Thủ khoa ‘bật mí’: Vào thi tiếng chó sủa 40 phút và cách tập trung độc đáo
Khi thí sinh đặt vấn đề làm sao để có thể ôn thi tốt nghiệp THPT hiệu quả và thi đạt được kết quả cao, các thủ khoa đầu vào của các trường ĐH năm 2020 đã có những ‘bật mí’ đầy ấn tượng.
3 thủ khoa Trần Ngọc Đoan, Võ Lập Phúc và Trần Đức Lương chia sẻ bí quyết cho học sinh cách ôn và làm bài thi hiệu quả – HOA NỮ
Trong chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức, đội ngũ thủ khoa đầu vào và đầu ra của các trường đã có những chia sẻ hữu ích về cách học và thi hiệu quả cho thí sinh. Trong đó app giúp học tập trung cao độ mà thủ khoa Trần Ngọc Đoan, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM chia sẻ, hay cách mà thủ khoa Võ Lập Phúc, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ứng phó với tiếng chó sủa đúng 40 phút trong lúc làm bài thi môn văn cũng khiến nhiều học sinh vô cùng thích thú.
Rèn sự tập trung sâu
Đoan khẳng định sự tập trung là điều rất quan trọng trong quá trình ôn luyện. Và có app giúp học sinh có thể tập trung được tối đa trong quá trình học mà Đoan đã từng vận dụng rất hiệu quả.
Thủ khoa Trần Ngọc Đoan chia sẻ bí quyết ôn thi hiệu quả cho học sinh tại chương trình Tư vấn mùa thi
“Trong quá trình học các bạn cứ cầm đến điện thoại làm hết việc này đến việc khác, rồi sau đó mới quay lại việc học, dẫn đến việc ôn luyện của mình càng ngày càng không hiệu quả. Cuối buổi học đó, tự dưng các bạn cảm thấy rằng hôm nay mình sử dụng điện thoại trong quá trình học và làm mình chẳng học được gì cả. Đến 12 giờ đêm, bạn lại hối hận vì bản thân đã không thể nào tập trung vào việc học mà lại nghịch điện thoại các kiểu… rồi lúc đó lại bật dậy ra khỏi giường để có thể học bù lại, nhưng điều đó là không nên vì vừa không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe”, Đoan chia sẻ.
Và anh chàng thủ khoa bật mí: “Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT mình đã sử dụng app Forest. Với app này mình sẽ đặt ra một khoảng thời gian mà trong thời gian đó chúng ta tập trung hoàn toàn vào việc học. Chẳng hạn như đặt lịch là tập trung 1 tiếng đồng hồ và đặt thêm chế độ tập trung sâu, trong vòng 1 tiếng đồng hồ đó, mình đặt sẽ trồng được một cái cây. Nếu chúng ta tập trung tối đa và không cầm vào điện thoại để làm những chuyện khác thì cái cây đó sẽ xanh tốt và phát triển, còn nếu ngược lại thì cây sẽ chết”.
4 thủ khoa đầu vào (từ trái sang: Trần Ngọc Đoan, Võ Lập Phúc, Trần Đức Lương, Nguyễn Phú Nghĩa) tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm 2021 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức – HOA NỮ
Theo Đoan nên đặt khoảng thời gian mà bản thân cho rằng mình có thể tập trung sâu nhất, với Đoan thì anh chàng đặt khoảng 45 phút, sau khi trồng được một cái cây thì sẽ nghỉ giải lao khoảng 5 phút, rồi sẽ tiếp tục trồng cây khác.
“Các bạn nên đặt mục tiêu là trong đêm đó mình sẽ trồng được bao nhiêu cái cây rồi chúng ta sẽ đi ngủ, sáng hôm sau mục tiêu của chúng ta là trồng thêm bao nhiêu cái cây nữa. Cứ lặp lại như thế, sau một ngày hoặc một tuần, chúng ta sẽ tổng kết lại vườn cây của mình đã được bao nhiêu. Cái cảm giác mà nhìn vườn cây của mình thật nhiều cây xanh tốt, cảm giác đó hạnh phúc vô cùng, các bạn ạ. Và đó chính là lý do có thể cho mình được động lực để ôn tập, nhưng cũng rèn sự tập trung sâu để khi vào phòng thi có thể vận dụng được”, chàng thủ khoa gửi gắm.
Làm quen với những tác động gây xao nhãng
Còn câu chuyện mà Võ Lập Phúc, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, kể khi thi môn văn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, con chó của nhà kế bên trường thi sủa đúng 40 phút và cách Phúc vẫn giữ được bình tĩnh để làm bài thi cũng khiến nhiều người ấn tượng.
“Hôm mình thi môn văn con chó của nhà nào kế bên trường thi nó sủa đúng 40 phút, viết xong đoạn mở bài và đoạn đầu tiên của thân bài thì con chó mới hết sủa. Và đó chính là những trường hợp mà mình sẽ không thể lường trước được khi vào phòng thi”, Phúc kể.
Câu chuyện ứng phó với tiếng chó sủa đúng 40 phút của Phúc khiến học sinh vô cùng thích thú
Chia sẻ thêm với người viết, Phúc cho biết trong khi nhiều bạn không thể nào tập trung để làm bài được thì Phúc vẫn không bị xao nhãng bởi những tiếng chó sủa inh ỏi suốt 40 phút đó.
“Do trước đó mình đã có 2 tháng làm quen với việc điều phối nhịp văn trong môi trường tiếng động mạnh bằng cách nghe nhạc rock nhưng vẫn đảm bảo được quá trình diễn đạt không bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, mình thấy khá thoải mái và thậm chí không bị xao nhãng trong quá trình viết”, Phúc chia sẻ.
Phúc chia sẻ bí quyết của mình tại chương trình Tư vấn mùa thi – ĐÀO NGỌC THẠCH
Rồi anh chàng thủ khoa cho biết thêm có một số bạn cùng phòng thi bảo là bị ảnh hưởng và phân tâm khi tiến hành diễn giải ý văn, do đó Phúc muốn gửi lời khuyên đến các bạn sẽ là sĩ tử trong kỳ thi lần này về việc nên áp dụng mô hình học văn trong môi trường nhạc mạnh để phá bỏ khuôn khổ của việc học văn phải diễn ra trong môi trường yên tĩnh. Thay vào đó, nên cho phép bản thân trải nghiệm quá trình sinh tạo ngôn ngữ dưới các tác động gây xao nhãng để phòng các trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra.
“Các bạn sẽ không thể lường trước được những việc sẽ có thể xảy ra trong phòng thi.. Cho nên chúng ta luyện sự tập trung của mình bằng cách nghe nhạc rock lúc viết văn sẽ cho các bạn một trải nghiệm rất đặc biệt mà mình đảm bảo mới lúc đầu các bạn sẽ không thể viết được quá 2 dòng, nhưng sau đó, dần dần chúng ta sẽ làm quen và tập cho mình sự tập trung hiệu quả nhất dẫu cho những tác động từ môi trường xung quanh”, anh chàng thủ khoa gửi gắm đến các sĩ tử.
Bí quyết độc đáo của thủ khoa: Nghe nhạc rock để học văn
Dành thời gian chơi game trong quá trình ôn thi để thư giãn, sử dụng ứng dụng để tăng tính tập trung và thậm chí là nghe nhạc rock để học văn tốt hơn là những bí quyết ôn thi độc đáo của các thủ khoa.
Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm 2020 (đứng), chia sẻ kinh nghiệm học tập tại chương trình khai mạc Tư vấn mùa thi năm 2021 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Sử dụng app để luyện sự tập trung
Còn một tuần nữa là đến kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM nên nhiều học sinh quan tâm đặt câu hỏi về cách để thi tốt cho kỳ thi này. Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2019, cho rằng kỳ thi gì cũng cần một quá trình, nên khi các bạn nhồi kiến thức vào một lúc trong giai đoạn cuối như thế này thì khi vào phòng thi sẽ mau quên và không mang lại hiệu quả.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Nguyễn Phú Nghĩa, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2019, chia sẻ cách ôn thi - ĐÀO NGỌC THẠCH
Trần Đức Lương, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM 2019, chia sẻ: "Mỗi tuần lên một kế hoạch riêng, buổi sáng học theo lịch của trường, chiều học thêm, buổi tối là khoảng thời gian mình học khá ít, làm 1 hoặc 2 đề chứ không nên làm quá nhiều đề vì sẽ bị bão hòa kiến thức và gây áp lực cho mình. Bí quyết để mình giảm bớt áp lực và mệt mỏi khi ôn thi đó là nghỉ giải lao và dành ít thời gian chơi game để lấy lại tinh thần".
Còn theo Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM: "Trong quá trình ôn thi, mình sử dụng app Forest, để đặt ra một khoảng thời gian tập trung tối đa. Với việc sử dụng app này, mình đặt trong một tiếng đồng hồ để tập thì sẽ trồng một cái cây, nếu trong một tiếng đồng hồ đó mà ta không cầm vào điện thoại thì cây sẽ được tươi tốt, nếu ta động vào điện thoại và tắt app đó thì đồng nghĩa cây sẽ chết đi.
Trong một đêm ôn tập, ta xem thử mình trồng được bao nhiêu cây đồng nghĩa với việc mức tập trung của mình như thế nào. Sau một tuần, một tháng tổng kết lại vườn của mình được bao nhiêu cây. Nhìn thành quả của mình thật sự rất sướng và có động lực để học bài hiệu quả hơn".
Học hóa cũng cần cảm xúc
Nguyễn Lê Phước Thọ, Trường THPT Ngô Quyền, đặt câu hỏi: "Muốn học y nhưng môn hóa không tốt nên làm thế nào để lấy lại gốc hóa trong vòng 3 tháng và đạt được điểm cao?".
Về bí quyết học hóa, Quang Trọng Minh, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Mở TP.HCM, chia sẻ về chính câu chuyện của mình từ một chàng học sinh học hóa chưa bao giờ được trên 4 điểm nhưng trở thành thủ khoa đầu ra và điểm môn hóa lúc nào cũng cao nhất lớp. Điều đặc biệt, bí quyết để học tốt môn hóa của Minh là vận dụng cảm xúc để học tốt hơn: "Hoàn cảnh để thúc đẩy các bạn thành công và giỏi hơn rất nhiều, vì thế mình khuyên các bạn nên đưa yếu tố cảm xúc vào quá trình học để tạo được nhiều động lực hơn".
Một học sinh hỏi về mẹo học môn văn, Võ Lập Phúc, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, "bật mí" đầy bất ngờ: "Có 3 mẹo học văn của riêng mình, đầu tiên là học thuộc lòng mở bài và có thể vận dụng cho tất cả mọi đề. 3 con đường để có thể vận dụng được điều này đó là vận dụng lý luận văn học, vận dụng thơ ca và vận dụng ca từ vào việc viết các mở đề. Mẹo thứ hai là giãn rộng các chữ ra, viết nét chữ to. Và thứ ba là rèn luyện sự tập trung của mình bằng cách nghe nhạc rock".
Bí quyết ôn thi của thủ khoa: Đừng lơ là các môn ngoài tổ hợp Đa số học sinh lớp 12 đều xem nhẹ các môn ngoài tổ hợp, tuy nhiên, với Võ Lập Phúc (thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020) thì không như vậy. Võ Lập Phúc, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020 - NVCC Vì theo Phúc các môn ngoài tổ hợp sẽ mở rộng hơn con đường vào giảng...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Em Phan Mạnh Quỳnh lộ diện gây sốt, visual như tài tử, "ăn đứt" em Quang Hùng?
Sao việt
15:52:03 11/04/2025
4 con giáp vượng vận nhất trong 5 năm tới (20252030): Tài lộc rủng rỉnh, sự nghiệp bứt phá, sống "trên cơ" người khác mà chẳng cần khoe mẽ
Trắc nghiệm
15:48:21 11/04/2025
Nam ca sĩ phải bán nhà vì thua lỗ chứng khoán: Từng rơi vào trầm cảm, cát xê tăng vọt sau show Anh Trai
Nhạc việt
15:29:48 11/04/2025
Giới trẻ Trung Quốc thà ở khách sạn hơn đi thuê nhà
Netizen
15:07:30 11/04/2025
Gia đình Kim Sae Ron bất ngờ xác nhận video con gái thân mật với người lạ, tiết lộ 1 thông tin lật tình thế!
Sao châu á
15:07:05 11/04/2025
Sau 'cú phanh' thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?
Thế giới
15:04:45 11/04/2025
Nữ ca sĩ bị chồng ép bỏ nghề: Cuộc sống như cầm tù, không biết xã hội bên ngoài sống sao
Tv show
15:04:44 11/04/2025
Hoàng Trọng Duy Khang, cầu thủ liên tục ghi bàn cho U17 Việt Nam là ai?
Sao thể thao
15:01:51 11/04/2025
Cha con hợp tác lừa đảo gần 100 nhà hàng để 'ăn chùa'
Lạ vui
14:59:39 11/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 16: Bố ông Nhân hào hứng khi biết bạn gái Nguyên mang thai
Phim việt
14:46:46 11/04/2025