Thong dong cá dìa, cá dò
Cá dìa, cá dò có “tướng tá” gần giống nhau, thịt cá trắng thơm hơn gà tơ xa lắc.
Cá dìa, cá dò có “tướng tá” gần giống nhau, chỉ khác là da cá dìa có lấm chấm hoa… Thịt cá trắng thơm hơn gà tơ xa lắc. 3m thNấu chua, chỉ cần nắm lá giang hoặc lá me. Còn nướng trên lửa than thì… khỏi nói!
Độ mươi năm nay, ở vùng Nam Trung bộ, đội ngũ chuyên đi biển câu cá dìa, cá dò mỗi ngày mỗi gia tăng, đông vui. Cá này ngon lạ, đơn sơ mà lộng lẫy ông bạn Sài thành hay ỷ thế “Phú kiều” (Phú Yên xa xứ) cứ bắt vợ chồng tui mua cả thùng ướp đá, gởi qua xe đò…
Mới cỡ 4 giờ sáng, dân đi bộ thể dục ở Tuy Hòa đã nghe tiếng xe máy lè tè đi lẻ, đi đôi trên xe là những kẻ áo khoác sùm sụp, vác túi dài dài, lùi lũi chạy dọc rừng dương… Đích thị là mấy “câu thủ” đang ra Sông Cầu, Tuy An hoặc vô Vũng Rô câu cá biển mấy gã đi ô tô thì có phần muộn hơn.
Cá dò nướng lửa than
Video đang HOT
Đội quân trông “xấu xí, lam lũ” này phần đông là công chức, doanh nhân, cán bộ về hưu tất nhiên không thể thiếu những người lao động đủ mọi ngành nghề. Tôi theo chân Hồ Nguyên Nhựt (Bảy Nhựt), một gã công chức cạo giấy mê câu biển có hạng.
Gởi xe bên cảng Vũng Rô (Hòa Xuân Nam, Đông Hòa, Phú Yên), chúng tôi điện xuồng chuyên phục vụ dân câu để ra bè tôm hùm (40.000 đồng/người/đi, về). Theo Bảy Nhựt, dân câu biển để giải trí, du lịch (kể cả dân câu để bán) hay bám các bè tôm hùm vì cá dìa, cá dò thường lảng vảng ở đây để kiếm thức ăn thừa, câu dễ có. Cá dìa, cá dò có “tướng tá” gần giống nhau, chỉ khác là da cá dìa có lấm chấm hoa…
Tặng anh Sáu chủ bè gói trà ngon để “quan hệ” chỗ ngồi câu, Bảy Nhựt vào cuộc móc mồi, buông cần. Trời xanh, nước xanh, gió xanh, đời xanh. Bảy Nhựt râm ri: “Hai ngày nghỉ cuối tuần là tui “nằm” biển. Nếu được nghỉ thêm, tui cũng… biển luôn… Một “em”! Bự quá ta…”.
Ướp muối ớt cá dìa
Gỡ con cá gần 1 kg bỏ vô cái vợt lưới đang ngâm bên cạnh, Bảy Nhựt tiếp: “Đời người, biết bao hỉ nộ. Mỗi lần giáp biển, nghe gió nghe sóng là cái gì cũng tan biến hết. Hiệu quả câu nó giá trị hơn chuyện kinh tế rất nhiều. Đàn ông mà, ai cũng phải có trò mê, như: trai gái, nhậu nhẹt, đá gà, cờ bạc, thơ phú, cây kiểng,… Ông thấy đó, nhiều người gia cảnh đâu khá gì, đi câu còn lỗ thêm tiền đò, nhưng họ vẫn đi mê mẩn. Câu này là câu thời, câu vận… Một “em” nữa, quá đã!… Như bữa nay trời êm, cá ăn nhiều chớ có bữa tui chỉ xách câu đi rông…”.
Rút cái bánh mì cắn một phát, anh Bảy ngó mung ra biển: “Tui ăn không sót con cá gì nhưng khoái dai nhất vẫn là thằng cá dò, cá dìa này. Thịt trắng thơm hơn gà tơ xa lắc. Nấu chua, chỉ cần nắm lá giang hoặc lá me là ăn quên cơm, nhậu quên… à không, chết bia. Còn nướng trên lửa than thì… khỏi nói!… Anh Sáu ơi, bỏ lửa nướng mấy con và làm nồi chua cho ông bạn đây biết mùi đời…”.
“Tui thấy, câu cá biển kiểu này là sướng nhất trần đời. Nó chông chênh, thử thách, phóng khoáng hơn câu sông, câu hồ. Sướng lắm, không thể tả… ” – Bảy Nhựt cười sảng khoái, kết luận.
Theo Danviet
Đặc biệt như mắm ruột miền Trung
Mắm ruột rất đặc biệt với nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển.
Từ nguyên liệu chính là ruột của các loại cá biển, người dân vùng duyên hải miền Trung đã chế biến ra một loại mắm ruột rất đặc biệt. Tuy không phổ biến như những loại mắm ở miền Tây Nam bộ, nhưng mắm ruột vẫn khiến người ăn thấy hấp dẫn và lạ miệng.
Là một món ăn quen thuộc và được xem là đặc sản của vùng duyên hải miền Trung, mắm cá lòng hay còn gọi là mắm ruột là món quà mà thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây. Không phổ biến như các loại mắm cá lóc, cá linh, cá sặc... ở miền Tây Nam bộ, mắm ruột chỉ có theo mùa.
Mắm ruột từ lâu là món ăn khoái khẩu của người dân 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Vì sống ở miền biển nên từ bé, tôi đã đôi ba lần được thưởng thức món ăn này. Nhớ ngày trước, mỗi lần vào mùa cá, người ta bắt cá lấy phần ruột bên trong để làm mắm. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần rong ruổi theo bạn ven làng chài chơi vũ cầu (trò chơi đánh cầu). Bóng rơi vào nhà người ta, phải trèo tường vào nhặt ra. Sau mỗi bức tường ấy, tôi thấy người ta giăng một vài hũ bằng sành, bên trong đựng đầy mắm ruột. Khi có gió cũng đủ làm người đi ngang thấy nôn nao vì cái mùi ngai ngái mà đặc trưng.
Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm chiên giòn thật đặc biệt và tinh tế.
Ngày ấy, người ta thường làm mắm ruột bằng cá thu hoặc cá ngừ mới được đánh bắt từ ngoài khơi mang về, còn tươi sống. Những con cá lớn độ chừng 3-5kg bắt đầu được xẻ dọc bụng, lấy phần ruột bên trong, cắt thành khúc ngắn rồi trộn chung với muối. Tỉ lệ giữa muối và ruột cá quyết định đến độ thơm ngon, đậm đà của món mắm ruột. Sau khi ủ muối xong, ruột cá sẽ được cho vào từng hũ, khạp bằng sành, sứ, đậy thật chặt rồi mang phơi ngoài nắng lớn độ 3-5 ngày, đến khi ruột cá chín thành mắm là được.
Ngày nay, ít người làm mắm ruột để ăn vì thế mà mắm ruột cũng không còn phổ biến như trước nữa. Vì nhớ hương vị quen thuộc, vì ấn tượng với món ăn dân dã mà ngon miệng nên nhiều lần tôi nảy ra ý định làm lại món mắm này. Thay vì ruột cá thu, cá ngừ, tôi sử dụng ruột cá bò dại dương. Ruột cá này làm mắm ăn rất ngon, lại có mùi thơm, bùi rất đặc biệt. Nhưng vì cá hiếm nên để làm được một hũ mắm ruột không phải là dễ. Khi có được loại ruột cá mình muốn, tôi ủ nó với muối rồi mang đi phơi nắng thật lớn. Vài ngày sau khi mắm chín là có thể lấy ra dùng. Ngày trước, mẹ thường phi thơm một ít tỏi với dầu ăn, rồi cho mắm ruột vào quậy đều, nêm nếm ít bột ngọt, đường, ớt vào để giảm vị mặn của mắm. Khi hỗn hợp mắm chuyển qua màu nâu sẫm, hơi sệt lại là được. Người ta lấy mắm này để ăn kèm với thịt luộc, cà phá, rau sống hay cơm trắng. Về sau, để đổi vị cho các thực khách của mình và cũng nhằm làm mới món ăn, tôi dùng mắm ruột ăn kèm với loại cơm nắm được chiên vàng giòn. Vị bùi bùi, mằn mặn của mắm ruột hòa quyện cùng cái giòn ruộm của cơm nắm thật đặc biệt và tinh tế.
Theo 24h
Món ngon cá dìa Thịt cá dìa ngọt, béo, thơm và xương ít, thế mới biết tại sao đây là loại sản vật quý của người xứ biển. Cá dìa là loại di cư và sống theo bầy đàn, cá cái đẻ ở vùng nước lợ, khi cá còn nhỏ thì chúng sống chủ yếu ở vùng cửa sông, đến khi trưởng thành, cá dìa bơi ra...