Thủ khoa kép Đại học Hà Tĩnh từng bỏ dở Y Hà Nội
Học Y hơn 2 năm, anh Hùng phải bỏ vì bệnh nặng. Sau đó anh thi lại Đại học Hà Tĩnh, trở thành thủ khoa kép đầu tiên của trường.
Anh Trần Thế Hùng ( sinh năm 1991) vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán của Đại học Hà Tĩnh với số điểm 3.79/4.0. Đặc biệt, anh là sinh viên đầu tiên của trường hoàn thành chương trình đại học trong ba năm và cũng là thủ khoa kép đầu tiên của trường. Trước đó, anh đỗ Đại học Hà Tĩnh với số điểm 28,5 khối A, từng đỗ Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội với số điểm trên 26.
Bỏ dở Đại học Y Hà Nội vì bệnh nặng
Năm 2009, anh Hùng lên Hà Nội thi đại học. Đỗ ngành Bác sĩ đa khoa của Đại học Y với 26,5 điểm và Đại học Dược với 27 điểm (chưa tính ưu tiên), anh quyết định học Y vì gia đình luôn muốn “trong nhà có một bác sĩ”.
Học hết năm hai, anh Hùng mắc bệnh hiểm nghèo. Do nhầm lẫn trong chẩn đoán, anh phải điều trị ở 4 bệnh viện tại Hà Nội trong 7 tháng. “Đó là quãng thời gian khó khăn với tôi và gia đình, nhưng cũng là lúc tôi thấm thía nhất sự hy sinh của bố mẹ để quyết định thay đổi tương lai chính mình”, anh Hùng nhớ lại.
Anh Trần Thế Hùng là thủ khoa cả đầu vào và đầu ra của Đại học Hà Tĩnh. Ảnh: NVCC
Căn bệnh của anh trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Bố mẹ phải bỏ tiệm cơm nhỏ ở Hà Tĩnh ra Hà Nội theo anh đi điều trị. Không dám thuê phòng trọ vì sợ tốn tiền, bố mẹ anh thay nhau ngủ gầm giường bệnh hay cầu thang bệnh viện. Thiếu tiền, cứ hai tuần bố lại phải về Hà Tĩnh vay thêm. Sự hy sinh của bố mẹ khiến anh Hùng trăn trở.
Bảy tháng sau, bệnh tình ổn định, cũng không còn đủ điều kiện điều trị ở Hà Nội, anh Hùng xin chuyển về Hà Tĩnh và dạy gia sư để có thêm thu nhập. Dù đã bảo lưu kết quả tại Đại học Y trước khi bước vào điều trị, anh vẫn quyết bỏ ngang.
“Bố buồn và giận với lựa chọn đó, tôi đã phải thuyết phục rất nhiều. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ nếu ở nhà dạy thêm, tôi vừa có thu nhập, bố mẹ lại không phải bỏ một khoản tiền lớn cho tôi học ở Hà Nội, gia đình sẽ nhanh chóng trả hết khoản nợ vì bệnh tình của tôi”, chàng trai Hà Tĩnh nhớ lại.
Dạy thêm tại nhà suốt ba năm, từng có nhiều học trò đỗ cao trong kỳ thi đại học, anh Hùng trở nên yêu mến công việc giảng dạy. Anh quyết định thi lại đại học để có ít nhất một tấm bằng chính quy. Năm 2015, anh đi thi cùng lứa học sinh kém mình 6 tuổi.
Video đang HOT
Kết quả học tập chưa có tiền lệ ở Đại học Hà Tĩnh
Đỗ ngành Sư phạm Toán của Đại học Hà Tĩnh với số điểm 28,5 cùng niềm đam mê Toán học từ những năm đầu cấp THCS, anh Hùng hào hứng khi tiếp tục được đến trường. Nam sinh sinh năm 1991 tự nhủ phải cố gắng thích nghi, hòa đồng với mọi người và tự làm bản thân trẻ hơn.
Gần hết năm nhất, anh Hùng quyết định đẩy nhanh việc học, phần vì hy vọng có thể tốt nghiệp sớm một năm, phần vì cảm thấy học như bình thường nhẹ nhàng so với khả năng. Lúc bấy giờ, Đại học Hà Tĩnh chưa có kế hoạch cho học vượt và cũng chưa có sinh viên nào đề nghị với nhà trường. May mắn khi viết đơn gửi lên hiệu trưởng, anh được thầy tạo điều kiện.
“Đại học Hà Tĩnh không có nhiều lớp để tôi có thể đăng ký học ghép một cách thuận lợi. Gần như môn nào tôi cũng phải nghỉ mấy buổi để khớp được lịch học. Điều đó kéo theo điểm chuyên cần không cao nên tôi luôn cố đạt điểm 10 ở các bài thi kết thúc học phần nhằm gia tăng điểm số”, anh Hùng nói và cho biết đã hoàn thành 140 tín chỉ trong ba năm như dự kiến.
Nói về bí quyết học tập, anh Hùng khẳng định không bao giờ có khái niệm “học đến mấy giờ” mà chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc. Anh luôn có kế hoạch rõ ràng cho từ công việc hay môn học. Vì vậy, ngoài thời gian học tập, dạy thêm và đi lại điều trị bệnh, anh vẫn sắp xếp để tham gia Câu lạc bộ Toán học ở trường. Anh từng đạt nhiều giải thưởng về Toán, trong đó có giải nhất môn Đại số và môn Giải tích ở kỳ thi Olympic Toán toàn quốc năm 2017.
Anh Thế Hùng trong bữa tiệc nhỏ chúc mừng ngày 20/11 do học sinh tổ chức. Ảnh: NVCC
Năm ngoái, được thầy giáo ngỏ ý giúp xin học bổng làm nghiên cứu sinh ở Australia với mức đãi ngộ tốt, anh Hùng từ chối, phần vì không an tâm ở xa bố mẹ, phần vì lo ngại về công việc trong tương lai.
“Nếu làm nghiên cứu sinh, khi về Việt Nam, tôi sẽ ít được đi dạy và nếu có cũng chỉ dạy sinh viên trong khi mong muốn của tôi là gắn bó với học sinh phổ thông. Vì ngoài dạy kiến thức, tôi có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm từ những câu chuyện từng trải”, anh Hùng giải thích.
Bỏ qua cơ hội đó, anh Hùng tiếp tục nhận được lời mời làm việc từ hệ thống trường tư thục nổi tiếng ở Hà Tĩnh với mức lương cao ngay sau khi ra trường. Thế nhưng với mong muốn được đóng góp cho trường THPT chuyên Hà Tĩnh, ngôi trường từng theo học, anh Hùng quyết định về giảng dạy ở đây.
“Tôi hy vọng sẽ giúp đỡ được nhiều học sinh cả về kiến thức và kỹ năng xã hội, đồng thời có thể giúp trường chuyên Hà Tĩnh đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia”, anh Hùng nói.
TS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Sư phạm (Đại học Hà Tĩnh), thông tin anh Thế Hùng là sinh viên học vượt đầu tiên của trường và cũng là người đầu tiên đạt thủ khoa cả đầu vào và đầu ra.
“Hùng có năng lực học tập và khả năng sư phạm rất tốt. Sinh viên như Hùng là của hiếm ở Đại học Hà Tĩnh”, bà Tâm nói.
Dương Tâm
Theo vnexpress.net
Thủ khoa khối B kỳ thi THPT Quốc gia: 3 việc sĩ tử cần làm trong thời điểm nước rút
Chàng thủ khoa khối B này còn đưa ra 'mẹo hay' cho các sĩ tử trong trường hợp phải 'chọn bừa' đáp án khi không kịp giờ.
Trò chuyện với Thủ khoa hôm nay sẽ giới thiệu đến các sĩ tử câu chuyện về chàng trai đạt 29,15 điểm khối B kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 Nguyễn Tiến Dũng (SN 1998, sinh ra ở xóm Trung Tâm, xã Nghi Ân, TP.Vinh, Nghệ An). 9X từng là thủ khoa khối B trường ĐH Y Hà Nội chuyên ngành Bác sĩ đa khoa 2 năm trước.
Số điểm mà Tiến Dũng đạt được ở tổ hợp khối B là Toán: 9,75; Hóa: 9,8; Sinh: 9,6. Ngoài ra ở tổ hợp khối A, Dũng cũng xuất sắc đạt 28,35 điểm với điểm số môn Vật Lý là 8,8.
Chân dung thủ khoa kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Theo chia sẻ của Tiến Dũng, có 3 việc cần làm trong thời điểm 'nước rút' này là ôn lại kiến thức, luyện giải nhanh đề thi và kiểm tra lại.
Cụ thể, trước tiên, các thí sinh nên dành ra ít nhất 1-2 buổi ôn lại một lượt sách giáo khoa hoặc vở học và bài giảng của thầy cô để ghi nhớ lại kiến thức một lần nữa.
Về luyện giải nhanh đề thi, tức là luyện làm bài một cách chính xác và tốc độ. Trong đó, tính chính xác là điều được đặt lên hàng đầu. 'Thử nghĩ xem, nhanh mà ẩu và sai rất nhiều thì còn lại bao nhiêu điểm, làm bài nào cũng chính xác hoàn toàn nhưng làm không kịp thì điểm vẫn cao. Nên nhớ rằng nếu kiến thức mình đã chắc chắn thì việc làm thừa thời gian rất bình thường, ít thì 5 phút, nhiều thì 15-20 phút' - Dũng cho hay. Song song giữa việc luyện giải đề phải kết hợp cả ôn lại kiến thức. Cụ thể, sau khi làm đề các bạn sẽ biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, dựa vào đó mà ôn lại thật kỹ những phần chưa ổn.
Thứ ba đó là kiểm tra lại. Theo chàng thủ khoa, khi làm bài phải đánh dấu lại những câu chưa chắc chắn để nếu còn thời gian thì kiểm tra lại.
Chàng trai quê Nghệ An giành số điểm 29,15 cho tổ hợp khối B
Cách làm bài thi từng môn như thế nào cũng được Tiến Dũng đưa ra lời khuyên tỉ mỉ. Theo Dũng, đề thi gồm 40 câu, 50 phút, đối với môn Sinh học thì khá thoải mái để làm.
Với môn Sinh, anh chàng thủ khoa chia sẻ sĩ tử nên đọc đi đọc lại lý thuyết trong sách giáo khoa để hiểu sâu kiến thức, việc nắm cốt lõi kiến thức mới là điều quan trọng. Để tránh mất điểm phần lý thuyết môn Sinh, bạn nên luyện làm phần này thật nhuần nhuyễn.
Đối với môn Hóa, theo Dũng thì các sĩ tử không cần ngồi học thuộc lòng các công thức mà cần tìm hiểu kỹ bản chất vấn đề rồi làm nhiều bài tập để dễ nhớ công thức hơn. Các nguyên tắc cần nhớ như: Làm nhanh những câu tốt nghiệp, dành thời gian làm những câu khó hơn; tính chính xác luôn nhớ phải đặt lên hàng đầu, làm đến đâu phải đúng đến đó. Đánh dấu những câu chưa chắc chắn hoặc chưa làm được, để nếu còn thời gian thì làm lại.
Dũng còn đưa ra cách khoanh đáp án sao cho chính xác nhất: 'Nếu làm không kịp thì dựa vào tỷ lệ các đáp án phía trước mà khoanh vào đáp án có số lượng ít nhất thì xác suất trúng cao hơn. Nhưng bình thường có thể loại 50:50 nữa, dựa vào kinh nghiệm làm đề của mỗi người có thể xác định được đáp án đúng'.
Hiện tại, 9X đang theo học năm 2, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa, ĐH Y Hà Nội
Chế độ nghỉ ngơi cũng là một điều khá quan trọng khi kỳ thi đang cận kề. Dũng nhấn mạnh, các sĩ tử nên điều chỉnh đồng hồ sinh học để quen với trạng thái làm việc ban ngày thay vì ban đêm. Ngoài ra cần phải ngủ đủ giấc, đúng giờ vào ban đêm, sáng tập dậy sớm để tỉnh táo, sẵn sàng cho những ngày thi cam go.
Theo tiin.vn
Đồng Tháp: Cô giáo một chân cùng học trò nấu 700 suất cơm phục vụ sĩ tử Trong đợt thi THPT quốc gia năm nay, giữa trưa nắng gay gắt, cô giáo Minh Tâm cùng hàng chục học sinh và những người bạn trong nhóm thiện nguyện Nhất Tâm (do cô sáng lập) tận tình trao những suất cơm và nước uống cho các sĩ tử tại điểm thi trường THPT thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp). Cô giáo Nguyễn...