Thứ ‘kinh thiên động địa’ trong ngôi mộ ngàn năm khiến các chuyên gia ngỡ ngàng
Các nhà khảo cổ học đã khám phá những điều bất ngờ đầy thú vị trong một ngôi mộ cổ có niên đại hàng nghìn năm ở Trung Quốc.
Với bề dày lịch sử và văn hóa, Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia sở hữu nhiều lăng mộ đặc biệt. Trong thời cổ đại, những người thuộc tầng lớp quyền quý thường được chôn cất cùng với rất nhiều báu vật bằng vàng và bạc. Một số lăng mộ còn được thiết kế với cơ chế phức tạp để ngăn kẻ trộm xâm nhập.
Việc khai quật các lăng mộ này thường mang lại cơ hội tìm thấy những di tích văn hóa quý giá. Những hiện vật này không chỉ phản ánh nét văn hóa của thời đại mà còn có giá trị sưu tầm lớn trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà khảo cổ học, những tư liệu văn bản được phát hiện trong các lăng mộ mới là tài sản quý giá nhất. Như chúng ta đều biết, chữ viết từ lâu đã là phương tiện giao tiếp quan trọng, và những tài liệu này cung cấp dữ liệu quý báu cho khảo sát lịch sử.
Các nhà khảo cổ học đã khám phá những điều bất ngờ đầy thú vị trong một ngôi mộ cổ
Đặc biệt, việc bảo tồn các tài liệu văn bản gặp nhiều thách thức hơn so với bảo quản các di tích vật chất. Trong khi đồ thủ công bằng đồng hoặc sứ có thể tồn tại qua hàng ngàn năm, thì giấy và tre – chất liệu thường dùng để ghi chép – lại dễ bị hư hại. Vì lý do này, hầu hết các tài liệu còn tồn tại đều được khắc trên các hiện vật.
Trong lúc thi công một nhà máy điện tại Sơn Tây, Trung Quốc, các công nhân tình cờ phát hiện một ngôi mộ cổ có niên đại hàng ngàn năm. Sau khi được báo cáo, các chuyên gia khảo cổ đã nhanh chóng đến hiện trường và tìm thấy xác của một người đàn ông nằm trên một kho báu bằng vàng bạc.
Khám phá này mang lại nhiều giá trị khảo sát cho lĩnh vực khảo cổ học. Quy mô của các lăng mộ thường phản ánh địa vị xã hội của người được chôn cất, và những ngôi mộ lớn thường chứa đựng giá trị khảo sát . Dù một số phần của ngôi mộ bị hư hại trong quá trình thi công, may mắn là các công nhân nhận thức được tầm quan trọng của di tích và không gây thêm thiệt hại nào.
Video đang HOT
Thật không may, phần bị phá hủy lại chính là nơi đặt quan tài chính của chủ nhân ngôi mộ. Ban đầu, các chuyên gia nghĩ rằng quan tài đã bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, quan tài đặc biệt này được thiết kế với ba lớp, và lớp trong cùng vẫn được bảo quản gần như nguyên vẹn. Những quan tài sang trọng như vậy chỉ dành cho những người có địa vị cao, cho thấy chủ nhân ngôi mộ là một nhân vật quyền quý. Sau khi xác minh, người ta xác định đây là lăng mộ của Triệu Ưởng, một viên quan nổi tiếng thời nhà Tấn.
Bên trong quan tài của Triệu Ưởng, các chuyên gia phát hiện vô số vàng bạc và trang sức quý giá. Vì lượng châu báu quá lớn, xác của ông được đặt trên một lớp đá quý. Nói cách khác, Triệu Ưởng đã “nghỉ ngơi” trên một kho báu lộng lẫy.
Bên cạnh quan tài chính, lăng mộ còn chứa 4 chiếc quan tài nhỏ hơn. Những chiếc quan tài này có thiết kế đơn giản và không có đồ vật chôn cất kèm theo. Qua khảo sát, các chuyên gia cho rằng đây là quan tài của những người được chôn theo, có thể là thê thiếp hoặc người hầu của Triệu Ưởng. Trong xã hội cổ đại, tục lệ chôn cất bồi táng khá phổ biến, đặc biệt trong các gia đình quyền quý.
Ngôi mộ này cũng cung cấp nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Nhiều bình đồng, trang sức bằng vàng và bạc đã được khai quật. Đáng chú ý, các chuyên gia phát hiện gần 20 hố chôn xe ngựa và ngựa trong khu vực. Một số đồ tang lễ cũng được khắc chữ, giúp các nhà khảo cổ xác định danh tính của chủ nhân ngôi mộ là Triệu Ưởng.
Xá.c ướ.p "mỹ nhân" hơn 4.000 năm tuổ.i giữa sa mạc còn nguyên vẹn
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc bất ngờ với phần xá.c ướ.p của người phụ nữ được bảo quản tốt nằm giữa sa mạc.
Người đã khuất có hốc mắt sâu, sống mũi cao với nhiều đặc điểm giống người châu Âu.
Năm 1939, nhà khảo cổ học người Thụy Điển Bergman Folke có một phát hiện gây chấn động. Tại khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc), ông cùng nhóm cộng sự tìm thấy một loạt các ngôi mộ cổ.
Tuy nhiên suốt hàng chục năm sau, nơi này bị rơi vào quên lãng. Tới tận năm 2000, giám đốc Viện Khảo cổ và Di chỉ văn hóa Tân Cương mới tiếp tục dự án. 5 năm sau, công tác khai quật hoàn tất.
Xá.c ướ.p "mỹ nhân" được bảo quản tốt giữa sa mạc (Ảnh: Sohu).
Cụ thể, tại khu di chỉ khảo cổ ven sông Lop Nur ở phía đông Tân Cương, nhóm khảo cổ học khai quật một cỗ quan tài gỗ với phần bên ngoài bọc da bò. Khu vực được tìm thấy nằm ở ven con sông nhỏ.
Khi tiến hành mở cỗ quan tài, th.i th.ể bên trong khiến các chuyên gia bất ngờ. Đó là phần xá.c ướ.p của một phụ nữ với niên đại cách đây khoảng 4.000 năm.
Đáng chú ý ở chỗ, xá.c ướ.p có sống mũi cao, hốc mắt sâu, cặp môi hơi mỏng còn phần lông mi và tóc màu nâu vàng nhạt. Ngoại hình đặc biệt của người phụ nữ trông khác hẳn so với các đặc điểm thường thấy của người Trung Quốc.
Sau khi được khai quật, nhóm chuyên gia lấy các mẫu trên xá.c ướ.p để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, đây là xá.c ướ.p của một người châu Âu thuần chủng.
Điều này khiến giới khảo cổ học Trung Quốc bối rối. Vậy rốt cuộc, danh tính xá.c ướ.p của người phụ nữ như thế nào? Sao một người châu Âu lại xuất hiện ở Tân Cương và được ướp xác tại đây?
Bên cạnh đó, quá trình khai quật khiến giới chuyên môn còn phát hiện thêm 163 ngôi mộ và tổng cộng 167 th.i th.ể. Những th.i th.ể này đều là người châu Âu. Khoảng một nửa số ngôi mộ từng bị những kẻ trộm mộ cướp phá.
Lật lại các sự kiện trong lịch sử. Hơn 4.000 năm trước, khi đế quốc La Mã chưa hình thành, châu Âu vẫn chìm trong chiến tranh. Có thể nhóm người này đã chấp nhận đi đường xa để chạy loạn tới Tân Cương.
Sa mạc Taklamakan với chiều dài khoảng 1.000km từ tây sang đông là nơi ngăn cách giữa Tân Cương với châu Âu. Ở thời điểm hiện tại, với sự hỗ trợ bởi khoa học công nghệ tân tiến, việc con người tự đi bộ vượt qua sa mạc cũng là điều không thể. Vậy làm thế nào để nhóm người châu Âu kia vượt qua sa mạc?
Trong mỗi ngôi mộ cổ, các chuyên gia còn phát hiện thấy bên trong có đặt túi bện từ cỏ. Món đồ này nhìn rất giống với công cụ bằng gỗ từng tìm thấy tại khu vực khảo cổ Afanasievo thuộc phía nam Siberia.
Ngoài ra, quần áo và đồ trang sức cũng được chôn cùng người đã chế.t. Hà.i cố.t được quấn bằng vải len. Bên ngoài quan tài bọc bằng da bò hoàn hảo tới mức không có hạt cát nào lọt vào trong.
Quan tài được làm từ chất liệu gỗ, có hình dáng giống chiếc thuyền, chôn kiểu úp ngược. Điều này khá giống với quan điểm của người Ai Cập cổ đại về những chiếc thuyền chở các Pharaoh của họ tới vùng đất vị thần.
Cùng với đó, kết quả xét nghiệm ADN với tấm da bò bọc ngoài quan tài cho thấy, đây là phần da của loài bò vốn có nguồn gốc từ Tây Âu. Loài bò vốn chỉ sống xung quanh khu di chỉ khảo cổ Afanasievo và bờ bắc của Biển Đen.
Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, xá.c ướ.p có nguồn gốc châu Âu thuần chủng (Ảnh: News).
Từ những dữ liệu này, theo đán.h giá ban đầu từ những người đầu ngành, hơn 4.000 năm trước, nhóm người châu Âu sẽ đi từ bờ bắc Biển Đen và di chuyển về phía đông tới phía nam Siberia. Sau đó, cả đoàn hướng tiếp về phía nam đi qua sa mạc Taklamakan ở Biển Chế.t.
Bằng phương pháp công nghệ tiên tiến, các chuyên gia cũng phục dựng lại chân dung của xá.c ướ.p "mỹ nhân châu Âu".
Lão nông đào đất phát hiện lớp đá cuội kỳ lạ, chuyên gia: "Chôn lại đi, 13 năm nữa kho báu xuất hiện"! Lão nông không ngờ rằng việc làm của mình đã dẫn lối cho chuyên gia tìm được kho báu quốc gia. Vào đầu những năm 1970, một lão nông ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc tiến hành đào một chiếc hầm sâu dưới đất để dự trữ bắp cải khi mùa Đông gần đến. Bản thân lão không ngờ rằng,...