Thứ bình dân, rẻ tiến nhưng cứ biến tấu thành các món này lại siêu “tốn cơm”
Đậu phụ là món ăn bình dân, tuy nhiên nó là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và chế biến được khá nhiều món ăn ngon.
Đậu phụ kho nấm rơm
Nguyên liệu:
- 500gr nấm rơm
- 4 bìa đậu phụ
- Gia vị: mì chính, nước tương, đường, tiêu, hành lá, ớt…
Cách làm
- Nấm rơm chẻ làm đôi, sau đó cho nấm vào nước muối pha loãng ngâm trong 5 phút. Ngâm nước muối sẽ làm cho nấm bớt các chất không tốt cho sức khỏe. Sau khi rửa sạch, cho nấm vào một cái rổ và chà nhẹ, toàn bộ tạp chất bên ngoài nấm sẽ được loại bỏ.
- Đậu phụ rán sơ, cắt làm 4. Bạn cũng có thể cắt nhỏ hơn tùy theo ý thích nhưng không quá nhỏ, tránh khi xào sẽ bị nát.
- Hành lá rửa sạch, đem phần thân và đầu hành cắt nhỏ, để riêng 2 loại.
- Sau khi sơ chế, ướp nấm với 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng cà phê thân hành lá cắt nhỏ. Trộn đều và ướp trong 10 phút để nấm thấm đều gia vị.
Video đang HOT
- Tiếp đến, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, cho phần đầu hành vào phi thơm, sau đó cho nấm rơm vào xào trên lửa lớn đến khi nấm rơm săn lại.
- Cho đậu phụ vào xào và đảo đều để đậu hũ được thấm gia vị, cho thêm vào 200ml nước, 3 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, đảo đều và kho trong vài phút để nguyên liệu chín và nước hơi cạn thì tắt bếp.
- Cuối cùng cho thân hành lá và ớt cắt nhỏ vào là hoàn thành. Trong lúc kho thường xuyên đảo đều và hớt bọt để nước được trong.
Như vậy là đã hoàn thành rồi đấy!
Đậu phụ nhồi kim chi
Nguyên liệu
- 1 miếng đậu phụ
- 1/4 cây kim chi cải thảo
- 15g đường
- 30ml nước ngâm kim chi
- 60ml dầu tía tô hoặc dầu ăn
- 1 thìa canh vừng rang chín
- 2 thìa canh tinh bột
Cách làm
Thái nhỏ kim chi, đổ chút dầu ăn vào chảo, đun nóng sau đó đổ kim chi vào đảo qua rồi cho thêm nước ngâm kim chi, đường vào đảo dều.Kim chi xào chín mềm, thêm vừng rang vào đảo chung rồi tắt bếp. Đậu phụ thấm khô, thái đậu phụ thành miếng hình tam giác sau đó lăn từng miếng đậu phụ qua tinh bột sao cho tinh bột bám đều miếng đậu phụ.
Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho đậu phụ đã tẩm tinh bột vào chiên chín vàng đều các mặt.
Lấy đậu phụ ra dùng dao cắt một đường ở giữa cạnh dài nhất của miếng đậu phụ. Nhồi kim chi xào vào là xong.
Ký ức lạc rang thời bao cấp
Trong ký ức của những thế hệ từ 6X, 7X đến 8X ở Hà Nội, những món ăn liên quan đến lạc (miền trong gọi là đậu phộng) tương đối rõ nét, nó cũng là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình trong thời bao cấp khó khăn.
Tất nhiên bây giờ, khi kinh tế phát triển hơn, lạc không còn là món ăn chủ đạo trên mâm cơm và với nhiều cách chế biến, đôi khi những món ăn từ lạc được "nâng tầm" lên thành... đặc sản.
Từ món ăn bình dân...
Bây giờ thì 1 cân lạc nhân có giá dao động khoảng 40.000 đến khoảng 70.000 đồng/kg, tùy theo từng giống lạc. Hình như lạc nhân trắng thì rẻ hơn lạc nhân mà lớp vỏ bên ngoài màu đỏ. Khoảng những năm 1990, giá 1 lạng lạc chỉ chừng 1.000 đồng. Tóm lại là chỉ cần vài nghìn đồng là có món "đưa... cơm". Ký ức lạc của thời bao cấp thường là rang chín rồi đổ thêm một chút nước mắm vào, với sự tác động của nhiệt, nước mắm bay hơi, những tinh thể muối bám đều trắng cả hạt lạc. Mùi nước mắm mặn bay sực nức cả nhà. Đấy là nhà có nước mắm, còn không thì muối hạt pha ra cho loãng rồi lạc rang chín trên bếp thì đổ vào. Cũng cho kết quả tương tự.
Sau này, ít nhà còn rang lạc kiểu đó mà chuyển qua cách làm chín lạc bằng dầu. Dầu đổ tương đối đậm tay, sao cho ngập hạt lạc, bếp bật lửa to cho dầu nóng già, đổ lạc vào đảo, chừng vài phút như thế là lạc chín, vớt ra để cho ráo dầu thì trộn thêm một chút bột canh iốt. Bây giờ, ngoài chợ cũng chủ yếu bán lạc rang theo cách này. Ít người còn rang nước mắm theo kiểu bao cấp. Rồi thì biến báo thêm trăm cách, lạc rang tỏi ớt, lạc xóc muối ớt, lạc rang chua ngọt... Đủ cả
Ký ức lạc của thời bao cấp thường là rang chín rồi đổ thêm một chút nước mắm vào, với sự tác động của nhiệt, nước mắm bay hơi, những tinh thể muối bám đều trắng cả hạt lạc. Mùi nước mắm mặn bay sực nức cả nhà. Đấy là nhà có nước mắm, còn không thì muối hạt pha ra cho loãng rồi lạc rang chín trên bếp thì đổ vào. Cũng cho kết quả tương tự.
Nhắc đến lạc rang, chắc chắn phải kể đến muối vừng. Lạc rang thơm, sát vỏ, giã dập, vừng rang thơm, giã nhỏ rồi trộn với muối. Trước đây, khi người ta chưa "phát minh" ra bột canh iốt thì rang muối vừng dùng muối hạt. Muối hạt cũng phải được rang cho thật khô rồi giã mịn. 3 thứ đó trộn vào nhau thường để được rất lâu.
Bây giờ lười, dùng bột canh, muối vừng thường ẩm và không để được lâu. "Công dụng" của muối vừng thì ai cũng rõ, ăn với cơm, sáng ra có gói xôi cũng chấm muối vừng. Giờ muối vừng trở thành món ăn phụ, dùng để chấm củ quả luộc, chấm măng tươi luộc. Mà lạ, còn ít người có sở thích dùng vừng còn nguyên vỏ, thường là vừng đã sát vỏ rồi. Vừng mà sát vỏ đi thì kém thơm lắm. Không hiểu gu ẩm thực bây giờ ra sao nữa.
Một món ăn nữa cũng xuất phát từ thời bao cấp, bây giờ ít gia đình nào còn nhớ, hoặc có nhớ cũng ít ăn, dù chế biến tương đối đơn giản, đó là canh mướp nấu với lạc.
Lạc nấu mướp thường là lạc sống, giã dập rồi phi thơm một chút hành tím đập dập băm nhỏ. Cho lạc vào đảo rồi thêm nước đủ dùng, nêm mắm muối vừa ăn rồi chờ lạc chín thì thêm mướp vào, bắc ra ăn nóng, rắc thêm hành hoa. Lạc giã dập cho màu trắng sữa, nấu nên vị bùi và béo từ dầu lạc tiết ra. Nói chung, đó vẫn là món ăn vừa thanh, vừa ít béo lại dễ ăn. Nhưng bây giờ, ít xuất hiện trên các mâm cơm của các gia đình Hà Nội, dù mấy chục năm trước, đó hẳn là món chủ đạo. Ngay cả những quán ăn mở ra để ôn nghèo kể khổ dưới cái tên quán ăn thời bao cấp, dù nhớ hết cả lạc rang, mắm tép chưng thì hình như cũng tuyệt không nhớ mướp nấu lạc.
Ngoài nấu với mướp, canh dưa cải bẹ mà nấu với lạc cũng rất ngon. Ngon nhất là ăn khi trời mùa đông. Canh dưa nấu lạc thời bao cấp, thường chỉ có thêm cà chua, sang hơn có thêm tóp mỡ. Nhưng nói chung, đó là sự kết hợp cơ bản hoàn hảo. Bây giờ, người Hà Nội ít khi nấu dưa với lạc, vì dưa còn "bận" để nấu cá, nấu sườn, nấu với gân bò hay dẻ sườn bò. Hàng cơm "bụi" đoạn Cửa Nam có lẽ là hàng cơm duy nhất ở Hà Nội chăm chỉ nấu dưa với lạc. Tuy nhiên, ngoài lạc ra thì canh dưa ở đây còn có thêm cả sườn.
...Đến xuất hiện trong mâm cỗ
Không chỉ sử dụng ở các món ăn bình dân, thi thoảng lạc cũng xuất hiện trong một vài món cỗ. Ví dụ là món xào hạnh nhân. Gọi là hạnh nhân nhưng thời đó đào đâu ra hạnh nhân nên cho lạc thế vào nên có lẽ gọi đúng nhất phải là "giả hạnh nhân". Và cơ bản, lạc làm tròn vai trong cái đĩa xào đầy màu sắc đó. Đĩa xào gồm có su hào, cà rốt, hạt đậu Hà Lan, mề gà hoặc là giò, thịt thăn lợn..., tất cả đều thái hạt lựu, có thể cho thêm thay bằng su su, bí đao... xào chín thì đổ thêm lạc đã rang chín, tách vỏ. Đảo đều trên bếp cho ngấm mắm muối rồi bắc ra, rắc hạt tiêu và rau mùi ăn nóng. Bây giờ, món xào hạnh nhân hay giả hạnh nhân đó cũng ít có mặt trong các bữa cỗ. Thi thoảng ngày Tết, nhà nào còn hoài cổ thì làm, chứ không cứ cỗ hiện đại làm cho nó nhanh. Tất nhiên, nếu đã hoài cổ rồi thì dù bây giờ hạnh nhân có bán đầy cũng vẫn dùng lạc, bởi hương vị của lạc nó cũng đã trở nên quen thuộc quá rồi.
Vẫn là những món ăn thời bao cấp, nếu đã điểm danh những món liên quan đến lạc thì không thể bỏ qua kẹo lạc. Thời điểm này, socola bán đầy, trẻ em có khi thuộc khái niệm socola hơn kẹo lạc, chúng không thể hiểu được là thời bố mẹ chúng, cái kẹo lạc nó có ý nghĩa như nào và cho đến tận bây giờ, mỗi khi mùa đông mưa phùn gió bấc, hãm một ấm chè xong thì bỗng thèm đến nao người cái kẹo lạc. Có đội mưa đội gió, đội cả giá rét ra siêu thị đầu phố thì có khi tìm mỏi mắt cũng không mua được gói kẹo lạc "đúng chuẩn ngày xưa".
Kẹo lạc được nấu bằng đường, sang thì có thêm mạch nha. Ngày xưa cái thế hệ 7X không hiếm người biết tự nấu kẹo lạc mua vui cho bản thân. Những ngày hội chùa Hương dăm năm gần đây, với trào lưu quay trở về truyền thống, nhiều hàng quán ở chùa Hương nấu kẹo lạc ngay trước mắt khách rồi bán. Chảo đường sôi sùng sục, lạc rang thơm bỏ vỏ đổ vào, keo lại, rồi cũng cứ thế để từng miếng mà bẻ... từng miếng kẹo to nhỏ, hấp dẫn người ăn hơn là những cái kẹo được cắt thành từng thanh bằng nhau chằn chặn, dán kín mít trong túi nilon, khi ăn mùi lạc mốc hôi mù vẫn bán đâu đó ngoài hàng.
Ở Hà Nội bây giờ, muốn ăn kẹo lạc như hồi bao cấp thì ở Hà Nội có một địa chỉ, phố Nguyễn Như Đổ.
Hành trình từ cánh đồng vào dạ dày của món kim chi Người Hàn Quốc dành tình yêu lớn cho món kim chi và thường quây quần cùng nhau để làm nó. Điều này tạo nên nét văn hóa đặc biệt của đất nước này. Ban đầu, việc muối kim chi chỉ đơn thuần nhằm bảo quản rau trong mùa đông. Sau thời gian dài, món ăn bình dân này đã trở thành biểu tượng...