Thông qua dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động
Ngày 23-12, phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc tại Hà Nội. Phiên họp diễn ra trong hai ngày (23 và 24-12), nhằm đánh giá kết quả Kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII. Góp ý cho kỳ họp thứ 7, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị trong thời gian tới cần ưu tiên thời gian cho việc xây dựng các văn bản pháp luật để triển khai thực thi Hiến pháp.
Cũng trong sáng 23-12, UBTVQH đã thảo luận và thông qua dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. Theo đó, cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Theo pháp lệnh, cảnh sát cơ động được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại. Pháp lệnh cũng giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Theo ANTD
Cấm điều động, sử dụng cảnh sát cơ động trái quy định
Để tránh những hậu quả khôn lường, theo ĐB trong UBTVQH, Pháp lệnh về Cảnh sát cơ động cần quy định cụ thể thẩm quyền của Giám đốc Công an các tỉnh.
Video đang HOT
Pháp lệnh Cảnh sát cơ động trình UBTVQH sáng 23/12 quy định, Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Lực lượng này đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị cần quy định cụ thể hơn về thẩm quyền của Giám đốc Công an các tỉnh trong việc điều động Cảnh sát cơ động. Ảnh IT
Pháp lệnh quy định rõ 6 hành vi bị nghiêm cấm, như: Tổ chức, điều động, sử dụng Cảnh sát cơ động trái với quy định của Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chống lại hoặc cản trở Cảnh sát cơ động thi hành công vụ; Giả danh Cảnh sát cơ động; Lạm dụng, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...
Cũng theo pháp lệnh, Bộ trưởng Bộ Công an có quyền điều động các đơn vị Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trên phạm vi toàn quốc. Đối với Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền điều động các đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ trong địa bàn quản lý, kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Cho ý kiến về Pháp lệnh, với quy định Cảnh sát cơ động "được ưu tiên tuyển chọn", theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, không nên quy định "ưu tiên" mà nên quy định thẳng "Cảnh sát cơ động được quyền tuyển chọn nhân lực"... Nghĩa là lực lượng đó phải tuyển chọn chứ không cần phải "ưu tiên".
Bên cạnh đó, cũng có nội dung còn mâu thuẫn với Luật Công an nhân dân. Theo bà Ngân, quy tắc cụ thể cần giao cho Bộ Công an quy định để luật và pháp lệnh không bị mâu thuẫn nhau.
Về thẩm quyền của Giám đốc Công an tỉnh quy định tại điều 9 Pháp lệnh, theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, nếu không quy định rõ ràng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ông dẫn dụ, người dân tụ tập, biểu tình trái pháp luật, nhưng nếu cứ vác vòi rồng, chó béc giê ra thì phản cảm lắm. Từ đó càng gây ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với công an. Vì thế cần phải quy định rõ ràng về thẩm quyền cho Giám đốc Công an các tỉnh.
Cho ý kiến về pháp lệnh, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đề nghị cần cập nhật việc thực hiện quy định 216 của Ban bí thư. Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý thì đề nghị khái niệm an ninh quốc gia cần phải rà soát lại. Cái gì thực sự là an ninh quốc gia, mà Cảnh sát cơ động là nòng cốt thì cần quy định cụ thể.
Đồng tình với ý kiến trên, Chủ nhiệm UBQPAN Nguyễn Kim Khoa thống nhất với quan điểm, các điều có liên quan đến an ninh quốc gia cần phải xem xét lại, để việc trấn át kịp thời các hoạt động trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia cho phù hợp về nguyên tắc.
Về việc cụ thể hóa quy định 216 của Ban bí thư, theo ông Khoa, đây là quy định về Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, chứ không phải quy định về Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động. Nếu Pháp lệnh cụ thể hóa một cách hoàn chỉnh thì các lực lượng khác, như Trung đoàn Cảnh sát cơ động Hà Nội, TPHCM, và các tiểu đoàn Cảnh sát cơ động ở các tỉnh không đáp ứng được. Nếu thực hiện thí điểm thì không nên, còn nếu đưa nguyên tắc vào sẽ áp dụng cho tất cả, sau này lại phải sửa sẽ không hợp lý.
Chủ nhiệm Khoa cho rằng, các vấn đề cụ thể cần giao cho Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Ngoài ra việc điều động, công an các tỉnh có quyền điều động, nhưng chưa rõ quy định ở cấp nào. Ông Khoa cũng đồng tình phải quy định cụ thể hơn về nội dung này.
Cuối buổi làm việc, TVQH đã nhất trí thông qua Pháp lệnh Cảnh sát cơ động.
Theo Infonet
Cảnh sát cơ động được trang bị tàu bay, tàu thủy Ngày 23/12, UB Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Cảnh sát cơ động với nội dung lực lượng CSCĐ được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, trang bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại... Pháp lệnh Cảnh sát cơ động gồm 24 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày...