Thủ khoa đầu vào ĐH Bách khoa TP.HCM: Học giỏi nhưng lại cực kỳ khiêm tốn, hé lộ bí quyết làm bài tưởng khó mà “dễ như chơi”
Em Trần Công Huy Hoàng, cựu học sinh Trường THPT Châu Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là thủ khoa Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Đồng thời em cũng trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) ở phương thức xét tuyển này.
Suốt những ngày qua, cái tên Trần Công Huy Hoàng luôn nhận nhiều sự quan tâm, ngưỡng mộ và được báo chí nhắc đến. Theo đó, em đã vượt qua hơn 23.000 thí sinh dự thi để trở thành thủ khoa với 1.118 điểm (thang điểm 1.200). Với thành tích này, nam sinh này chính thức trở thành Thủ khoa Kỳ thi Đánh giá Năng lực của trường ĐH Quốc gia TP.HCM.
Bất ngờ trước thành tích đạt được
Chia sẻ cảm xúc sau khi trở thành thủ khoa tại kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL), Huy Hoàng cho biết, em cảm thấy vô cùng vui mừng và cũng rất bất ngờ. 10X này cho biết thêm, cùng sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, em cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô cũng những lời động viên, ủng hộ của gia đình.
Huy Hoàng tâm sự, ngay từ khi còn nhỏ, em luôn mơ ước được vào trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Bởi qua lời của người thân và các phương tiện truyền thông đại chúng, em thấy trường có chất lượng đào tạo tốt, cũng tạo ra nhiều sân chơi cho sinh viên thể hiện, khẳng định bản thân, học hỏi thêm kinh nghiệm.
Trước mỗi quyết định của bản thân, Huy Hoàng luôn nhận được sự động viên, ủng hộ từ gia đình.
Với mơ ước đó, Huy Hoàng đã đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Bách khoa với 3 ngành là Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật ô tô và Kỹ thuật điện. Với thành tích đạt được trong kỳ thi ĐGNL, em đã may mắn đỗ nguyện vọng 1, ngành mà bản thân em yêu thích.
“ Từ nhỏ em đã được tiếp xúc với máy tính, ngay khi bước vào tiểu học. Dần dần em nhận ra được những lợi ích mà máy tính có thể mang lại cho cuộc sống con người. Từ đó em luôn muốn trở thành một người có thể tạo ra những sản phẩm có thể hỗ trợ cho con người nhiều hơn trong cuộc sống”, nam sinh đến từ Bà Rịa – Vũng Tàu tâm sự.
Huy Hoàng cho hay, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, khoa và trường. Cậu bạn hào hứng chia sẻ: “Em sẽ cố gắng trau dồi chuyên môn lẫn các kỹ năng cần thiết vì đích đến của em sẽ tạo ra những sản phẩm về công nghệ thông tin có thể giúp ích cho con người, có ích cho xã hội. Chính vì vậy, em sẽ luôn cố gắng hết sức để có thể đạt được mục tiêu của mình”.
Bí quyết học ít mà chất
Được biết, ngoài đạt thành tích cao tại kỳ thi Đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia TP.HCM, em cũng đạt 27,65 điểm khối A1 tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Trong 3 năm cấp ba, Huy Hoàng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và đạt giải Nhì Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý khối 12.
Theo Huy Hoàng, yếu tố quan trọng nhất để đạt điểm cao trong các kỳ thi vẫn là trong quá trình học em luôn cố gắng tiếp thu các kiến thức cơ bản, từ đó học hỏi và phát triển lên những kiến thức nâng cao.
Video đang HOT
“Một người thầy của em vẫn luôn dặn dò em phải phát triển tư duy giải quyết bài toán chứ không quan trọng số bài tập mà mình đã vượt qua. Em luôn lấy lời đó làm kim chỉ nam cho phương pháp học tập của bản thân”, Hoàng chia sẻ.
Bên cạnh đó, Huy Hoàng cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề sức khoẻ trước khi bước vào mỗi kỳ thi. Em luôn đi ngủ đúng giờ vì khi ngủ đủ giấc sẽ giúp nhớ bài tốt hơn và giúp não hoạt động một cách tốt nhất. Em cũng hay dành thời gian rảnh để ôn những câu toán logic. Khi làm bài cố gắng không mắc lỗi sai từng gặp.
Ngoài ra, em cũng cho biết thêm, việc phải học cách giữ bản thân bình tĩnh trong các kì thi cũng là điều vô cùng quan trọng.
Tân thủ khoa Huy Hoàng.
Chiến lược làm bài Đánh giá năng lực
Huy Hoàng cho biết, bài thi ĐGNL đòi hỏi phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều môn học. “Mấu chốt ở đây là phải có những kiến thức cơ bản của tất cả các môn, vì nếu đã có kiến thức cơ bản rồi thì khi có thêm dữ kiện của đề, mình sẽ có thể tìm ra câu trả lời, kể cả khi mình không chuyên về môn học đó”.
Hoàng chia sẻ thêm, trong đê thi ĐGNL 2020 phần kiến thức khó nhất thuộc về môn Hoa hoc va Sinh hoc. Bởi vi 2 môn co lương kiên thưc nhiều va dan trai.
Huy Hoàng (đứng bên phải) chụp kỷ yếu cùng cô và bạn trong lớp.
Bật mí về chiến lược để làm tốt bài trong kỳ thi ĐGNL năm 2020, Trần Công Huy Hoàng cho biết, em luôn ưu tiên lam những câu dễ trước, câu khó sẽ để lại cuối cùng. Em cho rằng, nếu sai câu khó còn hơn bỏ qua câu dễ.
Đồng thời, nam sinh 10X này cũng quan niệm, khi đã hoàn thành các câu dễ thì sẽ thoải mái giải những câu khó hơn và dồn toàn tâm vào chúng. Ngoài ra, với những đê bài dài thi nên tóm tắt đề để dễ dàng xử lý dữ liệu đề bài đưa ra.
Những cú trượt và hành trình 'làm lại từ đầu' của thủ khoa kép ĐH Giao thông
Vượt qua cú trượt dài những năm cấp 2 khi luôn là học sinh 'đội sổ', Bảo Lâm tiếp tục gặp phải nỗi ám ảnh khi trở thành thủ khoa đầu vào với mác 'con nhà nòi' ở ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội...
Kết quả, Nguyễn Bảo Lâm (1997) đã trở thành thủ khoa đầu vào của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Bốn năm sau, cậu cũng xuất sắc đoạt danh hiệu thủ khoa đầu ra và được giữ lại làm giảng viên của trường.
Từ bỏ trường chuyên
Sinh ra trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo, Lâm tự nhận bản thân có phần may mắn nhưng cũng là áp lực khi bố mẹ luôn đồng hành cùng mình trong việc học.
"Em hay đùa với các bạn rằng, trong suốt 12 năm đi học, nếu như mỗi kỳ các bạn chỉ có một lần họp phụ huynh thì với em, dường như ngày nào cũng thế".
Cấp 2 phải học trong môi trường quá sức với "toàn bạn giỏi", Lâm cho biết bản thân luôn phải gồng mình lên với cường độ học tập cao.
"Nhưng càng áp lực, em càng cảm thấy bản thân học không vào. Hồi đó em giống như một học sinh cá biệt, là thành phần xếp cuối của lớp với học lực kém. Xung quanh em, các bạn đều học đội tuyển và là học sinh cưng của thầy cô. Em cảm thấy các bạn đều không muốn chơi với mình", Lâm nói.
Quãng thời gian đó với Lâm giống như một cú trượt dài mà dù có cố gắng như thế nào cũng "không ăn thua".
Nguyễn Bảo Lâm (1997) là thủ khoa kép của Trường ĐH Giao thông Vận tải
Thời điểm sắp thi cấp 3, khi các bạn trong lớp mải mê ôn luyện vào trường chuyên lớp chọn, Lâm lại được cô giáo khuyên nên theo một ngôi trường bình thường.
"Lúc đó, mẹ khuyên em nên giữ một tinh thần tốt và phải tin vào bản thân. Sau này em mới thấy biết ơn vì mẹ đã giúp em nhận ra mình không kém cỏi đến như thế" - Lâm nói.
Lâm chọn thi vào lớp chuyên Anh của trường chuyên Ngoại ngữ và Sư phạm. Kết quả, cậu đỗ vào cả hai trường.
"Khi ấy em đã thực sự cởi bỏ được mặc cảm".
Song, mặc dù đỗ vào hai ngôi trường "hot" của Hà Nội, Lâm vẫn quyết định từ bỏ.
"Em sợ rằng khi học trường chuyên, sự áp lực lại lấn át những thứ khác khiến em không có cơ hội phát triển. Từ những trải nghiệm của năm cấp 2, em không muốn đi theo con đường như thế nữa".
Trong những năm cấp 3, kết quả học tập của Lâm khá hơn rất nhiều. Cậu đã đoạt nhiều giải thưởng cấp quận, thành phố trong bộ môn tiếng Anh ở giai đoạn này.
Áp lực từ mác "con nhà nòi"
Có bố là giảng viên Trường ĐH Giao thông Vận tải, ông nội là một trong những tổng công trình sư đầu tiên của Việt Nam và cũng là người chỉ huy xây dựng cầu Hàm Rồng, cầu Thăng Long, Lâm luôn cảm thấy tự hào và muốn tiếp bước truyền thống gia đình.
Vì vậy, cậu quyết định đăng ký vào ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Năm ấy, Bảo Lâm trở thành thủ khoa đầu vào toàn trường.
Nhưng chính danh hiệu này và mác "con nhà nòi" lại một lần nữa khiến Lâm cảm thấy áp lực. Cuối năm học đầu tiên, cậu mệt mỏi khi phải đối diện với những sự nghi hoặc của người khác về năng lực của mình. Lâm chán nản và bắt đầu trốn tiết.
Suốt hai tháng như thế đủ để nam sinh nhận ra mình gần như không còn hiểu thầy cô nói gì nữa. Nỗi ám ảnh của những năm cấp 2 ùa về khiến Lâm quyết định quay trở lại việc học.
"Lần này, thay vì bị chi phối, em quyết tâm biến chính áp lực đó thành động lực và mục tiêu. Nếu các bạn cố gắng 1, em phải cố gắng gấp 10 để tự khẳng định mình và đập tan mọi sự nghi hoặc của người khác".
Nam sinh luôn tận dụng thời gian để học từ các thầy cô và những người bạn. "Học xong trên lớp, em lại rủ các bạn tới thư viện vì mỗi bạn có phương pháp khác nhau để mình có thể học hỏi. Trước mỗi kỳ thi, em luôn vạch ra kế hoạch tỉ mỉ về mục tiêu, nhiệm vụ từng ngày".
Chỉ 2 tuần, Lâm đã bắt kịp các bạn và đạt điểm số 3,97/4 sau khi kết thúc năm thứ nhất.
Lâm được vinh danh tại Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2020
Năm thứ 3, cậu là đại diện của trường sang Nhật Bản 1 tuần để giao lưu, học hỏi và tham quan các cơ sở nghiên cứu của nước bạn. Đến năm thứ 4, cậu tiếp tục được cử sang Nhật, tham gia vào hội thảo quốc tế do hội kỹ sư Nhật Bản tổ chức.
"Đây là hội thảo thường niên và là nơi các kỹ sư đến từ những nước khác nhau có thể công bố các nghiên cứu mới và trao đổi chuyên môn. Em được đại diện Việt Nam đứng lên phát biểu về nội dung liên quan đến các dạng hư hỏng của cầu bê tông cốt thép. Những chuyến đi này đã nhen nhóm cho em mục tiêu sẽ đặt chân tới nước Nhật để tiếp tục học cao lên".
Sau 4,5 năm học, Lâm tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông Vận tải với điểm số 3,82/4 và trở thành thủ khoa đầu ra của trường. Từ bỏ những cơ hội việc làm tốt, Lâm quyết định tiếp tục học cao hơn với mong muốn được làm công tác giảng dạy để chia sẻ vốn kiến thức của mình với các bạn sinh viên.
"Em nghĩ lợi thế của mình là hiểu được môn học này khô khan ở chỗ nào và khắc phục ra sao. Em rất muốn được chia sẻ và giúp đỡ sinh viên vượt qua những điều đó".
Hiện tại, Lâm đang là giảng viên thỉnh giảng môn Vật liệu xây dựng của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Ngày đầu tiên ra mắt bộ môn và giảng dạy thử, đứng trước hơn 10 giảng viên của khoa, Lâm cảm thấy dù bản thân có chuẩn bị kỹ càng đến đâu vẫn là không đủ.
"Trước đây khi còn là sinh viên, dù em có nói sai, thầy cô vẫn có thể châm chước. Nhưng giờ đã là đồng nghiệp, em cần phải giữ cho mình thái độ nghiêm túc hơn ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất như không được đến muộn".
Chia sẻ bất ngờ từ thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực 2020 Trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước, Trần Công Huy Hoàng mong muốn sẽ có thể tạo ra những sản phẩm công nghệ thông tin hỗ trợ nhiều hơn cho con người trong cuộc sống. Những ngày qua, cái tên Trần Công Huy Hoàng, cựu học sinh Trường THPT Châu Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã được nhiều người và báo...