Thông tin về 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ 1/1 đến 30/6, cả nước ghi nhận 9.918 trường hợp phản ứng thông thường và 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Thông tin từ báo Tiền Phong cho biết, phản ứng thông thường sau tiêm chủng thường gặp là trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt dưới 39 độ C và các triệu chứng khác.
Trẻ em trong độ tuổi tiêm phòng đều được khuyến cáo nên tiêm đầy đủ phòng tránh dịch, bệnh.
Về tai biến nặng sau tiêm chủng có 20 trường hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 1 trường hợp trong tiêm chủng dịch vụ.
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 9 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội (5), Sơn La (8), Thái Nguyên (1), Lạng Sơn (1), Nam Định (1), Đà Nẵng (1), Đắc Lắc (1), Sóc Trăng (1), Trà Vinh (1).
Video đang HOT
Trong 20 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, ghi nhận: 14 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin 5 trong 1 (1 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBE Five và 13 trường hợp sau tiêm vắc xin do SII sản xuất) trên tổng số 1.379.944 liều vắc xin 5 trong 1 sử dụng.
Có 4 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG trên tổng số 946.055 liều vắc xin BCG đã sử dụng. 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin DPT trên tổng số 850.014 liều vắc xin DPT đã sử dụng. 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh trên tổng số 511.422 liều vắc xin Viêm gan B sơ sinh đã sử dụng.
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận nguyên nhân, trong đó ghi nhận: 9 trường hợp do đặc tính cố hữu của vắc xin (45%); 6 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên (30%); 5 trường hợp không rõ nguyên nhân (25%). Không có trường hợp nào thuộc một trong 3 nhóm nguyên nhân: Do chất lượng của vắc xin, do thực hành tiêm chủng, do lo sợ. Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
TTXVN cho biết, về tình hình tai biến nặng trong tiêm chủng dịch vụ, đến 30/6 ghi nhận 1 trường hợp hồi phục sau tiêm chủng vắc xin Infanrix Hexa tại TP.HCM, kết luận của Hội đồng cấp tỉnh: Phản vệ độ III sau khi tiêm vắc xin Infanrix Hexa.
Tai biến sau khi tiêm vaccine ở Sơn La: 300 cháu đã được tiêm cùng đợt
Liên quan đến vụ việc bé gái 2 tháng tuổi tử vong, 3 trường hợp khác đang điều trị tại bệnh viện sau khi tiêm vaccine 5 trong 1 (tại Trạm Y tế Chiềng Xôm, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La), hiện đã dừng tiêm toàn bộ lô vaccine nghi gây tai biến.
Tiêm phòng vaccine là phương pháp tốt nhất để phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Hải Nguyễn
Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Sơn La, liên quan đến trường hợp tai biến sau tiêm chủng vaccine dẫn đến tử vong xảy ra tại thành phố Sơn La, các đơn vị liên quan đã niêm phong toàn bộ các loại vaccine và lấy mẫu gửi về Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Công an TP.Sơn La sau khi nhận được thông tin cũng tiến hành điều tra, niêm phong giấy tờ, sổ sách, vaccine tại trạm Y tế xã Chiềng Xôm và hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Sơn La cho biết, các loại vaccine trong đợt tiêm chủng lần này gồm Combe Five và OPV (phòng, chống bại liệt).
Cụ thể, vaccine Combe Five: Lô 220110218B, hạn sử dụng đến ngày 31.3.2021; được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vận chuyển bằng xe chuyên dụng bàn giao tại kho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La với số lượng 6.528 liều. Sau đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sơn La đã cấp toàn bộ cho 12 huyện, thành phố. Báo cáo cho biết, đến thời điểm hiện tại đã sử dụng 956 liều, còn tồn 5.572 liều.
Vaccine OPV: Lô bP-0619, hạn sử dụng đến ngày 16.6.2021. Số lượng nhập 19.760 liều, đến thời điểm hiện tại đã sử dụng 5.020 liều, còn tồn 14.740 liều.
Sau khi xảy ra sự việc, các đơn vị liên quan đã tổ chức niêm phong toàn bộ các loại vaccine và lấy mẫu gửi về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; đồng thời dừng toàn bộ hoạt động tiêm chủng tại Trạm Y tế xảy ra sự cố.
Bên cạnh đó, Sở Y tế tạm dừng sử dụng các lô thuốc nêu trên; thành lập đoàn thanh tra và tiến hành điều tra đối với những trường hợp phản vệ nặng sau tiêm chủng đúng quy định của Bộ Y tế.
Đối với trường hợp tử vong, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế sẽ họp đánh giá và đưa ra kết luận về nguyên nhân tử vong, dự kiến sẽ có trong sáng 15.10.
Được biết, đợt tiêm chủng lần này trên địa bàn Thành phố Sơn La diễn ra từ ngày 12- 15.10, hiện có 300 cháu đã được tiêm.
Theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thì những trường hợp tử vong được xác định nguyên nhân tử vong do phản vệ sẽ có chế độ bồi hoàn chia sẻ một phần mất mát đối với gia đình có người bị tử vong.
Trong trường hợp đối với gia đình cháu H, các cơ quan y tế tỉnh Sơn La cùng chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên, giúp gia đình lo phần mai táng. Những kết luận chuyên môn, cũng như nguyên nhân chính thức và áp dụng chính sách đối với cháu H sẽ được giải quyết theo quy định.
Trước đó, sau khi tiêm chủng tại Trạm Y tế Chiềng Xôm, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La, bé gái 2 tháng tuổi đã tử vong, 3 trường hợp khác đang điều trị tại bệnh viện.
Hai trẻ tử vong sau tiêm vắc xin: Bảo quản và tiêm đều đúng quy trình Hai tỉnh Sơn La và Vĩnh Phúc đã tạm dừng tiêm lô thuốc có trẻ tử vong. Đánh giá bước đầu chưa phát hiện sai sót liên quan đến vắc xin. Ảnh minh họa PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, đã nhận được báo cáo...