Thư ‘cận’ và ước mơ làm cô giáo
Với vẻ ngoài hồn nhiên, vô tư, ít ai biết em Trần Thị Anh Thư, học sinh lớp 5A Trường tiểu học Thiện Tân ( xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) đang phải chiến đấu với triệu chứng thận hư mỗi ngày.
Em Trần Thị Anh Thư trong giờ học trên lớp. Ảnh: Nga Sơn
Cất tiếng khóc chào đời, Anh Thư cũng khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Em là niềm hạnh phúc, là hy vọng của cả gia đình. Thế nhưng, cuộc đời đã không cho Anh Thư có một cuộc sống trọn vẹn. Anh Trần Minh Tân (cha của Anh Thư) cho biết lúc 2 tuổi, thấy con nhìn cái gì cũng đưa sát lên mắt, vợ chồng anh nghi ngờ nên đưa con đến bệnh viện chuyên khoa mắt ở TP.Hồ Chí Minh khám mới biết Anh Thư bị cận thị bẩm sinh. Với độ cận lên đến 24-250, mắt kính của Anh Thư cũng được cấu tạo gấp đôi người bình thường. Biệt danh “cận” được bạn bè gán cho Anh Thư từ ngày đó.
Bên cạnh đó, Anh Thư còn mang trong mình căn bệnh thận hư. Anh Tân cho hay, cuối năm 2017 thấy nước tiểu của con bất thường, vợ chồng anh đưa con đến Bệnh viện nhi đồng 2 (TP.Hồ Chí Minh) thăm khám. Anh chị như không đứng vững khi bác sĩ cho biết Anh Thư bị triệu chứng thận hư, phải thường xuyên tái khám. Kể từ đó, tháng nào 2 cha con Anh Thư cũng chở nhau đi bệnh viện. Gần đây, số lần khám tăng lên mỗi tuần/lần. Cũng vì thường xuyên phải chở Anh Thư đi tái khám nên cha của em buộc phải làm ngoài để linh động về thời gian. Điều này cũng đồng nghĩa thu nhập của anh Tân không ổn định. Nguồn thu nhập chính của cả nhà vẫn là lương làm công nhân của mẹ Anh Thư.
Từ khi bị triệu chứng thận hư đeo bám, việc ăn uống của Anh Thư phải kiêng khem, sức khỏe giảm sút. Nhiều khi đang học ở lớp, cơn mệt đến bất ngờ em lại phải nghỉ học. Anh Thư bộc bạch, mỗi lần nghỉ học dài em lo lắm, sợ không theo kịp bài với các bạn. Sau mỗi đợt nằm viện trở về, em tranh thủ mượn vở của bạn chép bài, giờ ra chơi nhờ cô giáo giảng lại bài đã qua. “Cũng may, thầy cô đều hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của em nên không ngần ngại giảng lại bài, còn động viên em cố gắng điều trị để tiếp tục đến trường” – Anh Thư nói.
Trước sự ân cần, trìu mến của thầy cô giáo, Anh Thư đã tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai này làm cô giáo đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức, trao yêu thương đến học trò. Có lẽ vì thế mà năm học nào Anh Thư cũng là học sinh hoàn thành xuất sắc chương trình học. Cô giáo Lê Thị Diệu, giáo viên chủ nhiệm của Anh Thư cho biết, Anh Thư là học sinh ngoan, lễ phép. Sức khỏe tuy yếu, nhưng luôn nỗ lực để không thua kém bạn bè.
Nga Sơn
Video đang HOT
Theo baodongnai
Chuyện lạ Đồng Nai: Vào rừng nuôi...ba ba, cả làng khá giả
Những năm gần đây, cuộc sống của nhiều nông dân tại ấp 4, xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) được cải thiện so với trước, thu nhập ổn định hơn từ nghề nuôi ba ba.
Từ một vài hộ "khởi xướng" ban đầu, đến nay ấp 4 đã trở thành điểm nuôi ba ba có tiếng trong vùng.
Cách thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) hơn 30km, nằm lọt thỏm giữa những tán rừng già của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, khu dân cư ấp 4 có khoảng 500 hộ dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, đánh bắt và nuôi cá bè trên hồ Trị An.
Phát triển vùng nuôi ba ba
Ấp 4, xã Mã Đà hiện có khoảng 40 hộ nuôi ba ba. Trong đó, khu Suối Tượng là nơi tập trung nhiều gia đình nuôi ba ba nhất vì nơi đây khá gần với hồ Trị An và khu làng cá bè, người dân có thể tìm nguồn thức ăn từ cá con cho ba ba khá dễ dàng.
Kiểm tra ba ba tại bể của ông Huỳnh Văn Toàn (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu). Ảnh:N.Liên.
Để tạo môi trường sống phù hợp cho ba ba, các hộ dân xây bể nuôi theo từng ô, mỗi ô rộng khoảng 50m2, vách tường của bể nuôi ba ba thường cao trên 1m và phải có bè thả nổi trên bể để ba ba có thể lên phơi nắng.
Toàn bộ nước và thức ăn cho ba ba chủ yếu lấy từ hồ Trị An nên môi trường sống của ba ba gần như không khác môi trường tự nhiên.
Là một trong những người đầu tiên đưa ba ba về khu Suối Tượng nuôi vào năm 2010, ông Nguyễn Văn Phiên hiện đang nuôi khoảng 10.000 con ba ba. Ông Phiên cho biết, mỗi năm ông có 2 đợt bán ba ba, mỗi đợt bán khoảng 3.000 con.
Sau khi trừ các chi phí, ông Phiên lãi khoảng 400 triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi ba ba. Vốn là một ngư dân từng gắn bó với nghề đánh bắt thủy sản và sau đó là nuôi cá bè, nhưng do cả hai nghề đều khá bấp bênh về giá cả sản phẩm nên sau vụ nuôi ba ba đầu tiên, ông Phiên nhận thấy thu nhập từ nuôi ba ba cao hơn nên đã quyết định tập trung phát triển nghề nuôi ba ba.
Ông Huỳnh Văn Thanh (cùng ngụ ấp 4) chia sẻ, mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 4.000 con ba ba. Ba ba đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường thường có cân nặng từ 700g đến 1kg, giá trung bình từ 80.000-300.000 đồng/kg.
Đối với ba ba lớn hơn thì giá bán sẽ cao hơn, lên đến 500.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vùng này chỉ có 1-2 hộ nuôi ba ba có giá trị cao, phần lớn vẫn là ba ba thịt có giá rẻ hơn.
"Từ khi nuôi ba ba đến nay, thu nhập của gia đình tôi ổn định hơn rất nhiều, trung bình 1.000 con ba ba sẽ có lời khoảng từ 60-90 triệu đồng. Với ba ba chỉ cần chăm thay nước mỗi ngày và không để bị chấn động mạnh thì chúng sẽ lớn nhanh, chất lượng thịt cũng tốt hơn" - ông Thanh nói.
Tăng dần sản lượng
Ông Huỳnh Văn Toàn, Phó trưởng ấp 4 (xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu) cho biết, ba ba tuy là loài có sức đề kháng tốt nhưng vẫn cần được chăm sóc chu đáo. Những công việc như thay nước, cho ăn phải thực hiện thường xuyên. Ba ba thỉnh thoảng có tình trạng bị nổi đốm trắng trên lưng nếu không kịp thời xử lý sẽ bị lây lan ra cả bể, ba ba bị nặng hơn sẽ chết.
Theo ông Toàn, ba ba từ khi bắt đầu nuôi đến khi bán được sẽ bị hao hụt khoảng 20% số lượng thả ban đầu, dù dễ nuôi nhưng đã có người thất bại vì không biết cách nuôi và chăm sóc chu đáo.
Theo những hộ nông dân nuôi ba ba, trung bình 200m2 bể có thể nuôi được 1.000 con ba ba. Thời gian bắt đầu nuôi cho đến khi bán là 13-14 tháng. Do có sức đề kháng mạnh nên con ba ba khá dễ nuôi. Bên cạnh đó, lợi thế gần hồ Trị An đã giúp người nuôi ba ba bớt được phần nào gánh nặng chi phí đầu tư, bởi họ có thể tự làm thức ăn cho ba ba từ cá bắt trên hồ hoặc mua lại từ người dân đánh bắt cá với giá rẻ.
Ông Huỳnh Văn Toàn, Phó trưởng ấp 4, cũng là một trong những hộ nuôi ba ba đầu tiên ở ấp chia sẻ, nghề này do cha ông truyền lại cho. Trong ấp còn nhiều hộ muốn chuyển sang nuôi ba ba nhưng hiện vẫn còn khó khăn về vốn đầu tư ban đầu.
Ông Toàn chia sẻ: "Ba ba hiện nay không đủ để cung cấp cho thị trường, sau mấy năm tiếp quản các hồ nuôi ba ba từ cha, tôi chưa từng thấy ba ba rớt giá hay "dội" hàng. Nếu tăng thêm hộ nuôi thì tôi nghĩ cũng không ảnh hưởng gì đến đầu ra và giá cả. Hy vọng sẽ ngày càng có nhiều hộ nuôi ba ba để cải thiện kinh tế gia đình vì trong ấp vẫn còn nhiều hộ khó khăn, đất sản xuất không nhiều".
Chia sẻ về nghề nuôi ba ba tại ấp 4 những năm gần đây, ông Nguyễn Trung Năng, Phó chủ tịch UBND xã Mã Đà cho biết, qua khảo sát thực tế, số ba ba trên địa bàn ấp 4 và một số hộ của ấp 3 khoảng trên 64.000 con, 157 bể nuôi. Do điều kiện nuôi thuận lợi và giá bán ổn định nên khoảng 2 năm nay, nghề nuôi ba ba phát triển khá mạnh.
"Tuy nhiên, hiện nay ba ba vẫn được bán tự do cho các thương lái, chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nên không đủ điều kiện để hỗ trợ bà con nuôi theo mô hình VietGAP. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục cùng bà con phát triển mô hình nuôi ba ba theo hướng VietGAP" - ông Năng cho hay.
Theo Ngọc Liên (Báo Đồng Nai)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đồng Nai Ngày 9/11, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo báo cáo tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, đến nay, ấp Tân Triều đã hoàn thành chương trình...