại và xoay chuyển tình thế có lợi.
Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh là: Mỗi quốc gia phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của chính mình. Nga đã và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao hoàn toàn thực tế, hỗ trợ các đối tác trên cơ sở cùng có lợi và trong khuôn khổ phù hợp với lợi ích quốc gia.
RIA Novosti cho rằng tình hình Syria hiện tại được đánh giá là vô cùng phức tạp và thảm khốc. Các cơ quan có thẩm quyền của Nga đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn. Tuy nhiên, quan điểm chính vẫn là: Nga sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích của mình một cách hiệu quả nhất có thể.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi ngừng giao tranh ngay lập tức ở Syria và thực hiện Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại quốc gia Arab này.
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, ông Lavrov đã đưa ra lời kêu gọi trên khi phát biểu với các phóng viên vào tối 7/12 sau cuộc họp với những người đồng cấp Iran và Thổ Nhĩ Kỳ theo khuôn khổ Astana về Syria.
"Chúng tôi đã tái khẳng định rõ ràng cam kết của mình đối với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trước hết là trong bối cảnh bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, và liên quan đến nhu cầu thiết lập đối thoại chính trị", ông Lavrov nói khi đề cập đến cuộc họp tại thủ đô Doha của Qatar.
Các bộ trưởng ngoại giao Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tổ chức cuộc họp ba bên tại Doha, tập trung vào những diễn biến gần đây ở Syria như đã được nhà ngoại giao hàng đầu của Iran Abbas Araghchi công bố.
Trước khi tham dự Diễn đàn Doha, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã đến Damascus, nơi ông có cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhấn mạnh sự ủng hộ hoàn toàn của Iran đối với chính phủ, người dân và quân đội của nước này. Sau đó, ông Araghchi đã đến Ankara và thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan về những diễn biến trong khu vực, đặc biệt là tình hình ở Syria.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran hội đàm về Syria Ngày 6/12, Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận Ngoại trưởng nước này sẽ cùng người đồng cấp Nga và Iran hội đàm tại Qatar vào ngày 7/12 để thảo luận phương hướng giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Cuộc gặp diễn ra bên lề Diễn đàn Doha diễn ra trong 2 ngày 7 - 8/12. Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng...