Thú ăn bánh mì không của người Sài Gòn
Một trong những hình ảnh về nếp sống thị dân, được người Sài Gòn lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé đựng bánh mì nóng, cột ở yên sau chiếc xe đạp của người bán rong khắp các phố, khắp các hẻm, suốt bốn mùa bất kể chuyện nắng sớm mưa chiều.
Làm sao quên được mỗi lần người bán mở cái miếng bao bố ra, hương thơm bánh mì kích thích sự thèm ăn, kích thích cảm giác yêu quí đời sống đô thị yên bình… – Ảnh: Giang Vũ
Nói về cái bội cần xé làm bằng tre, phủ một lớp bao bố giữ hơi nóng của bánh mì mới ra lò là nói về phương thức bán lẻ bánh mì mang bản sắc Sài Gòn đậm nhất.
Khắp các bến xe, bến ghe, ga tàu lúc nào cũng đông người bán dạo bánh mì là một đặc trưng của người Sài Gòn. Ngày trước, ai đi Sài Gòn hoặc từ Sài Gòn về quê mà quên mua vài ổ bánh mì làm quà thì trong bụng không yên.
Vậy đó, chỉ là bánh mì không mà người nghèo, người giàu ai cũng thích. Thích đến nỗi qua trạm kiểm soát công quyền cứ đưa vài ổ bánh mì ra là coi như được cảm tình. Với trẻ con ở quê thì khỏi nói, người lớn ở Sài Gòn cầm ổ bánh mì ngắt từng khúc, chia cho từng đứa thì coi như người lớn đó thiệt xứng danh dân Sài Gòn.
Ngay cả chuyện dâng cúng bàn thờ, chỉ cần lấy vài ổ bánh mì để lên cái dĩa, đốt nén nhang là coi như người Sài Gòn với bánh mì Sài Gòn đã tròn lễ nghĩa với hương linh ông bà. Còn chuyện mở đám thì từ đám giỗ, đám ma, đám cưới… khắp các đám ở miền Nam, món nào không có cũng du di cho qua, nhưng chắc chắn món bánh mì phải có và đương nhiên có bánh mì Sài Gòn thì sẽ “bảnh” hơn bánh mì của địa phương.
Làm sao quên được tiếng rao: Bánh mì nóng giòn đê! Bánh mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn đê! Làm sao quên được mỗi lần người bán mở cái miếng bao bố ra, hương thơm bánh mì kích thích sự thèm ăn, kích thích cảm giác yêu quí đời sống đô thị yên bình…
Những cần xé bánh mì trong Chợ Cũ (đường Tôn Thất Đạm, Q1 ngày nay) – Ảnh: LIFE
Người Sài Gòn thời xưa, có thói quen như dân Tây, thích ăn bánh mì không. Ăn bánh mì không là ăn không kèm món gì khác. Không gì bằng cầm ổ bánh mì nóng thơm phức, gỡ từng lớp da bánh dòn rụm hoặc xé ruột bánh mềm mịn ra mà ăn để từ từ cảm nhận nguyên vẹn, chân phương hương vị ngon lành của ổ bánh mì.
Ngày nay đã dần mất cái thói quen ăn bánh mì không. Có nhiều lý do để giải thích, nhưng một trong những lý do đó là bánh mì ngày xưa nướng bằng lò củi còn bánh mì ngày nay nướng bằng lò điện. Chắc chắn bánh mì lò củi ngon hơn hẳn vì nó được nướng theo kiểu chánh gốc của ông Tây bà Đầm ở tận xứ Tây.
Video đang HOT
Vì sao nhiều người miền Nam lại ưa ăn bánh mì không? Không quá lời khi cho rằng người miền Nam do lưu truyền trong khẩu vị sự chân chất của người đi khai hoang mở cõi, nên món nào nguyên chất là ưng bụng khoái khẩu hơn là những món qua chế biến thêm thắt kiểu này kiểu nọ. Cứ món nướng là thích nên bánh mì nướng lò củi được thích nhất cũng là lẽ tự nhiên.
Chúng tôi có một ông chú, ông nói như vầy: “Ê, thứ bột, thứ bánh của Tây ăn mà mình thêm mắm muối thịt cá của người mình vô làm hư mất cái ngon rồi còn gì.”
Có thể ngày nay đa phần người ta hết ưng miệng món bánh mì không, bánh mì ngọt vì sợ các chứng bệnh do chuyện ăn thừa tinh bột, hảo ngọt. Phổ biến hiện nay là ăn bánh mì với đủ thức các loại chất đạm khác như trứng ốp la, pâté, thịt nguội, xíu mại, heo quay, cá hộp, cà ri… do nhu cầu thỏa mãn dinh dưỡng và nhịp sống nhanh của thời công nghiệp.
Một bộ phận nhỏ người Sài Gòn bây giờ vẫn còn thú ăn bánh mì không. Những chiếc xe đạp, xe gắn máy cà tàng chở cần xé bánh mì đằng sau thơm nức mùi bơ vẫn rong ruổi trên đường bán cho người lao động bình dân, người còn nhớ thương mùi bánh mới ra lò. Tiếng rao đa phần từ chiếc loa cũ giọng khàn khàn: Ai bánh mì nóng đê…
Vì sao nhiều người miền Nam lại ưa ăn bánh mì không? Không quá lời khi cho rằng người miền Nam do lưu truyền trong khẩu vị sự chân chất của người đi khai hoang mở cõi, nên món nào nguyên chất là ưng bụng khoái khẩu hơn là những món qua chế biến thêm thắt kiểu này kiểu nọ – Ảnh: Giang Vũ
Ai từng đứng xếp hàng chờ bánh mì nướng củi ra lò mới thấm được cái hạnh phúc làm người đô thị. Ánh lửa rực sáng từ miệng lò bánh, tiếng lửa nổ tí tách như tiếng pháo chuột, thợ nướng bánh gương mặt hồng ánh lửa, từng vỉ bánh chín vàng rực được lấy ra như ánh bình minh vừa nhú khỏi các nóc nhà.
Không hề quá đáng khi nói rằng, không gian quanh các lò bánh mì đã làm nên một Sài Gòn riêng, một cõi thơm ngào ngạt hương bánh chín.
Bánh mì của Việt Nam hiện nay là loại bánh mì cứng, được du nhập từ thời thực dân Tây. Trong các tỉnh thành, bánh mì được xứ Sài Gòn nướng là nhất. Đến tận ngày nay, hễ nói tới bánh mì là người ta kèm thêm hai chữ Sài Gòn mà đưa vô, lãng quên chuyện bánh mì của Tây.
Nhắc về cái thú ăn bánh mì không của người Sài Gòn là để nhằm tôn vinh một thứ bánh và một cách ăn có từ lúc người Việt nướng ổ bánh mì đầu tiên. Văn hóa và văn hóa ẩm thực là một tiến trình du nhập và tinh lọc. Bánh mì ngày nay trở thành món bánh phổ biến nhất của người Việt và được kiều bào đưa ra thế giới, hẳn nhiên, bánh mì Việt đã có căn cước Việt và danh tiếng món ngon Việt Nam.
Theo TNO
[Chế biến] - Bánh chuối cuộn nếp nướng chan nước cốt dừa
Vị ngọt thanh của trái chuối xứ vừa chín tới hòa quyện với vị ngọt, thơm, dẻo của nếp nướng chan với nước cốt dừa beo béo là món ăn vặt yêu thích của nhiều người.
Còn gì thú vị bằng vào những buổi chiều mưa ngâu, cùng gia đình hoặc bạn bè trò chuyện và nhâm nhi chén bánh chuối cuộn nếp nướng chan nước cốt dừa ngọt lành.
Bánh chuối cuộn nếp nướng chan nước cốt dừa thơm ngon bổ dưỡng cho cả gia đình. Ảnh: Buffet Gánh Bông Sen.
Chuối là loại trái cây rất phổ biến trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Ngoài công dụng cung cấp thêm dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của cả nhà, trong chuối còn chứa 8 loại axít amin, 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Ăn hai trái chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, điều hòa huyết áp và tăng khả năng đề kháng cũng như thích nghi với những biến đổi của thời tiết.
Tuy vậy, việc ăn chuối đối với một số người, nhất là trẻ em không thực sự hấp dẫn vì nhiều lý do. Phần lớn cho rằng ăn suốt ngày sẽ gây nhàm chán, số ít cho biết chuối không có mùi thơm kích thích cảm giác thèm ăn như các loại trái cây khác. Do đó, bà nội trợ nên biến tấu một chút để có thể dễ dàng đưa những chất dinh dưỡng thiết yếu này vào bữa ăn. Một ví dụ là món bánh chuối cuộn nếp nướng chan nước cốt dừa ngon, bổ, rẻ mà dễ thực hiện sau đây:
1. Chuẩn bị: Khẩu phần cho 2 người ăn
Nguyên liệu để làm món này gồm: gạo nếp, chuối, dừa nạo... Ảnh: Buffet Gánh Bông Sen.
- Gạo nếp ngon.
- 5 trái chuối xứ vừa chín tới.
- 150 g lá chuối cắt hình chữ nhật 12x20 cm.
- 50 g dừa nạo.
- 100 g nước cốt dừa, 50 g nước.
- Đường, muối, bột năng, bột báng, hạt mè rang vàng.
2. Chế biến
- Gạo nếp đãi sạch, cho một chút muối vào nấu chín thành cơm nếp. Sau đó lấy ra rổ, để nguội.
- Nước cốt dừa trộn với nếp đã nấu chín, sau đó cán mỏng. Lấy một trái chuối cho vào giữa phần nếp đã cán mỏng rồi dùng nếp phủ lên toàn bộ trái chuối. Sau đó dùng lá chuối gói toàn bộ lại và đem nướng trên lửa than. Lưu ý cần trở bánh liên lục để không bị cháy.
- Làm nước cốt dừa: Cho 50 g nước dùng vào nước cốt dừa, thêm một muỗng canh đường và 1/4 muỗng muối vào rồi đem đun sôi.
- Bột năng cho vào chén, đổ nước vào với tỷ lệ 1:2, quậy cho tan rồi đổ vào hỗn hợp nước cốt dừa.
- Bột báng đem luộc cho chín rồi đổ vào hỗn hợp nước cốt dừa trên.
Có thể cắt lá chuối thành hình chiếc lá để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt, kích thích vị giác. Ảnh: Buffet Gánh Bông Sen.
- Bánh chuối sau khi đã nướng, bóc lớp lá bọc bên ngoài rồi cắt ra thành miếng vừa ăn đặt lên đĩa. Sau đó rưới nước cốt dừa lên, rắc thêm một ít hạt mè (vừng) rang vàng vào.
Kenny Nguyễn
Hướng dẫn bởi đầu bếp Trần Thụy Bảo Trâ n
Theo VNE
10 món quà vặt dưới 20.000 đồng vạn người mê ở Sài Gòn Gỏi khô bò, bánh tráng nướng, gỏi cuốn... đều là những món ăn vặt bình dân ăn hoài không chán của người Sài Gòn. Tàu hũ nước đường: Ngày trước, tàu hũ nước đường gần gắn liền với hình ảnh hình của người bán hàng rong trên phố. Gần đây, một vài quán chuyên kinh doanh món này xuất hiện. Cũng từ đó,...