THPT quốc gia 2017: Cứ 2 thí sinh dự thi, một em đỗ đại học, cao đẳng
Ngày 22/6, khoảng 866.000 thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017. Năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh đại học và các trường cao đẳng sư phạm thuộc Bộ GD&ĐT là 392.000.
Kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu từ năm 2015. Đây được coi là mốc quan trọng trong việc đổi mới thi cử ở Việt Nam. Lần đầu tiên sau 12 năm học, học sinh chỉ tham gia một kỳ thi duy nhất với 2 mục đích, vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự thay đổi của Bộ GD&ĐT đạt được một số thành tựu như giảm tốn kém cho xã hội, giảm áp lực về giao thông, chỗ ăn ở của học sinh tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, kỳ thi được cho là vẫn tồn tại một số bất cập.
Liên tiếp trong năm 2016 và năm nay là 2017, Bộ GD&ĐT đưa ra những thay đổi theo lộ trình để kỳ thi hoàn thiện hơn.
Theo Bộ GD&ĐT, đề thi năm nay được ra theo hướng đánh giá năng lực trên cơ sở đã thực hiện, kiểm nghiệm tại Đại học Quốc gia Hà Nội 3 năm qua.
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 có các bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.
Mỗi bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội có 120 câu hỏi với 4 lựa chọn, với duy nhất một phương án đúng. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm 150 phút. Bài thi ngoại ngữ gồm 50 câu, thời gian làm bài 60 phút. Riêng môn Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.
Về môn thi, lần đầu tiên Giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi cấp quốc gia. Tổ hợp môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) và Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) cũng lần đầu xuất hiện.
Theo lý giải của Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, khái niệm “tổ hợp” chỉ là sự thay đổi về kỹ thuật để ghép 3 môn thành một bài thi, nhằm giảm bớt thời gian thi.
Trong số những môn thi trắc nghiệm, đáng chú ý, lần đầu tiên môn Toán thi trắc nghiệm. Thông tin này được công bố đầu năm học 2017 dấy lên luồng tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn.
Ngày 12/9, GS.TSKH Phùng Hồ Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam, cho biết hội này đã họp và thống nhất quan điểm không đồng tình với việc tổ chức thi trắc nghiệm môn Toán.
Trong đó, lý do được hội đưa ra là việc tổ chức thi Toán trắc nghiệm quá gấp gáp, ảnh hưởng tiêu cực tâm lý cửa học sinh. Các nhà toán học cho rằng thi trắc nghiệm sẽ khiến học sinh sa vào học mẹo, học “vẹt”, không đáp ứng được yêu cầu về tư duy, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Những năm trước, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức chủ yếu ở các thành phố lớn, mỗi phòng thi có 6 mã đề. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức ở 63 tỉnh thành phố trong cả nước.
Trước lo ngại về tính an toàn của kỳ thi, Bộ GD&ĐT quy định mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng. Cụ thể, một phòng thi sẽ có 24 mã đề khác nhau nhằm hạn chế tình trạng quay cóp, trao đổi khi làm bài trắc nghiệm.
Tuy nhiên, việc tăng số lượng mã đề thi cũng chỉ mang tính kỹ thuật. Để đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm túc của kỳ thi, vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở khâu coi thi, thanh tra, giám sát kỳ thi. Năm nay, lần đầu tiên các địa phương đứng ra gánh vác trọng trách của kỳ thi. Trước đây, họ chỉ chủ trì việc xét tốt nghiệp.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị huy động giảng viên tham gia coi thi THPT quốc gia trên cả nước, đảm bảo đúng tinh thần quy chế mỗi phòng thi có một giảng viên đại học và một giáo viên THPT coi thi.
Trước lo ngại về tính an toàn của kỳ thi, Bộ GD&ĐT quy định mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng. Cụ thể, một phòng thi sẽ có 24 mã đề khác nhau nhằm hạn chế tình trạng quay cóp, trao đổi khi làm bài trắc nghiệm.
Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị huy động giảng viên tham gia coi thi THPT quốc gia trên cả nước, đảm bảo đúng tinh thần quy chế mỗi phòng thi có một giảng viên đại học và một giáo viên THPT coi thi.
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định trong kỳ thi này, các khâu đều quan trọng bởi chỉ cần sơ hở nhỏ là sẽ ảnh hưởng lớn đến kỳ thi. Do vậy, bộ đã nhắc nhở các trường đại học phối hợp, các địa phương phải hết sức thận trọng thực hiện đúng theo quy chế. Công tác in sao đề áp lực hơn do số lượng tăng. Các khâu từ đề thi, coi thi, chấm thi đều có bộ phận an ninh giám sát, chặt chẽ.
Những năm trước, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT. Năm 2017, đề thi sẽ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Theo lý giải của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thay đổi này nhằm giúp học sinh yên tâm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia có nhiều điểm mới như tăng cường đề thi trắc nghiệm, bổ sung một số bài thi tổ hợp.
Đề thi THPT quốc gia 2017 sẽ có kết cấu 60% câu hỏi ở mức độ cơ bản phục vụ cho việc xét tốt nghiệp, 40% câu hỏi ở mức độ phân hóa phục vụ việc xét tuyển vào cao đẳng, đại học.
Các câu được sắp xếp từ dễ đến khó, giúp các em không phải mất công đọc toàn bộ đề thi mà làm tuần tự từ đầu đến cuối, tránh việc lãng phí thời gian hay mất cân bằng của học sinh.
Thí sinh lưu ý, phải làm hết môn thành phần của bài thi tổ hợp, nếu không sẽ trượt tốt nghiệp. Thí sinh không nộp lại đề môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Giáo dục Công dân; nộp lại đề môn Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm nay, khoảng 866.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 75% (hơn 640.000 em) thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học. Lãnh đạo bộ này chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ quý I rằng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng sư phạm thuộc Bộ GD&ĐT là 392.000. Vậy, hơn 60,3% thí sinh dự thi sẽ trúng tuyển đại học.
Nếu năm trước mỗi thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng vào 2 trường (mỗi trường tối đa 2 nguyện vọng) thì năm nay không có giới hạn. Thí sinh có thể đăng ký một loạt ngành từ các trường có điểm chuẩn cao đến thấp nên mới có trường hợp một thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng. Điều này giúp thí sinh tăng khả năng trúng tuyển.
Theo quy chế năm nay, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi. Đó cũng là cơ hội mở để thí sinh dễ dàng đỗ đại học hơn.
Ngoài ra, bên cạnh việc xét tuyển vào đại học bằng kết quả thi THPT quốc gia, nhiều trường còn xét thí sinh bằng học bạ phổ thông. Thí sinh chỉ cần đạt điểm trung bình ba năm học phổ thông từ 6,0 là có thể trúng tuyển đại học.
Nhìn chung, với quy chế xét tuyển “thoáng” như năm nay, rất khó để thí sinh… trượt đại học.
Kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên năm 2015 được đánh giá là tổ chức đơn giản, hiệu quả nhưng khâu xét tuyển phức tạp, tạo căng thẳng cho cả thí sinh, phụ huynh. Trong buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 21/8/2015, Bộ trưởng GD&ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận “xin nhận trách nhiệm” khi đợt xét tuyển nguyện vọng lộ rõ những bất cập.
Từ năm 2016, Bộ GD&ĐT có nhiều đổi mới trong khâu xét tuyển, đó là thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến và không được thay đổi nguyện vọng. Sự thay đổi này khiến việc xét tuyển không còn “vỡ trận” nhưng còn nhiều băn khoăn về tỷ lệ thí sinh ảo dẫn đến việc một số trường đưa ra điểm chuẩn cao quá nên chỉ tuyển được 40% đến 80% chỉ tiêu.
Đến năm 2017, Bộ GD&ĐT chủ trương hình thành hai nhóm xét tuyển ở khu vực phía bắc và phía nam để giảm số lượng thí sinh ảo. Ở phía bắc (từ Hà Tĩnh trở ra), nhóm do ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì. Ở phía nam (từ Quảng Bình trở vào), nhóm do ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chủ trì. Dự kiến, mỗi nhóm xét tuyển có từ 40 đến 60 trường đại học, cao đẳng sư phạm cùng tham gia.
Đồng thời, việc tham khảo số liệu phần mềm lọc ảo chung của nhóm, các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn phù hợp và điều này cũng giúp thí sinh không bị trượt oan.
Theo Zing
Học sinh căng thẳng ôn thi nước rút
Học sinh lớp 12 đang tập trung tổng lực cho giai đoạn nước rút. Không chỉ ôn tập kiến thức, học sinh còn ngày đêm luyện kỹ năng làm bài theo đề thi đổi mới.
Chưa đầy một tháng nữa, học sinh (HS) khối 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Đây là kỳ thi có nhiều đổi mới từ hình thức cho đến số lượng môn thi. Vì vậy, việc tổ chức ôn thi được các trường hết sức quan tâm nhằm giúp các em đạt kết quả cao nhất.
Tăng tốc, áp lực lớn
Tại TP.HCM, không khí ôn tập đang diễn ra khẩn trương và nghiêm túc tại các trường. Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) xây dựng lịch ôn tập rất chi tiết. Buổi sáng, học sinh sẽ ôn luyện các môn thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh còn buổi chiều sẽ ôn tập theo bài thi tổ hợp.
Chọn tổ hợp bài thi khoa học tự nhiên, em Nguyễn Bá Lê Thuyên, HS lớp 12A7 trường THPT Nguyễn Du, cho biết đã bắt đầu ôn luyện cách đây 2 tháng. Trên lớp, Thuyên cùng các bạn được thầy cô giáo cho ôn tập nhiều, làm bài thi thử cũng nhiều. Vấn đề em lo lắng là kỹ năng, trong đó có kỹ năng bấm máy đối với môn toán vì thi trắc nghiệm cần phải nhanh và chính xác.
Ở Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), lịch tổ chức ôn tập cho HS được tổ chức từ đầu tháng 5 và kéo dài đến giữa tháng 6. HS sẽ được sắp thời khóa biểu và ôn luyện theo tổ hợp đã chọn. Hầu hết đều đang bước vào giai đoạn ôn tập cấp tốc, nhiều HS lập nhóm để tự ôn luyện, giải đề cùng nhau.
Em Lê Bảo, HS lớp 12A1 của trường, cho biết ở nhà, em dành mọi thời gian cho việc giải đề và ôn lại kiến thức. "Em cần nắm vững kiến thức cơ bản, nếu không sẽ không kịp thời gian làm bài", Lê Bảo cho biết.
Theo cô Nguyễn Thị Lan Hương, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trường THPT Nguyễn Du, đây là giai đoạn nước rút nên các em rất ý thức luyện tập ôn thi. Trong thời gian này, nhà trường chủ yếu tăng cường các tiết luyện tập và rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm cho các em.
Để kiểm tra và củng cố kiến thức lại một lần nữa cho chắc chắn hơn, ngày 1 đến 3/6, trường sẽ tổ chức thi thử cho HS khối lớp 12. Đề thi do thầy cô bộ môn phụ trách xây dựng dựa trên việc tham khảo đề thi của cụm. Ngoài ra, nhà trường luôn khuyến khích các em tự học theo nhóm.
Năm nay, ngoài việc có nhiều môn thi theo hình thức trắc nghiệm, HS còn phải làm bài thi tổ hợp môn. Việc này được các giáo viên cho là sẽ khó khăn cho HS.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM đang tăng tốc ôn thi. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), cho biết khác với những năm trước, năm nay, HS dự thi THPT quốc gia phải thi 3 môn bắt buộc, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp môn tự chọn nên khối lượng kiến thức cũng tăng từ 4 lên 6 môn. Điều này cũng tạo áp lực cho các em.
Hiện nay, giáo viên ở trường đang tổ chức ôn tái hiện từng phần cho HS bởi trong quá trình học, giáo viên cũng đã cho HS ôn và tập trung vào những nội dung chính.
Một đại diện của trường Tư thục Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình) cho biết năm nay, thời gian tổ chức kỳ thi rút ngắn lại so với những năm trước không phải là thuận lợi đối với thí sinh. Đối với bài thi tổ hợp, kết thúc môn này, các em lại tiếp tục làm bài khác mà không có thời gian nghỉ ngơi nên rất căng thẳng.
Điều chỉnh ôn luyện theo đề thi minh họa
Tại Hà Nội, ngay sau khi có đề tham khảo, hầu hết trường THPT đều họp giáo viên phụ trách bộ môn lớp 12 để nghiên cứu, đưa ra cách ôn tập hiệu quả nhất.
Hiệu trưởng một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy nhận xét cách ra đề đòi hỏi kiến thức bao quát, chủ yếu là các môn trắc nghiệm đã làm thay đổi đáng kể cách thức ôn thi của các em. Năm nay, nếu ôn theo kiểu "học tủ, học lệch", HS sẽ khó hoàn thành được bài thi.
Vì vậy, việc tổ chức ôn tập đều được các trường định hướng không mở rộng nhiều kiến thức mới mà tập trung vào những kiến thức cơ bản theo định hướng đề thi tham khảo, rèn luyện kỹ năng giải bài tập nhanh...
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), cho biết với kiểu đề thi minh họa mới công bố thì không có chuyện "học vẹt", "học tủ" mà phải nắm được những kiến thức trọng tâm của toàn bộ chương trình. Do thời gian từ nay đến kỳ thi không còn nhiều, trường sẽ chỉ tổ chức kiểm tra các môn văn, toán, ngoại ngữ để đánh giá hiệu quả ôn tập của các em đến đâu để còn kịp thời điều chỉnh.
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn toán Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết nhà trường đã họp bàn, có những điều chỉnh để cho phù hợp hơn với đề thi.
"Chúng tôi cắt bớt số câu hỏi liên quan đến thực tế, tăng cường một số câu hỏi khó trong một đề, tức là vẫn theo hướng ưu tiên hơn theo đề lần thứ 3 này và như thế HS sẽ phải tiếp cận và phải rèn luyện những kỹ năng để làm nhiều câu khó hơn trong một đề.
Theo cấu trúc này, khoảng 15-20 câu xếp vào loại khó. HS căn cứ theo tinh thần này để trong thời gian sắp tới rèn luyện thêm kỹ năng tính toán nhanh, tiếp cận những câu hỏi ở mức độ sâu hơn để đáp ứng được những câu hỏi khó", thầy Tùng nói.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy), cho biết sau khi HS tiếp cận đề thi tham khảo, tự đánh giá năng lực của mình, các giáo viên của trường này sẽ sửa từng câu hỏi cụ thể trong đề thi tham khảo cho HS lớp mình phụ trách, đưa ra các phương án, kỹ năng làm bài thi, chỉ rõ sai lầm HS thường mắc phải, định hướng việc học ôn thi.
Tập trung cho học sinh yếu
Để kỳ thi đạt kết quả tốt, lãnh đạo nhiều trường cho biết đều chia các lớp ôn tập theo từng nhóm HS, trong đó chú trọng củng cố kiến thức cho những HS có học lực trung bình và yếu. Với những HS thi vừa xét tốt nghiệp vừa lấy kết quả xét tuyển CĐ, ĐH thì tổ chức các lớp học riêng theo từng khối thi.
Ông Nguyễn Văn Túc, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội), cho biết ban giám hiệu và giáo viên bộ môn đã nắm rõ danh sách em nào yếu môn gì để lên kế hoạch bồi dưỡng cho các em có thể đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi.
Theo Huy Lân - Lan Anh - Châu Đoan / Người Lao Động
Điểm chuẩn đại học 2016 của các trường thuộc ĐH Đà Nẵng Chiều 14/8, ĐH Đà Nẵng công bố điểm chuẩn 2016 của các trường thành viên. ĐH Bách khoa lấy điểm chuẩn thấp nhất là 19,25 (ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp). Ngành Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất, 23,75 điểm. ĐH Kinh tế có điểm chuẩn nằm trong khoảng từ 18,25 (ngành Tài chính - Ngân hàng) đến...