Thông tư 16 đã tác động mạnh đến lạm thu, từ nay muốn “ăn” cũng khó
Việc ra đời Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm tránh cho các cơ sở giáo dục lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền phụ huynh học sinh dưới dạng ép buộc, cào bằng.
LTS: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu đầu năm học.
Đặt ra câu hỏi “Liệu Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT có ngăn được lạm thu”, cô Phan Tuyết đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trước tình hình lạm thu vẫn bùng phát tại nhiều trường học trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT quy định cụ thể nguyên tắc, nội dung, hình thức, làm rõ quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ trong các cơ sở giáo dục.
Việc ra đời của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT nhằm tránh cho các cơ sở giáo dục lợi dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh học sinh dưới dạng ép buộc, cào bằng như hiện nay.
Cần ngăn chặn tình trạng lạm thu tiền trường (Ảnh minh họa: plo.vn).
Liệu những nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo có ngăn chặn được tình trạng thu tiền núp bóng tự nguyện đã và đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng?
Những nét mới của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT
Thông tư này quy định rõ quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ mà không thả nổi cho các trường tự vận động, tự thu như hiện nay.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục muốn được tài trợ phải xây dựng kế hoạch vận động tài trợ trình Sở giáo dục hoặc Phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.
Sở giáo dục và Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ.
Quy định rõ các khoản được phép vận động, các cơ sở giáo dục chỉ được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ trong các trường hợp trang bị các thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Đồng thời, thông tư cũng quy định các cơ sở giáo dục không được vận động tài trợ để chi trả các khoản liên quan đến cán bộ giáo viên nhà trường.
Một điểm khác biệt so với những quy định cũ là quy định việc tiếp nhận tài trợ phải thông qua tổ tiếp nhận tài trợ gồm một số đại diện của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường.
Thông tư còn nêu rõ trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan như thủ trưởng đơn vị, chính quyền địa phương, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo đều có trách nhiệm liên quan.
Riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ đóng vai trò phối hợp, giám sát việc quản lý và sử dụng tài trợ của cơ sở giáo dục không trực tiếp đứng ra tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục, đồng thời các khoản tài trợ phải được phản ánh trên sổ sách kế toán của đơn vị.
Liệu có ngăn chặn được lạm thu?
Có thể nói sự ra đời của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT đã có tác động khá lớn đến việc triển khai công tác thu ở nhiều địa phương hiện nay.
Do Thông tư có quy định rõ trách nhiệm của nhiều cấp liên quan (như người đứng đầu cơ sở giáo dục, Phòng, Sở giáo dục…) nên sẽ hạn chế kiểu thả lơ cho nhà trường coi như không biết, không hay và khi xảy ra sự việc lại đùn đẩy trách nhiệm như một số địa phương trong thời gian qua.
Hiện có một số tỉnh thành cụ thể nhất là tỉnh Phú Thọ (một số trường học nơi đây đang bị tố vì lạm thu) đã nhận chỉ đạo của cấp trên ngừng triển khai thu các khoản đóng góp cào bằng từ phụ huynh.
Nhiều trường học rồi đây sẽ không thể lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh để tự đặt ra các khoản thu một cách áp đặt, cào bằng núp bóng là tự nguyện gây bức xúc dư luận như trong thời gian vừa qua.
Không phủ nhận những hiệu ứng tốt từ sự ra đời của Thông tư 16, bên cạnh những điểm mới tích cực, chặt chẽ hơn, nhiều người quan tâm đến giáo dục vẫn có một số điều băn khoăn. Nếu là lạm thu có sự “chỉ đạo” từ cấp trên thì sao?
Trong thực tế, không ít trường học lại xảy ra lạm thu “chỉ đạo” từ cấp trên. Nhà trường vẫn làm tờ trình xin Ủy ban nhân dân xã làm tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện…thế là một số khoản học sinh phải đóng góp đã được duyệt.
Có tờ kí duyệt trong tay, chẳng khác nào “bảo bối” nên những trường học này cứ tự nhiên, thoải mái tiến hành thu.
Những khoản thu có chỉ đạo này không hề nhỏ, mức thu từ vài trăm đến cả triệu đồng.
Nếu dân phản ứng đưa đơn về phường, về Ủy ban thì những đơn thư kiểu này chỉ được nghe lời giải trình “đã được cấp trên cho phép thu, nhà trường không tự ý”. Và như thế lạm thu vẫn không thể chấm dứt.
Thông tư sẽ là cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử phạt người làm sai khi có sự việc xảy ra. Nhưng, lương tâm của những người làm giáo dục (cụ thể là người đứng đầu cơ sở giáo dục) vẫn là quan trọng nhất.
Người lãnh đạo có cái tâm trong sáng, biết thấu hiểu, cảm thông với những gia đình nghèo khó, biết chi tiêu những đồng tiền ngân quỹ một cách hợp lý mới không “vẽ” ra những khoản thu trên trời để huy động phụ huynh đóng góp.
Có được những người lãnh đạo như thế thì chắc chắn chuyện lạm thu ở trường học sẽ biến mất một cách hoàn toàn.
Theo giaoduc.net.vn
TỪ 18.9.2018: Cấm ép buộc tài trợ giáo dục núp bóng "tự nguyện"
Kê tư ngay 18.9 tơi đây, viêc tai trơ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đa đươc Bô GDĐT quy đinh ro rang. Đo la tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp.
Môt cơ sơ giao duc ơ Hai Phong đê nghi tai trơ 1 ti đồng. Ảnh: P.V
Ep... tai trơ
Trươc tinh trang lam thu tran lan, cach đây 6 năm, Bô GDĐT cung đa phai ra Thông tư 29/2012 quy đinh phụ huynh phải hoàn toàn tự nguyện khi muốn đóng góp.
Các trường không được coi huy động đóng góp của phụ huynh là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục cũng như không quy định mức tài trợ cụ thể với từng phụ huynh.
Ngược lại, phụ huynh không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho nhà trường.
Thông tư 29 cung yêu câu các trường muốn vận động sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh để xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập, sinh hoạt của học sinh phải xin phép cơ quan quản lý cấp trên.
Măc du thông tư 29/2012 đa đươc triên khai, tuy nhiên, viêc lam thu, nup bong tư nguyên hay nhưng khoan tai trơ mang tinh băt buôc vân co chiêu hương gia tăng, gây bưc xuc cho phu huynh hoc sinh.
Mơi nhât la viêc lanh đao môt cơ sơ giao duc ơ Hai Phong đa gưi thư kêu goi phu huynh hoc sinh tai trơ vơi mưc tiên lên tơi gân 1 ti đông. Cu thê, bức thư kêu gọi này, nhà trường đã đưa ra kế hoạch bổ sung và sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập như sau:
Mua mới 5 phòng và sửa chữa bàn ghế học sinh 256,250 triệu đồng. Lắp camera cho các lớp bán trú 265 triệu đồng. Sửa chữa khu bếp ăn bán trú và các phòng chức năng 450 triệu đồng. Tổng là 971,250 triệu đồng.
Ro rang viêc kêu goi tai trơ nay vi pham Thông tư 29 của Bộ GDĐT về trình tự thủ tục tài trợ trong giáo dục, mọi thứ phải được thực hiện theo tinh thần tự nguyện, không thông qua quỹ của Hội phụ huynh học sinh. Nhà trường không được đứng ra kêu gọi.
Không đưa ra mưc san hay điêu kiên cho tai trơ
Tai Thông tư 16-2018 co hiêu lưc tư 18.9 tơi đây, Bô GDĐT tiêp tuc khăng đinh viêc xa hôi hoa giao duc la
cân thiêt. Nha nươc khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh để bàn giao cho cơ sở giáo dục theo sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục.
Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.
Về việc quản lý, sử dụng tài trợ, Thông tư nêu rõ: Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ.
Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.
Điêm khac cua Thông tư 16 vơi Thông tư 29 trươc đây chinh la viêc quy đinh ro hơn viêc tai trơ cho cac cơ sơ giao duc phai đam bao nguyên tăc: Tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức bình quân/mức tối thiểu, không ép buộc đóng góp, vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng minh bạch, công khai.
BINH NGUYÊN
Theo laodong.vn
Quy định mới có hạn chế được việc lợi dụng ban phụ huynh để lạm thu tiền trường? Chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa tài trợ với cơ sở giáo dục khiến cho một số địa phương, đặc biệt là người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã để xảy ra tình trạng lợi dụng hội cha mẹ phụ huynh học sinh để lạm thu tiền trường gây bức xúc. Ông Hoàng Văn Cường,...