Thống kê tai nạn giao thông có độ “vênh”?
Sau một thập kỷ, năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam giảm được tai nạn giao thông (TNGT) trên cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết và bị thương. Tuy nhiên, con số này có chính xác, liệu có sự giấu bớt tai nạn để lấy thành tích báo cáo? Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết:
Số vụ TNGT trên cả nước có giảm nhưng chưa bền vững
Video đang HOT
- Những năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực, cố gắng thông qua việc ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị tập trung chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt hàng loạt các giải pháp tập trung vào ba nhóm quan trọng gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển giao thông công cộng và tổ chức quản lý giao thông để hạn chế ùn tắc, tai nạn. Trong năm An toàn giao thông 2012, nhiều giải pháp cũng được triển khai quyết liệt và công tác đảm bảo ATGT đã có những bước đột phá. Sau 10 năm, số người chết giảm 10.000 người, cả 3 tiêu chí (số vụ tai nạn, số người chết và bị thương) giảm và giảm rất sâu (số người chết giảm 1.700 người, số người bị thương giảm 9.500 người).
- PV: Theo nhiều chuyên gia, ATGT bền vững tại Việt Nam vẫn là một thách thức?
- Năm an toàn giao thông 2012 bước đầu đã thiết lập được trật tự kỷ cương. Tuy nhiên, làm như thế nào để ATGT bền vững thì vẫn là một thách thức. Nước ta cũng thuộc “top” các nước sử dụng chất kích thích (rượu, bia) khi tham gia giao thông. TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng giảm nhưng mức độ và tính chất nguy hiểm lại có chiều hướng gia tăng. Ùn tắc giao thông có giảm vào các giờ cao điểm sáng, chiều nhưng không rõ rệt.
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, ý thức của người dân tham gia giao thông còn hạn chế, đặc biệt sự quản lý Nhà nước còn yếu kém. TNGT giảm nhưng chưa mang tính bền vững do tốc độ giảm chậm dần đều không duy trì tính liên tục, và chỉ giảm khi lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi lại tái diễn.
- Có ý kiến cho rằng, con số tai nạn giảm chưa chính xác, thậm chí, có địa phương chạy theo báo cáo thành tích nên đã “giấu” thống kê, quan điểm của ông về vấn đề này?
- Theo tôi, con số thống kê TNGT toàn quốc không thể chính xác tuyệt đối mà vẫn có những sai số nhất định do cách thức thống kê mỗi năm mỗi khác.
Cụ thể, năm 2011, số liệu thống kê ATGT của các Bộ, ban ngành, địa phương được tính từ ngày 1-1 đến 30-12 nhưng năm 2012 lại từ ngày 16 tháng trước đến 15 tháng sau. Ngoài ra, 3 tiêu chí (số vụ, người chết, bị thương) của Ủy ban ATGT Quốc gia cũng được lấy từ báo cáo của Bộ Công an và qua các văn bản của Ban An toàn giao thông địa phương. Theo quy định, địa phương nào có vụ tai nạn nghiêm trọng từ 3 người chết trở lên phải báo cáo Ủy ban ATGT Quốc gia nhưng các tỉnh, thành chỉ thực hiện khi Ủy ban điện xuống hỏi.
Tại mỗi vụ tai nạn, số người chết tại chỗ thì chính xác nhưng chưa chết mà được chuyển vào viện thì không thể thống kê được do thiếu sự đồng bộ. Nếu xét theo số liệu này, tôi nghĩ rằng chưa chính xác, có độ “vênh” nhưng cũng không nhiều. Bên cạnh đó, một số địa phương “giấu” số liệu TNGT để báo cáo thành tích. Để kiểm soát sai số này, Bộ Công an đã thành lập 20 đoàn thanh kiểm tra địa phương từ xã, phường, huyện trở lên và có những nhắc nhở, điều chỉnh uốn nắn địa phương có số liệu chưa chuẩn.
- Hiện nay, một số Thông tư, Nghị định của Bộ GTVT được cho là còn bất cập?
- Thực tế, việc xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật nghiên cứu chưa thấu đáo do chủ quan của nhà quản lý, hoạch định chính sách. Một số chủ trương đưa ra cần phải đóng góp từ dư luận. Năm 2013, Bộ GTVT ban hành nhiều Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đường sắt, hàng không, hàng hải nên cần tính toán lại cách thức, quy trình làm luật. Nghị định cần phải có hàng chục chữ ký của các cơ quan tham mưu nhưng quan trọng nhất vẫn là chữ ký, ý kiến của nhân dân.
Theo ANTD
Triển khai thực hiện Luật Giám định Tư pháp
Giám đốc CATP Hà Nội vừa chỉ đạo các đơn vị trong toàn lực lượng CATP triển khai Kế hoạch thực hiện Luật Giám định Tư pháp.
Mục tiêu triển khai thực hiện Luật Giám định Tư pháp nhằm phổ biến cho CBCS nắm rõ Luật này, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCS trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo đó, CBCS - CATP Hà Nội được phổ biến, quán triệt rõ nội dung cơ bản của Luật Giám định Tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tình hình thực hiện pháp luật về Giám định Tư pháp trong CATP. Mặt khác, CATP tổ chức tập huấn chuyên sâu Luật Giám định Tư pháp cho cán bộ chủ chốt các đơn vị, đặc biệt là số cán bộ trực tiếp làm công tác giám định tư pháp, những cán bộ làm công tác kỹ thuật hình sự và điều tra viên của các đơn vị trong lực lượng CATP.
Trong quá trình tập huấn, CATP kiểm tra, rà soát, phân loại hệ thống hóa những văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản hướng dẫn thi hành (trước khi Luật Giám định Tư pháp có hiệu lực thi hành) để thống nhất tổ chức thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành; đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Theo ANTD
Lo ngại phát sinh nhiều ngày lễ, gây lãng phí Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 14 diễn ra hôm qua, 14-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UB TVQH) đã tập trung thảo luận, cho ý kiến xung quanh dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, Luật phòng chống khủng bố, Nghị định về hoạt động mỹ thuật và Nghị định quy định công nhận ngày truyền thống,...