Thủ khoa hai khối A, B: ‘Chọn ngành chớ dại với cao’
Ngô Vương Minh, thủ khoa hai khối A, B kỳ thi THPT quốc gia 2015 lưu ý thí sinh, hãy chọn nghề phù hợp năng lực, hoàn cảnh bản thân, gia đình và chú ý đến cả yếu tố đầu ra.
Đam mê là điều được bạn trẻ nhắc đến nhiều nhất khi định hướng chọn ngành nghề học. Tuy nhiên, thực tế, nhiều học sinh đến giai đoạn nước rút của kỳ thi tuyển sinh vẫn không biết mình đam mê gì, không xác định được hướng đi cho bản thân.
Chọn ngành học theo đam mê và hoàn cảnh
Vũ Thu Thủy – thủ khoa khối C ngành Quan hệ Công chúng -Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014 chia sẻ, học sinh nên nộp hơn một bộ hồ sơ theo các tiêu chí: Năng lực học tập, ý muốn bản thân, định hướng gia đình để có nhiều lựa chọn.
Còn Ngô Vương Minh (sinh viên Đại học Y Hà Nội) khuyên, thí sinh nên tham khảo ý kiến gia đình và tìm hiểu kỹ thông tin trên mạng về ngành nghề mình định gắn bó trong tương lai trước khi quyết định.
Trong khi đó, Hoàng Đình Quang – Á khoa Đại học Ngoại thương năm 2012, lưu ý, nếu hiện tại chưa xác định được đam mê nghề nghiệp thì cũng không nên quá lo lắng. Bởi kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh nộp hồ sơ sau khi biết điểm, sẽ chủ động hơn. Quan trọng là học sinh phải nỗ lực, nếu nản chí, lười biếng thì có đam mê cũng thất bại.
Ngô Vương Minh – thủ khoa kép hai khối A,B kỳ thi THPT quốc gia 2015 và cô giáo. Ảnh:NVCC.
Theo nam sinh Đại học Ngoại thương, đam mê nghề nghiệp cũng nên dựa trên hoàn cảnh gia đình. Điều kiện gia đình khó khăn, học sinh cần cân nhắc một số phương án, có thể phải vừa học vừa đi làm thêm; hay học nghề và lựa chọn trường có miễn giảm học phí.
Chia sẻ quan điểm này, Ngô Vương Minh cho rằng, chỉ có đam mê thôi là chưa đủ, cần có tài năng thực sự và một chỗ dựa vững chắc – gia đình.
Cách chọn nghề không mắc sai lầm
Ngô Vương Minh cho rằng, sai lầm của nhiều bạn trẻ khi chọn ngành, nghề là… đâm đầu vào các trường top cao như Y, Dược, Ngoại thương… Trong khi đó, bản thân không đam mê, không am hiểu về chương trình đào tạo, cũng như năng lực không đáp ứng được yêu cầu. “Hãy chọn nghề phù hợp, không nên để ý quá nhiều đầu vào và phải tính đến cả đầu ra nữa”, nam sinh nêu quan điểm.
Còn với Hoàng Đình Quang, quan trọng là mỗi học sinh phải biết mình có đáp ứng được những điều mà ngành nghề đó yêu cầu hay không? “Ví dụ, nghề phi công đòi hỏi sức khỏe tốt, thần kinh vững, không sợ độ cao. Muốn làm luật sư, bạn phải nói năng lưu loát, không bị ngọng, tự tin… Nếu thí sinh không thể luyện tập để khắc phục các nhược điểm, đáp ứng được yêu cầu mà ngành nghề đặt ra thì không nên lựa chọn”, Quang nói.
Video đang HOT
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là tiềm năng phát triển của ngành muốn học trong tương lai. Á khoa Đại học Ngoại thương cho rằng, khi hiệp định TPP được ký kết, một số ngành nghề cần nhiều nhân lực như xuất nhập khẩu (thủy hải sản, linh kiện điện tử, đặc biệt là các sản phẩm liên quan dệt may), xuất nhập khẩu lao động, sản xuất nguyên vật phụ liệu ngành dệt may, đầu tư nước ngoài, bất động sản, luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ…
Xu hướng phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử cũng khiến các ngành công nghệ thông tin trở nên rất tiềm năng. Đây cũng là một trong những kênh thí sinh nên tham khảo kỹ trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
Hoàng Đình Quang – Á khoa Đại học Ngoại thương 2012. Ảnh: Quyên Quyên.
Nộp hồ sơ thế nào để tỷ lệ đỗ cao?
Xác định đam mê, chọn ngành nghề phù hợp là những yếu tố quan trọng, tuy nhiên, việc nộp hồ sơ là điều kiện quyết định cho kết quả đỗ hay trượt.
Từ trải nghiệm của bản thân, Vũ Thu Thủy chia sẻ, thí sinh cần cân nhắc 3 yếu tố: Lực học, số lượng đăng ký tuyển sinh và điểm trúng tuyển 3 năm gần nhất. Không nên đăng ký xét tuyển theo kiểu “tù mù”, không có thông tin về ngành, trường học.
Còn Hoàng Đình Quang lưu ý, thí sinh cần nắm chắc thông tin tuyển sinh của trường sẽ nộp hồ sơ. Bộ tiêu chí của trường có thể bao gồm: Hạnh kiểm các kỳ học, học lực, điểm trung bình các kỳ học tại trường THPT, điểm thi THPT quốc gia. Trên cở sở đó, các em chuẩn bị kỹ cho bộ hồ sơ của mình “có sức nặng”.
Ví dụ, có trường lại tính điểm xét tuyển dựa trên môn học ưu tiên, nếu cùng được 25 điểm nhưng nếu điểm toán cao hơn thì sẽ được chọn. Càng nắm được nhiều thông tin, học sinh càng có cơ hội trúng tuyển vì “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”.
Theo Zing
Thi nhiều môn, nhiều cơ hội xét tuyển
Ý tưởng tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2007, với mong muốn sẽ triển khai từ năm 2009. Tuy nhiên trên thực tế đến năm 2015, điều này mới trở thành hiện thực.
Đây thât sự là một thay đổi rất lớn trong thi cử, vì lần đầu tiên khâu thi và khâu xét tuyển được tách riêng sau hàng chục năm loay hoay trong cải tiến, cải cách tuyển sinh.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH Mở TP HCM kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015 . Ảnh: Tuổi Trẻ.
Khâu thi đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều cho học sinh, khi số môn thi từ 6 môn trước đây chỉ còn 4 môn tối thiểu, trong đó có 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 1 môn tự chọn.
Trong khâu xét tuyển, thí sinh và trường ĐH, CĐ gặp nhau ở các môn thi mà thí sinh đã dự thi trong kỳ thi trước đó, và nhà trường đưa ra thành tổ hợp (thường là 3 môn) để xét tuyển.
Sự khác nhau giữa hai cụm thi
Thống kê trên quy mô cả nước cho thấy môn lý và môn hóa có tỉ lệ cao nhất trong số các môn tự chọn:
(*): Năm 2015, môn ngoại ngữ là môn bắt buộc, nhưng ở các địa phương khó khăn trong tổ chức dạy môn ngoại ngữ thì có thể thay thế bằng môn thi khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ chọn các môn tự chọn lại rất khác nhau giữa các cụm thi do các trường ĐH chủ trì và các cụm thi do các sở GD&ĐT chủ trì.
Khảo sát tại 4 cụm thi địa phương lớn nhất nước (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Đồng Nai, mỗi cụm đều có trên 10.000 thí sinh) và tại các cụm thi nhỏ nhất (trên dưới 1.000 thí sinh) cho thấy tại các cụm địa phương, môn thi được thí sinh chọn nhiều nhất lại là môn địa lý, với tỷ lệ chọn xấp xỉ 70%; trong khi tại các cụm thi do các trường ĐH chủ trì thì tỷ lệ này dao động xung quanh khoảng 20%.
Tình hình hoàn toàn ngược lại đối với môn lý: tỷ lệ chọn môn lý tại các cụm địa phương rất thấp, thậm chí có cụm chỉ khoảng 5% (Hà Nội), trong khi tỉ lệ chọn môn lý ở các cụm thi ĐH lại rất cao, trong khoảng 60-70%.
Qua các số liệu thống kê có thể thấy rằng về cơ bản, việc chọn môn thi của học sinh là không thay đổi nhiều lắm trong 2 năm cải cách thi cử. Nhưng chắc chắn việc chọn môn cũng dựa trên định hướng mục tiêu của thí sinh là chỉ để xét tốt nghiệp, hay dùng kết quả này để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Việc giảm nhẹ tỷ lệ đăng ký thi môn hóa năm 2015 (có trong tổ hợp khối thi truyền thống A và B) có thể giải thích là: chỉ cần với 4 môn thi tối thiểu toán, văn, ngoại ngữ, lý thì các thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển vào 2 khối thi truyền thống là khối D (toán, văn, ngoại ngữ) và khối A1 (Toán, Lý, Ngoại ngữ).
Tỷ lệ chọn môn địa lý trong 2 kỳ thi THPT năm 2014 và THPT quốc gia 2015 lại khá cao, có hơn 1/3 tổng số học sinh đã chọn môn địa lý là môn thi tốt nghiệp, và đặc biệt tại các cụm thi địa phương thì tỉ lệ chọn môn địa lý càng cao hơn nữa. Lý giải cho việc chọn này, nhiều học sinh cho rằng việc được phép sử dụng Atlat Địa lý trong phòng thi khiến thí sinh tự tin hơn khi làm bài thi.
Thí sinh các trường chuyên chọn nhiều môn thi hơn
Tính chung trên cả nước, tỷ lệ thí sinh thi 4 môn nhỉnh hơn phân nửa (50,5%), trong khi số thí sinh thi 5 môn trở lên chỉ chiếm 38% (khoảng 10% thí sinh đã tốt nghiệp từ những năm trước, chỉ chọn thi 3 môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ).
Đương nhiên gần như 100% thí sinh dự thi tại các cụm thi địa phương chỉ thi 4 môn tối thiểu để xét tốt nghiệp, vì các thí sinh này có thi nhiều hơn 4 môn cũng chẳng để làm gì (không được cấp giấy chứng nhận kết quả thi).
Ở các cụm thi do các trường ĐH chủ trì, tỷ lệ thí sinh chọn môn thi từ 5 môn trở lên vào khoảng 43%. Đặc biệt, ở hầu hết các trường chuyên đều trên 50%, thậm chí có trường tỷ lệ thí sinh chọn từ 5 môn trở lên chiếm đến gần 70%.
Thế nhưng, tuyệt đại đa số đều dừng ở mức 6 môn thi, số thí sinh chọn thi 7 hoặc 8 môn rất ít (chỉ hơn 0,4%). Điều này trùng khớp với số môn thi tốt nghiệp THPT hàng năm trước đây (trước năm 2014), và cũng đủ để thí sinh thi 6 môn có nhiều lựa chọn khi đăng ký xét tuyển theo khối thi truyền thống (xem bang).
Lưu ý là do quy định phải dành 75% chỉ tiêu của năm 2015 để xét tuyển theo các khối thi truyền thống, nên dù trong kỳ xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2015 có đến hơn 100 tổ hợp 3 môn xét tuyển, nhưng phần lớn thí sinh vẫn có khuynh hướng đăng ký thi các môn để có thể tổ hợp thành các khối thi truyền thống A, A1, B, C, D.
Chỉ có khác với trước đây, khi còn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ tách biệt thì đa số thí sinh (trên dưới 50% hằng năm) đăng ký thi khối A, còn với quy định các môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia là toán, văn, ngoại ngữ thì khối D đương nhiên trở thành lựa chọn tiềm năng của hầu hết thí sinh.
Số liệu của kỳ thi năm 2015 cho thấy tuy có sụt giảm nhưng xu hướng thí sinh chọn thi để xét tuyển theo khối A truyền thống vẫn còn rất cao.
Mặc dù hiện nay nhiều trường ĐH, CĐ có bổ sung nhiều tổ hợp môn xét tuyển mà trước đây chưa có như Văn - Sử - Anh, Văn - Địa - Anh..., tuy nhiên việc chọn lựa tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh vẫn còn theo quán tính.
Do vậy, các trường ĐH, CĐ cần cung cấp thông tin đầy đủ hơn về các tổ hợp môn xét tuyển cho học sinh, để ngay khi làm hồ sơ đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2016, học sinh có thể định hướng chọn môn thi phù hợp với việc đăng ký xét tuyển sau này.
Những ngành học dễ xin việc làm Theo dự báo thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Kỹ thuật ôtô, Tâm lý học... là những ngành cần nhiều nhân lực trong vài năm tới.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa/Tuổi Trẻ
Kinh nghiệm làm bài luận khi du học Australia Viết luận lỗi lớn nhất là trích dẫn. Nếu trích dẫn sai thì thể nào cũng bị "oánh" tan tác cái lỗi đạo văn. Thế là điểm kém. Đó là kinh nghiệm của du học sinh Trương Thành Phát, ĐH Monash - một trong 8 trường đầu bảng của Australia. Bạn theo học tại Monash qua sự tư vấn của Trung tâm StudyLink...