Thủ lĩnh lực lượng HTS ở Syria cam kết không can thiệp vào Liban
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham ( HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Lãnh đạo cộng đồng Druze, ông Walid Jumblatt (giữa) có chuyến thăm Damascus gặp thủ lĩnh HTS. Ảnh: JP
Trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Walid Jumblatt của cộng đồng Druze ở Liban, ông Sharaa tuyên bố: “Syria sẽ không còn can thiệp tiêu cực vào Liban. Chúng tôi tôn trọng chủ quyền của Liban, sự thống nhất lãnh thổ, độc lập trong các quyết định và ổn định an ninh của nước này”.
Đây là lần đầu tiên Walid Jumblatt, một nhân vật chính trị hàng đầu của Liban, gặp gỡ thủ lĩnh Sharaa kể từ khi lực lượng HTS và các nhóm đối lập đồng minh tiến hành cuộc tấ.n côn.g thần tốc vào tháng trước, chiếm giữ Damascus ngày 8/12 và lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ông Sharaa cam kết Syria sẽ duy trì “khoảng cách cân bằng” với tất cả các phe phái tại Liban, đồng thời thừa nhận rằng Syria từng là “nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo âu” cho người dân Liban.
Ông Walid Jumblatt dẫn đầu phái đoàn các nghị sĩ từ khối nghị viện của mình cùng các lãnh đạo tôn giáo thuộc cộng đồng Druze đến Damascus ngày 22/12. Ông đã gặp thủ lĩnh Sharaa tại dinh tổng thống.
HTS bị nhiều nước phương Tây, bao gồm Mỹ, coi là tổ chức khủn.g b.ố và gần đây đã thay đổi quan điểm, cam kết bảo vệ các tôn giáo cũng như sắc tộc thiểu số tại Syria.
Quân đội Syria tiến vào Liban năm 1976 nhằm chấm dứt cuộc nội chiến bắt đầu một năm trước đó. Tuy nhiên, thay vì giải quyết xung đột, Syria lại trở thành thế lực quân sự và chính trị chi phối mọi mặt đời sống tại Liban.
Video đang HOT
Lực lượng Syria chỉ rút khỏi Liban vào năm 2005, sau áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế sau vụ á.m sá.t cựu Thủ tướng Rafic Hariri, một vụ án được cho là có liên quan đến Damascus và đồng minh là nhóm Hezbollah.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan (trái) gặp thủ lĩnh HTS, ông Ahmed al-Sharaa. Ảnh: aa
Trong một diễn biến liên quan tới tình hình Syria, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã gặp thủ lĩnh HTS cùng ngày 22/12.
Theo các nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Nuh Yilmaz và Đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Damascus, ông Burhan Koroglu, cũng tham gia cuộc họp. Ông Esaad Hassan Shaibani, tân Ngoại trưởng chính phủ lâm thời Syria, cũng gặp gỡ phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Trung Đông đã tới Damascus hôm 20/12, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông đã gặp các quan chức từ HTS để thảo luận về sự cần thiết của một tiến trình chính trị toàn diện tại Syria.
Cuộc gặp này đán.h dấu lần đầu tiên các quan chức Mỹ chính thức tiếp xúc với HTS, chỉ vài ngày sau khi ông Assad rời Syria sang Nga khi lực lượng đối lập kiểm soát hoàn toàn Damascus.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Assad tiết lộ bí mật quân sự cho Israel
Tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, ông Bashar al-Assad được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình rời khỏi Syria.
Ông Bashar al-Assad. Ảnh: IRNA/TTXVN
Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người bị lật đổ bởi lực lượng đối lập do nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo vào ngày 8/12, được cho là đã bí mật cung cấp thông tin quân sự nhạy cảm cho Israel để đổi lấy sự an toàn trong hành trình chạy khỏi đất nước.
Theo thông tin từ tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải ngày 18/12, được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, bao gồm tờ Daily Mail của Anh, dẫn lại, ông Assad đã chia sẻ chi tiết vị trí các kho vũ khí, bệ phóng tên lửa và cơ sở quân sự quan trọng khác với Israel.
Đổi lại, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đảm bảo rằng máy bay phản lực của ông Assad sẽ không bị tấ.n côn.g khi ông rời Damascus tới căn cứ không quân Hmeimim do Nga quản lý gần Latakia.
Từ căn cứ này, ông Assad đã lên một máy bay quân sự Nga để đến Moskva trong bối cảnh lực lượng đối lập do Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo tuyên bố chiếm được thủ đô Damascus.
Vài giờ sau khi ông đến nơi an toàn, Israel đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn, tấ.n côn.g hàng loạt mục tiêu quân sự của Syria với độ chính xác cao, làm dấy lên nghi vấn về việc nước này nhận được thông tin từ ông Assad.
Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Selvi, trong bài viết đăng trên Hurriyet, cho biết thông tin này đến từ một "nguồn tin đáng tin cậy". Ông Selvi khẳng định ông Assad đã đồng ý tiết lộ bí mật quân sự sau khi cuộc đàm phán căng thẳng với Israel được dàn xếp.
Các tài liệu ông Assad chuyển giao được cho là bao gồm vị trí các kho vũ khí chiến lược và cơ sở hạ tầng quốc phòng quan trọng, cho phép Israel tiến hành không kích hiệu quả. "Xét theo mức độ chính xác của các cuộc tấ.n côn.g này, dường như Israel đã nhận được thông tin rất chi tiết từ nguồn bên trong", Hurriyet nhận định.
Sau khi đến Moskva, ông Assad đã đưa ra tuyên bố đầu tiên thông qua kênh Telegram cá nhân, bác bỏ cáo buộc về hành động "bán đứng" Syria.
Ông nhấn mạnh: "Việc tôi rời khỏi Syria không phải là kế hoạch đã định hay diễn ra vào những giờ cuối cùng của trận chiến, như một số người khẳng định. Tôi ở lại Damascus thực hiện nhiệm vụ cho đến sáng sớm ngày 8/12."
Ông Assad khẳng định ông không cân nhắc việc từ chức hay tìm kiếm nơi ẩn náu và vẫn luôn tập trung vào "cuộc chiến chống lại khủn.g b.ố".
Theo tờ Hurriyet, vào ngày 7/12, khi lực lượng đối lập tiến gần Damascus, một hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra tại Doha (Qatar) với sự tham gia của các quan chức ngoại giao cấp cao từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.
Hội nghị này được cho là đã thảo luận về tình hình Syria và tương lai chính trị của quốc gia này.
Việc ông Assad bị lật đổ đã tạo ra một khoảng trống quyền lực lớn ở Syria, trong khi các lực lượng quốc tế và khu vực đang tìm cách định hình tương lai của quốc gia này.
Hành động rời bỏ đất nước của ông Assad đã khiến tình hình càng thêm phức tạp, đặt ra câu hỏi mối quan hệ giữa Syria và Israel trong bối cảnh mới.
Vụ việc hiện đang gây chấn động dư luận toàn cầu, với nhiều ý kiến trái chiều về động thái cuối cùng của nhà lãnh đạo bị lật đổ này.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo Ynetnews/Hurriyet/Dailymail)
Kế hoạch bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiểm soát Syria Theo một kế hoạch bí mật mà tờ Nordic Monitor tiết lộ, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang âm thầm triển khai kế hoạch thành lập một cấu trúc "chính quyền trong bóng tối" để điều hành Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ. Mô hình quản lý từ bóng tối Người dân tại thủ đô Damascus, Syria ngày 10/12/2024....