Thủ khoa ‘nuôi lợn’ vẫn đợi Hà Giang, không được sẽ về Hà Nội dạy
Thủ khoa Bùi Thị Hà cho biết, nguyện vọng của em vẫn là dạy ở Hà Giang, nhưng em không thể chờ đợi thêm được nữa, có lẽ em sẽ về Hà Nội dạy theo lời mời.
Nữ thủ khoa Bùi Thị Hà vinh dự là 1 trong 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám năm 2016.
Theo đó, nữ thủ khoa Bùi Thị Hà (thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) tốt nghiệp xuất sắc ngành sư phạm Văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) nhưng hơn một năm qua em vẫn thất nghiệp.
Trong lúc chờ có chỉ tiêu tuyển giáo viên, Hà ở phu giúp mẹ chăn lợn, bán rau quả ngoài chợ.
Thủ khoa Bùi Thị Hà cho biết, có thể em sẽ cân nhắc về Hà Nội dạy học bởi nếu phải chờ đợi quá lâu sợ kiến thức sẽ mai một. Ảnh: NVCC.
Đặc biệt, hoàn cảnh nhà Hà thuộc diện khó khăn, bố mất từ năm 2010 vì tai nạn giao thông, mẹ Hà sức khỏe yếu vì phải gồng gánh nuôi ba con ăn học. Cả ba chị em Hà đều đỗ vào các trường đại học lớn trên cả nước.
Chị gái của Hà tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia dù đã xin việc nhiều cơ quan, đơn vị nhưng không xin được việc đành chấp nhận ở nhà. Còn em trai của Hà hiện đang là học viên năm thứ 3 của Trường Sỹ quan Chính trị.
Giờ đến Hà tốt nghiệp xuất sắc và được vinh danh, nhưng ước muốn đi dạy, gieo chữ cho trẻ em vùng cao cũng không hề dễ dàng, dù lãnh đạo tỉnh Hà Giang hứa sẽ tạo điều kiện hết mức để em được đứng lớp.
Các thầy cô giáo, bạn bè, người thân và không ít người chỉ nghe thông tin về nữ thủ khoa xuất sắc hơn 1 năm không xin được việc đã rất lấy làm tiếc vì nhân tài chưa được quan tâm, trọng dụng đúng mức.
Ước mơ của nữ thủ khoa là sau khi ra trường được dạy học tại một trường nơi quê hương Hà Giang (Bùi Thị Hà ngoài cùng bên phải). Ảnh: NVCC
Cầm tấm bằng xuất sắc trong tay, nữ thủ khoa nghĩ không khó để xin làm giáo viên một trường ở quê hương Hà Giang.
Thậm chí em cũng vui vẻ ngay cả khi cắm bản dạy học cách nhà cả trăm kilomet, nhưng nguyện vọng chính đáng đó thật khó thực hiện.
Video đang HOT
Ước mơ đó ngày càng xa vời khi Hà phải chờ đợi và chờ đợi hơn một năm qua từ những lời hứa “khi nào có chỉ tiêu sẽ gọi em đi làm” của lãnh đạo tỉnh Hà Giang.
Để có thêm thu nhập phụ giúp mẹ, hiện tại Hà ở nhà sáng đi bán rau quả tại chợ, chiều về em giúp mẹ chăn nuôi lợn, gà, tối em nhận dạy kèm cho các cháu hàng xóm.
Công dạy gia sư Hà được trả có khi là tiền, có khi là ngô, khoai, sắn.
Như thời gian này đến mùa thu hoạch lúa, Hà lại cùng mẹ lên nương thu hoạch từ sáng sớm, nhưng ước mơ đứng bục giảng, truyệt đạt kiến thức cho học sinh đối với Hà vẫn cháy bỏng như ngày mới ra trường.
Nữ thủ khoa hy vọng một ngày gần nhất em sẽ được đứng lớp bởi đó không chỉ là ước mơ của em mà còn là mong muốn của cha, người đã mất vì tai nạn giao thông và sự mong mỏi của người mẹ tần tảo nuôi em ăn học bao vất vả.
Bùi Thị Hà cho biết, thời gian là sinh viên ngoài thời gian tập trung học Hà còn đi làm bồi bàn, rửa bát, làm gia sư để có tiền trang trải. Trong ảnh Hà nhận học bỏng FUYO của Nhật Bản khi còn là sinh viên. Ảnh: NVCC
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, chia sẻ về ước mơ làm cô giáo em Bùi Thị Hà kể:
“Trước đây có dịp em cũng theo bố mẹ lên Đồng Văn thăm người nhà làm giáo viên trên đó.
Cuộc sống của bà con trên đó vô cùng thiếu thốn, nhìn những em nhỏ mặc áo phong thanh tới trường trong những ngày giá rét mà mong muốn có nhiều áo mặc, đồ ăn cho các em.
Từ đó, em đã nuôi ước mơ trở thành cô giáo để sau này mang những thứ mình trau dồi được truyền tải hết cho các em, góp một phần nhỏ bé của mình giúp các em học tập thật giỏi để sau này có một cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Nữ thủ khoa đi chăn lợn từng rơi nước mắt gửi thư tới Bí thư Triệu Tài Vinh
Chia sẻ về bức tâm thư gửi cho Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, Bùi Thị Hà cho biết:
“Sau khi em được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám em đã viết thư gửi Bí thư tỉnh ủy Hà Giang – ông Triệu Tài Vinh để bày tỏ và nói lên nguyện vọng của em muốn được đi dạy tại một trường nào đó ở quê nhà.
Ngay sau đó, em cũng nhận được phản hồi và được anh Tú là Phó Chánh văn phỏng Tỉnh ủy về tận nhà thăm và nói lãnh đạo tỉnh nhà rất quan tâm đến trường hợp của em, hứa sẽ tạo điều kiện hết sức để em được đi dạy trong thời gian sớm nhất.
Anh Tú cũng nói vì đã qua thời điểm năm học mới nên bảo em cứ chờ khi nào có chỉ tiêu sẽ gọi.
Mới đây, em cũng nhận được cuộc gọi của bác Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang. Sau đó bác Sử cũng về tận nhà thăm và hỏi em có chấp nhận đi làm xa được không.
Hiện một bản của huyện Xín Mần đang có một chỉ tiêu giáo viên Văn khối Trung học phổ thông.
Em nói với bác Sử là, cháu đã chờ đợi hơn một năm rồi bởi vậy đi dạy ở huyện vùng sâu, vùng xa cháu cũng đi. Trong khi đó huyện Xín Mần cách nhà em khoảng 100 km, nhưng em sẵn sàng.
Tuy nhiên, em hỏi bác Sử bao giờ em đi dạy được thì bác chỉ bảo khi nào Sở có kế hoạch sẽ gọi hướng dẫn em làm thủ tục”.
Nữ thủ khoa Bùi Thị Hà cũng chia sẻ:
“Mẹ em rất ủng hộ em đi dạy xa vì đúng chuyên ngành dù vùng sâu, vùng xa vì mẹ rất sợ em thất nghiệp như chị gái của em.
Em có nguyện vọng được làm giáo viên dạy học ở quê nhà nên hơn một năm qua em chưa gửi hồ sơ xin việc ở đâu cũng vì em tin vào lời hứa của các bác lãnh đạo tỉnh và bác Giám đốc Sở Đào tạo với em”.
Chia sẻ với phóng viên, nữ thủ khoa Bùi Thị Hà cho biết:
“Mấy ngày nay nhiều người biết thông tin em thất nghiệp ở nhà nuôi lợn đã ngỏ ý xin việc làm cho em, trong đó có cả các thầy cô giáo của em ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 giới thiệu cho em dạy ở trường tư thục tại Hà Nội.
Em rất cảm động và gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo ở Hà Nội đã ngỏ ý giúp đỡ, giới thiệu em về Hà Nội dạy học.
Như em nói nguyện vọng của em là được dạy ở quê hương Hà Giang, nhưng trong thời gian tới tình hình không có gì khả quan có lẽ em sẽ về Hà Nội dạy”.
Trả lời báo chí về trường hợp nữ thủ khoa thất nghiệp ở nhà chăn lợn, bà Nguyễn Thị Phương Lan – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) cho biết, trường hợp của nữ thủ khoa Bùi Thị Hà không phải là quá khó, nhưng vấn đề là phải chờ thi biên chế thì mới thi và nếu đỗ mới đi làm được.
Theo GDVN
Tiễn "ông tiên tóc bạc" Văn Như Cương về trời...
Sáng nay, 12.10, lễ viếng và an táng PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Trường phổ thông Lương Thế Vinh sẽ được cử hành tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông. Sau lễ viếng, theo di nguyện của thầy, gia đình sẽ đưa thầy về thăm trường Lương Thế Vinh trước khi tiễn thầy về cõi nhớ...
Theo thông tin từ đại diện gia đình thầy Văn Như Cương, lễ viếng thầy sẽ được bắt đầu từ lúc 10 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút. Từ 13 giờ 30 phút - 14 giờ 30 phút, gia đình sẽ đưa thi hài thầy Cương qua trường Lương Thế Vinh ở cơ sở A (Nam Trung Yên) và Cơ sở 1 (Tân Triều) và làm lễ tiễn đưa ông tại đây. Di hài thầy Cương sẽ được an táng tại đài hóa thân hoàn vũ, nghĩ trang Văn Điển.
Thầy Văn Như Cương luôn được học trò yêu mến nhờ tài năng, đức độ, và tình yêu thương học trò (ảnh: IT)
Được biết, trước khi mất, tâm nguyện lớn nhất của thầy Cương là sau khi qua đời sẽ dùng số tiền phúng viếng để xây dựng ngôi trường cho trẻ em vùng cao mang tên Trường mầm non Na Ngao tại xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Phần còn lại sẽ được đưa vào quỹ tình thương của nhà trường để tiếp tục hỗ trợ cho những mảnh đời kém may mắn.
Như Dân Việt đã đưa tin, vào rạng sáng ngày 9.10, PGS Văn Như Cương đã qua đời ở tuổi 80 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan giai đoạn muộn từ năm 2014, nhưng ông luôn lạc quan, đối mặt với tình trạng bệnh tật của mình để có liệu trình điều trị tích cực nhất.
PGS Văn Như Cương sinh năm 1937, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông học chương trình nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ) và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971.
Về nước, ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn hình học Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Vinh. Năm 1989, ông cùng cộng sự mở Trường THPT Lương Thế Vinh tại Hà Nội. Đây là trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi đổi mới. Ông làm Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh từ năm 1989 đến năm 2014.
PGS Văn Như Cương còn là tác giả của khoảng 60 đầu sách, trong đó có một số cuốn sách giáo khoa toán phổ thông hiện hành và giáo trình đại học bộ môn hình học. Ông từng là ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam.
PGS Văn Như Cương còn được rất nhiều học trò yêu mến bởi sự gần gũi, thân thiện, năng lực chuyên môn và tình yêu vô bờ bến đối với học trò. Không những thế, ông còn là một nhà phản biện luôn thẳng thắn và có những phát ngôn, đóng góp sắc sảo về các vấn đề liên quan đến giáo dục nước nhà. Sự ra đi của ông là một mất mát hết sức to lớn cho nền giáo dục Việt Nam.
Theo Danviet
Gửi nữ thủ khoa xuất sắc Bùi Thị Hà, em còn chờ đợi đến bao giờ? Hãy gạt bỏ những lời hứa chờ đợi đi em. Thêm một năm "chăn lợn" là thêm một năm kiến thức mai một dần, tinh thần em phải nghĩ suy nhiều nữa. Thủ khoa 'nuôi lợn' vẫn đợi Hà Giang, không được sẽ về Hà Nội dạyNữ thủ khoa đi chăn lợn từng rơi nước mắt gửi thư tới Bí thư Triệu Tài...