Thu hút già, trẻ cùng ham đọc sách
Nhiều năm qua, phong trào đọc sách ở thôn Bình Vọng ( xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) diễn ra sôi nổi, trở thành mô hình tiêu biểu về việc duy trì và phát huy văn hóa đọc ở địa phương.
Hơn 14 giờ, hai bên gian phòng của nhà văn hóa thôn đã thấp thoáng bóng người. Cánh cửa phòng mở ra, những giá sách được kê ngay ngắn chia thành từng ô, mục rõ ràng. Người tìm sách, người đọc báo giữa không gian yên tĩnh.
Đứng bên những chồng sách mới, ông Dương Văn Phi, Phó chủ nhiệm thư viện thôn Bình Vọng phấn khởi giới thiệu: “Đây là sách do thư viện huyện luân chuyển về cơ sở, tạo điều kiện cho bà con đọc thêm nhiều loại sách mới. Tất cả số sách này đều được đăng ký, biên mục rõ ràng, thuận tiện cho việc tra cứu, tìm đọc”. Qua hơn 20 năm hoạt động, có được cơ ngơi với hàng vạn cuốn sách như hiện nay là sự nỗ lực đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân địa phương.
Video đang HOT
Mô hình đọc sách báo ở thôn Bình Vọng thu hút nhiều người dân tham gia.
Theo ông Phi, nhiều người dân Bình Vọng rất thích đọc sách nhưng không phải gia đình nào cũng có sách. Từ thực tế đó, đầu năm 1999, ông Phi đề nghị với chính quyền địa phương tổ chức một phòng đọc sách nhỏ. Ông vận động người trong thôn mang sách báo cũ đến ủng hộ. Sau tháng đầu tiên tổ chức, tủ sách đã có 500 cuốn. Sau đó con em trong thôn ngoài xã, các thầy cô giáo trên địa bàn có sách, truyện, thơ cũng mang đến ủng hộ. Cứ vậy tủ sách ngày càng phong phú.
Tiếng lành đồn xa, Thư viện tỉnh Hà Tây (trước đây) về tham quan, giúp đỡ hoạt động chuyên môn. Không những vậy, phòng đọc của thôn Bình Vọng còn nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều người có tấm lòng hảo tâm, yêu mến sách. Đến nay số lượng sách đã lên đến hơn một vạn cuốn và rất nhiều đầu báo, tạp chí.
Khi đã có sách, thư viện quan tâm đến việc phát huy hiệu quả hoạt động đọc sách. Thông qua hệ thống loa truyền thanh, địa phương khuyến khích người dân đến thư viện. Để phong trào đọc sách được lan tỏa, ban chủ nhiệm còn liên hệ với các trường học trên địa bàn xã giới thiệu sách, vận động các em học sinh đến đọc sách. Học sinh đến thư viện được làm thẻ đọc có xác nhận của nhà trường và phụ huynh, có thể mang sách về nhà tham khảo.
Phong trào đọc sách ở Bình Vọng đi vào nền nếp khi địa phương phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng, trong đó nòng cốt là chi hội người cao tuổi. Với hơn 100 hội viên người cao tuổi đăng ký tham gia đã trở thành mạng lưới viên cùng với ban chủ nhiệm điều hành hoạt động của thư viện. Hằng ngày, có 2-3 hội viên cao tuổi trực thư viện với vai trò là thủ thư cho mượn sách, đăng ký thông tin.
Không những vậy, các mạng lưới viên còn động viên con cháu mình tích cực tham gia. Nhờ đó thư viện của thôn thu hút đông đảo người dân đến đọc sách báo. Bên cạnh đó, Thư viện huyện Thường Tín, Thư viện Hà Nội thường xuyên quan tâm giúp đỡ về nghiệp vụ, luân chuyển sách báo về cho thư viện thôn Bình Vọng.
Ông Lương Khắc Hùng, Bí thư Chi bộ thôn Bình Vọng cho biết: “Thông qua đọc sách báo, người dân tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở khu dân cư”. Thư viện thôn Bình Vọng nhiều năm liền nhận được bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thư viện Quốc gia vì có nhiều thành tích trong phục vụ sách báo cho cộng đồng, góp phần triển văn hóa đọc ở địa phương.
Tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 trên toàn quốc
Theo đó, cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh phổ thông, sinh viên trên cả nước (bao gồm các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân) và người khiếm thị.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có kế hoạch tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2021 trên phạm vi toàn quốc, nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thanh, thiếu niên và nhi đồng, từ đó thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Tiếp tục tìm kiếm Đại sứ văn hóa đọc để lan tỏa tình yêu đọc sách . Ảnh minh họa
Cuộc thi còn khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đọc trong việc góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Theo đó, cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh phổ thông, sinh viên trên cả nước (bao gồm các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân) và người khiếm thị. Thí sinh gửi bài dự thi chia sẻ về một cuốn sách yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức, cuộc sống của bản thân; sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách; viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà bản thân đã đọc... Ban tổ chức khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa, thực hiện quay video, sử dụng song ngữ Việt - Anh... để bài dự thi phong phú, thuyết phục, sinh động.
Các địa phương, trường học phát động cuộc thi trong tháng 2-2021, lựa chọn các bài dự thi xuất sắc gửi về Ban tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7-2021. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chấm, chọn và tổng kết, trao giải vào tháng 10-2021.
Trạm đọc sách miễn phí ở Huế của chàng trai 25 tuổi Với ước muốn lan tỏa văn hóa đọc đến với nhiều người, đặc biệt là các em nhỏ và sinh viên tại Huế, chàng trai trẻ 25 tuổi Phan Công Tuấn đã lặn lội từ Quảng Bình vào Huế để xây dựng nên không gian đọc miễn phí: 'Tia sáng'. Các bạn rất hứng thú khi được đọc sách và mượn sách miễn...