Thủ khoa nghèo Lê Đức Duẩn được tuyển thẳng HV Quân y
Theo chị Nghiêm Thị Thu, mẹ của Duẩn, em sẽ vào học tại Học viện Quân y, không vào trường ĐH Dược – nơi em đỗ thủ khoa.
Về gia cảnh đặc biệt khó khăn của em Lê Đức Duẩn, Thủ khoa Đại học Dược Hà Nội trong kỳ thi đại học năm 2012, tại trụ sở Công an xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên, Hà Nộ), anh Nghiêm Minh Toàn, Trưởng Công an xã cho biết: Gia đình Lê Đức Duẩn là một trong 20 hộ nghèo của xã. Bố và anh trai Duẩn đều mất cách đây 10 năm vì bệnh hiểm nghèo. Một mình mẹ Duẩn phải gồng gánh nuôi hai anh em Duẩn ăn học trong điều kiện kinh tế rất eo hẹp.
Có những thời điểm do quá khó khăn, Duẩn đã định phải nghỉ học, phần vì không có đủ tiền để đóng học phí, phần vì muốn giúp mẹ kiếm việc làm thêm để nuôi em đang học. Trong kỳ thi Đại học năm 2012, Duẩn đã xuất sắc trở thành thủ khoacủa Đại học Dược Hà Nội. Duẩn cũng là Thủ khoa đại học đầu tiên và duy nhất của xã.
Niềm vui của Lê Đức Duẩn và gia đình khi được tuyển thẳng vào Học viện Quân Y.
Video đang HOT
Cũng theo anh Nghiêm Minh Toàn, khi câu chuyện về cậu thủ khoa nghèo được truyền đi, nhiều tổ chức, đoàn thể và cá nhân từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đã về địa phương gặp gỡ, chia sẻ và động viên gia đình Duẩn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Trong đó, đích thân Bí thư Thành ủy Hà Nội Lê Quang Nghị đã về thăm gia đình, động viên và trao cho Duẩn 1 sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phung Quang Thanh đã chỉ đạo cho Ban lãnh đạo Học viện Quân Y tuyển thẳng Lê Đức Duẩn vào trường.
Không giấu được niềm vui, chị Nghiêm Thị Thu, mẹ của Lê Đức Duẩn chia sẻ thêm: Từ ngày 24/7 đến nay, ngày nào gia đình chị cũng được đón khách từ Hà Nội và các địa phương đến chia vui, động viên Duẩn và gia đình. Có những phụ huynh đã lặn lội từ Hà Nội, Hà Nam… mang các loại vật dụng như ti vi, điện thoại, thậm chí là cả sữa, chăn chiếu. Nhờ được uống sữa đều đặn mà từ đó đến nay mà Duẩn đã tăng được gần 1,5 kg, có da có thịt hơn so với trước. Tinh thần của Duẩn cũng phấn chấn hơn hẳn.
Cũng theo chị Nghiêm Thị Thu, Duẩn và gia đình đã quyết định cháu sẽ vào học tại Học viện Quân y bởi lẽ, ngoài việc được trợ cấp toàn bộ mọi chi phí trong quá trình học đại học thì đây cũng là môi trường khiến em và cả gia đình cảm thấy yên tâm.
Theo Công an Nhân dân
Tránh lạm thu bằng chiêu "tự nguyện"
Phụ huynh học sinh ở Hà Nội cũng đau đầu về tiền trường, trong đó ngán nhất là các khoản thu thỏa thuận, thường bị biến tướng và gây bức xúc
Chưa đến ngày họp phụ huynh đầu năm nhưng chị Phương Hoa, quận Ba Đình - TP Hà Nội, đã để sẵn một khoản riêng đóng tiền trường cho con. Chị cho hay ngoài tiền học hè và đồng phục của con, chị chưa phải đóng thêm khoản nào. "Nhưng một số phụ huynh khác trong lớp đã lưu ý để "giữ ý" cho các cô, năm nay không dồn các khoản thu mà chia thành nhiều khoản nhỏ, sau buổi họp sẽ thống nhất các khoản" - chị Hoa cho biết.
Chị Tố Lan, có con đang học tại một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy, nói vào đầu tháng 8, chị đã được đọc quy định của Sở GD-ĐT về đồng phục cho học sinh. Sở đã yêu cầu các trường thực hiện quy định về đồng phục tùy theo khả năng, điều kiện kinh tế của phụ huynh, khuyến khích các trường có đồng phục sử dụng trong tất cả các buổi học trong tuần, thế nhưng, thông báo của trường con chị đang học về đồng phục lại có rất nhiều loại. Chỉ riêng đăng ký 4 bộ đồng phục đã rất tốn kém nhưng không thể không mua.
Học sinh Trường Tiểu học Yên Hòa, Hà Nội trong một giờ ngoại khóa
Tại Trường Tiểu học Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, ngoài khoản thu tự nguyện ủng hộ cơ sở vật chất, học sinh trái tuyến phải đóng góp cho quỹ tấm lòng vàng của trường từ 1,5 - 2 triệu đồng. Các cháu còn phải "tự nguyện" đăng ký học lớp có máy tính để học nghe, nói tiếng Anh với số tiền cần đóng là 300.000 đồng/tháng. Không có giấy thông báo thu tiền về nhà, học sinh chỉ được thông báo miệng và phụ huynh đến ký nộp tiền vào một cuốn sổ của cô giáo.
Cũng để tránh tiếng "lạm thu", nhiều trường áp dụng chiêu "tự nguyện" được ghi rõ trong điều lệ cha mẹ học sinh để hợp thức hóa các khoản thu. Một phụ huynh học sinh cho biết năm ngoái, trường thu 500.000 đồng/cháu để mua máy điều hòa và dùng "chiêu" thu tự nguyện tại lớp, bắt ký cam kết thì ai cũng phải ký vào.
Năm nay, Hà Nội áp dụng mức học phí mới, theo đó, học sinh mầm non, THCS, THPT, bổ túc THCS, bổ túc THPT sẽ đóng học phí theo 2 mức: 20.000 đồng/tháng/học sinh (đối với khu vực nông thôn) và 40.000 đồng/tháng/học sinh thành thị. Tuy nhiên, nhiều người đã lo lắng khi nhiều trường đã kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh để có thể đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ. Nếu bây giờ học phí giảm, các khoản thu khác sẽ tăng thế nào?
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khoản thu thỏa thuận là khoản thu thường bị biến tướng và dễ gây bức xúc trong dư luận nhất. Dù những khoản thu thỏa thuận là cần thiết, giúp nhà trường thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh (tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú...), tuy nhiên, thu bao nhiêu cho đủ lại là vấn đề khác.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã chỉ đạo với các khoản thu thỏa thuận nên nghiên cứu để tách thành 2 mục, gồm các khoản thu bắt buộc, phục vụ việc học tập, sinh hoạt của học sinh nhưng được phép thỏa thuận và các khoản thu không bắt buộc, thực hiện theo nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, danh mục các khoản thu vẫn chưa được ban hành và các phụ huynh vẫn cứ hồi hộp chờ đợi: Đóng gì, bao nhiêu?
Theo người lao động
Nữ thủ khoa mê hát xoan Từ nhỏ đã sống trong cảnh không cha, nhưng Nguyễn Thị Thu Hương (cựu học sinh THPT Kỹ thuật Việt Trì) vẫn đỗ đầu ĐH Hùng Vương với số điểm 24,5. Thi xong, đi làm thuê Ở cuối làng An Thái, xã Phượng Lâu (Việt Trì, Phú Thọ), trong căn nhà mái bằng 2 gian thiếu vắng đàn ông của mẹ con tân...