Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội: “Tớ là người chơi được”
“Học tàm tạm, văn nghệ biết chút chút, thể thao biết ít ít, tóm lại tớ là thằng chơi được.” – thủ khoa ĐH Dược Hà Nội Phùng Đức Hạnh “tóm lược” về mình đơn giản như vậy.
Thi Dược vì mê Hóa
Sinh ra và lớn lên ở xã Nghi Liên – một xã ngoại thành thành phố Vinh (Nghệ An) trong một gia đình cả bố và mẹ đều là quân nhân, Phùng Đức Hạnh (lớp 12A4, trường THPT chuyên Phan Bội Châu) có điều kiện về kinh tế hơn một số bạn cùng lớp. Thế nhưng không vì thế mà Hạnh lại ỷ vào đó mà tự phụ, hưởng thụ. Bố mẹ bận công tác nên mọi việc từ sinh hoạt cá nhân đến học hành Hạnh đều tự giác làm.
Ngay từ nhỏ, Phùng Đức Hạnh đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, cộng với tính siêng năng cần cù nên lúc nào cũng xếp thứ nhất trong lớp. Học đều các môn nhưng Hạnh đặc biệt có hứng thú với môn Hóa học: “Hóa học không phải là môn khô khan như Toán hay Lý. Hóa học không đơn thuần là trộn chất này với chất kia, đổ các loại dung dịch lại với nhau để tạo ra một chất mới. Hóa học làm một sự sáng tạo vô bờ.” – Hạnh say sưa nói về niềm đam mê lớn nhất của mình.
Năm học lớp 9, Hạnh được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi huyện 3 môn Toán, Lý, Hóa. Kết quả, trong kỳ thi này Hạnh giành được giải Nhất môn Lý, giải Nhì môn Hóa và giải Ba môn Toán. Đến kỳ thi học sinh giỏi tỉnh khối lớp 9, Hạnh “ẵm” luôn giải Nhất tỉnh. Cũng trong năm đó, điểm tổng kết môn Hóa của Hạnh cao ngất ngưởng 9,9 điểm. Từ kết quả đó cộng với niềm đam mê đặc biệt với Hóa học, Hạnh quyết định đăng ký vào lớp chuyên Hóa của trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Dưới sự dìu dắt của các thầy cô giáo, một lần nữa Hạnh lại giành giải thủ khoa môn Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12.
“Tớ may mắn được bố mẹ, thầy cô hiểu, động viên và hết sức tạo điều kiện. Môn Hóa điều quan trọng là phải thực hành, nhưng trong chương trình học chỉ được thực hành trong thời hạn cho phép nên phần này bọn tớ hơi yếu. Thầy chủ nhiệm đã tổ chức Lễ hội Hóa học cho chúng tớ có điều kiện để cọ xát nhiều hơn với thực tế.” – Hạnh cho biết. Trong Lễ hội Hóa học được tổ chức tại trường, đã có một vụ “tai nạn” xảy ra trong lúc lớp của Hạnh biểu diễn. “Ý đồ ban đầu là đổ natri vào nước nhằm tạo ra một ngọn lửa, nhưng không hiểu do run quá hay sao mà một thành viên đã đổ hóa chất quá tay. Một tiếng nổ vang lên, không phải là một ngọn lửa mà là một cột pháo hoa. Khán giả dưới sân khấu vỗ tay vang dội, chỉ có những thành viên trong lớp là hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đến giờ đó vẫn là một bí mật.” – Hạnh hóm hỉnh.
Gắn bó, say mê với môn Hóa học, nên Hạnh quyết định thi vào Trường ĐH Dược bởi bạn nhận thấy rằng giữa Hóa học và Dược có quá nhiều điểm chung, vào đây Hạnh càng có nhiều điều kiện để thỏa mãn niềm đam mê của mình. Ngoài ra, Hạnh quyết định thi vào ĐH Dược bởi bạn mong muốn từ niềm đam mê Hóa học của mình sẽ bào chế ra những liều thuốc có thể chữa được nhiều bệnh nan y.
Và kỳ thi ĐH vừa rồi, Hạnh đã lập thành tích mới khi trở thành thủ khoa ĐH Dược với số điểm 28,75 (Toán 9, Lý 10, Hóa 9,75) và được làm tròn thành 29.
Video đang HOT
Phùng Đức Hạnh – thủ khoa ĐH Dược Hà Nội năm 2011 với số điểm 28,75 và được làm tròn thành 29.
Thủ khoa cũng ngại đề tự luận
Nói về cậu con trai của mình, anh Phùng Đức Cẩn không giấu được niềm tự hào: “Thấy cháu nó học được, mọi người cũng khuyên chúng tôi tác động cho cháu thi vào khối kinh tế nhưng vợ chồng tôi cho con toàn quyền quyết định. Khi Hạnh đăng ký thi vào Trường ĐH Dược chúng tôi cũng hết sức ủng hộ. Mục tiêu là thi đỗ đại học thôi, nhưng Hạnh lại đỗ thủ khoa. Đó là niềm vinh dự, tự hào, hãnh diện không chỉ của cháu mà là của cả gia đình.”
Hạnh và bố mẹ.
Chia sẻ về bí quyết của mình, Hạnh cho biết: “Thật ra tớ cũng không có bí quyết chi mô. Tớ cố gắng làm thật nhiều bài tập, làm nhiều sẽ quen dạng, khi gặp dạng đề tương tự sẽ tư duy nhanh hơn. Nói thật là tớ không tự tin với dạng đề tự luận nên khi làm hay có sai sót. Tớ thích dạng bài trắc nghiệm hơn.”
Điều đặc biệt là tủ sách của chàng thủ khoa này là rất ít sách tham khảo, ngoài bộ đề thi trắc nghiệm ra thì chỉ toàn sách giáo khoa. Hạnh cho biết: “Các kiến thức thi đại học đều nằm trong sách giáo khoa, bởi vậy không nên bỏ qua một phần nào cả. Tớ phát hiện ra rằng những bài khó là thường rơi vào những phần tiểu tiết ở trong sách giáo khoa, những chữ in nhỏ ở hai bên, kể cả phần đọc thêm. Thường thì những phần này mọi người đều cho rằng không quan trọng nên hay bỏ qua. Một bí quyết nữa của tớ là không nên học một mình mà nên học theo nhóm, tất nhiên là phải nghiêm túc. Khi học theo nhóm, chúng ta sẽ dễ dàng bàn luận để tìm ra phương án tối ưu nhất. Hai cái đầu thì luôn hơn một cái đầu mà.”
Thủ khoa bên góc học tập.
Khi học, Hạnh là người cực kỳ nghiêm túc nhưng Hạnh không phải là “con mọt sách”. Ngoài thời gian học, Hạnh thường dành thời gian để rèn luyện sức khỏe. Mỗi ngày đều đặn 2 lần Hạnh đạp xe tổng cộng 14 cây số để vào Vinh học rồi về nhà. Vừa chủ động đi lại, vừa là một cách tập thể dục. Cậu chàng có hai má lúm đồng tiền như con gái và nụ cười rất rạng rỡ và hát khá hay này chia sẻ: “Ra Hà Nội tớ sẽ cố gắng học thổi sáo. Thứ nhất mua sáo rẻ hơn mua đàn. Thứ hai, học sáo cũng dễ và nhanh hơn học các loại nhạc cụ khác. Thứ ba là thổi sáo thì trông rất… lãng tử”.”
Theo BĐVN
Nữ sinh 8X đam mê Hóa học có thành tích cực "khủng"
Với tổng kết 3.62/4.0 theo chương trình đào tạo tiên tiến, cô sinh viên 8X Nguyễn Thị Thùy n đã bảo vệ khóa luận tốp bằng tiếng Anh, tốp xuất sắc của trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) và giành được học bổng học 5 năm tiến sỹ tại ĐH Illinois (Mỹ).
Thành tích học tập đáng nể
Đam mê Hóa học từ nhỏ, mày mò thí nghiệm và thích những phản ứng hóa học giữa các chất, cô bé nhỏ nhắn Thùy n đã yêu Hóa học ngay khi tiếp xúc với nó. Cô quyết tâm không tham gia cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa bởi cô muốn "dành trọn thời gian để nghiên cứu nó, và học đều tất cả các môn".
Quyết tâm thi đại học vào khoa Hóa, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, n sở hữu 2 điểm 10 môn Hóa và Lý. Được tuyển vào lớp Tài năng, học chương trình tiên tiến thí điểm của Bộ GD-ĐT, ngoài việc nghiên cứu sâu thêm về ngành Hóa, n còn phải học trên 10 môn chuyên ngành bằng tiếng Anh và điều kiện trước khi ra trường phải đạt IELTS 6.5.
Thùy n tại buổi bảo vệ khóa luận tốp bằng Tiếng Anh tháng 6 vừa rồi.
Thật không dễ dàng để đạt được thành tích đó. Thời gian đầu, n chán nản và mệt mỏi vì học quá nhiều môn, nghe các giáo sư nước ngoài giảng dạy và đọc tài liệu bằng tiếng Anh, n không có thời gian để dành tình yêu cho môn Hóa nữa. "Ban đầu choáng vì mình là "dân" khối tự nhiên, chỉ nghe thầy giảng bập bõm, còn đâu chép trên bảng và về nhà tự đọc sách. Quyển từ điển chuyên ngành luôn thường trực ở trên tay mình, nhiều khi cả tuần chẳng đi chơi được đâu" - Thùy n tâm sự.
Để sắp xếp hợp lý, n nói thêm: "Mình học Hóa xen kẽ với tiếng Anh, như thế mình bớt căng thẳng và mệt mỏi hơn. Lúc giải lao, mình nghe các bài hát và đoạn hội thoại tiếng Anh, nên thấy khá thú vị".
Năm thứ 4, n may mắn được thực tập 2 tháng tại ĐH Illinois (Mỹ) và được tham gia các dự án thiết thực về điều chế thuốc đã thôi thúc cô quyết tâm thi IELTS để học tiến sỹ ở nước ngoài. Thời gian này đối với n là quan trọng nhất để n khẳng định mình. n nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ của các thầy cô bên đó. Thầy Alexandre Scheeline giảng dạy môn Hóa phân tích ở trường ĐH Illinois là người ủng hộ và ảnh hưởng nhiều nhất đến việc học tiếng Anh của n. n thường xuyên trao đổi bài học, cũng như chia sẻ, tâm sự qua mail hay chat voice qua yahoo.
Với điểm tổng kết 3.62/4.0, Thùy n tốp với vị trí á khoa, được nhậng khen sinh viên xuất sắc và là một trong 9 sinh viên được tuyên dương trước toàn trường năm học 2007 - 2011.
Và hoài bão lớn
Có ước mơ du học từ cấp 3, thường xuyên theo dõi các chương trình khoa học trên báo đài, n đam mê Hóa học từ lúc nào. Tình cờ, n tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ trẻ em chất độc màu da cam, cô bé đầy hoài bão có mơ ước thực tế hơn: "Muốn trở thành nhà nghiên cứu về hóa học, trở thành một trong những người đầu tiên điều chế ra thuốc chữa bệnh ung thư, đưa nền khoa học ứng dụng vào cuộc sống ở Việt Nam", n khẳng định.
n cho rằng nền khoa học ứng dụng vào cuộc sống ở nước ta còn chưa phát triển. Nếu so với nước ngoài thì "chẳng thấm vào đâu". Sau 2 tháng thực tập ở ĐH Illinois, cô đã vạch ra con đường ước mơ của mình một cách rõ ràng. Cô chia sẻ về điều học hỏi được: "Mình được tiếp xúc với nền khoa học tiên tiến trên thế giới, về công nghệ hóa sinh như biến đổi gen và làm cùng các dự án điều chế thuốc chữa bệnh...". Điều này khiến cô sinh viên đam mê Hóa nỗ lực và quyết tâm hơn.
Mặc dù gia đình không ai theo ngành Hóa, mẹ của n luôn khuyên cô con gái không nên theo vì "vất vả và độc hại". Nhưng đối với n, đắm mình vào các phản ứng hóa học, nghiên cứu những điều bí ẩn và kỳ diệu của Hóa học là điều thú vị nhất mà cô không dễ dàng từ bỏ.
Ngày 24/7 sắp tới, n sẽ lên đường sang ĐH Illinois (Mỹ) để học tiến sỹ trong 5 năm. Cô dự định sẽ về Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu và tìm ra những loại thuốc, phát minh ra phương thức chữa các bệnh ung thư. "Mình không có dự định ở bên đó, mình còn trẻ nên phấn đấu, học tiến sỹ bên đó với mục đích có thêm kiến thức để phục vụ nước nhà", n cười tươi chia sẻ.
Không phải là người quá nổi bật, nhưng Thùy n luôn tự hào về tình yêu Hóa học của mình. Đối với cô, nghiên cứu Hóa học là sự nghiệp của cả đời, không dễ gì từ bỏ.
Theo Dân Trí
Trả 20.000 USD níu chân sinh viên loại ưu Vì số người nghiên cứu các ngành khoa học đang ngày càng suy giảm nên các sinh viên tốt nghiệp loại ưu trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Toán học là mục tiêu để Chính phủ Anh nhắm tới. Những sinh viên khác cũng được trả mức lương 13.000 USD để dạy "những chuyên ngành đang được ưu tiên hàng đầu" như...