Thông điệp đằng sau họp quốc hội Trung Quốc
Trừng phạt Trung Quốc luôn đi kèm với những tác động ngược không mong muốn tới nền kinh tế vốn đang chao đảo của Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách trừng phạt Trung Quốc với cáo buộc che đậy thông tin khiến Covid-19 bùng phát toàn cầu. Tuy nhiên, để làm được điều này mà không gây tổn thương nền kinh tế Mỹ hay ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai của ông là điều vô cùng khó khăn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump giơ một sắc lệnh hành pháp ông vừa ký tại Phòng Đông, Nhà Trắng, ngày 19/5. Ảnh: Reuters.
Trong lúc những biện pháp cứng rắn hơn như áp lệnh trừng phạt và tăng thuế đang được thảo luận, các quan chức Mỹ đồng thời còn cân nhắc cả những lựa chọn như gia tăng áp lực lên các công ty 5G Trung Quốc hay các hành động chính trị nhắm vào Bắc Kinh.
Trump vốn đã phải đương đầu với sự thật là thỏa thuận thương mại với Trung Quốc mà ông thường xuyên ca ngợi đang hoạt động kém hiệu quả. Nhiều tuần sau khi thực hiện thỏa thuận giai đoạn một, Trung Quốc vẫn chưa thu mua hàng hóa Mỹ với tốc độ như đã hứa hẹn, làm dấy lên hoài nghi liệu cuộc chiến tranh thương mại 18 tháng mà Trump phát động có thực sự đáng giá hay không.
Không ít người Mỹ, đặc biệt là những nông dân ở những bang chiến lược bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại, từng hy vọng 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc như thỏa thuận sẽ giúp họ gia tăng đáng kể lợi nhuận. Nhưng tới nay, Trung Quốc mới chỉ mua chưa đầy một nửa lượng hàng hóa cam kết theo thỏa thuận, làm suy yếu tuyên bố cốt lõi trong chiến dịch tái tranh cử của Trump rằng ông đã buộc Trung Quốc tham gia vào một thỏa thuận tốt hơn với Mỹ ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Tuy nhiên, theo Chad Bown, chuyên gia cấp cao tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, nếu Trung Quốc tiếp tục không tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận, điều này sẽ giúp Trump đơn giản hóa chiến lược công kích Bắc Kinh mà ông đang theo đuổi, gia tăng gấp nhiều lần những lời chỉ trích nhằm vào Trung Quốc.
Video đang HOT
“Cú sốc Covid-19 tạo nên một không gian chính trị giúp chính quyền đưa ra thông điệp rằng ngay cả khi họ muốn giữ thỏa thuận, Trung Quốc không thể đảm bảo thực hiện nó. Từ đó, họ có một lý do biện hộ cho thắc mắc vì sao thỏa thuận không phát huy tác dụng”, Bown nhận xét.
Trump thời gian qua liên tục chỉ trích Trung Quốc vì không hành động sớm hơn nhằm ngăn chặn nCoV lây lan và cảnh báo cho thế giới. Tại Washington, mọi người đều đồng thuận rằng cần phải làm gì đó đối với Trung Quốc, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đây.
Trong khi Tổng thống Trump cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của virus khiến dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, các nghị sĩ Mỹ, từ cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa, đều cho biết họ tin Washington cần nghiêm túc suy nghĩ lại về mối quan hệ với Bắc Kinh.
Nhưng cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra cùng với những bất đồng nội bộ về việc nên trừng phạt Trung Quốc mạnh đến đâu dường như đang làm lu mờ triển vọng đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng.
Những tuần gần đây, các nhà lập pháp bắt đầu thảo luật về những biện pháp nhằm chuyển chuỗi cung ứng các mặt hàng y tế thiết yếu và dược phẩm trở về Mỹ.
Trung Quốc thực tế vẫn là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Để phá vỡ hệ thống này có thể phải mất nhiều năm và tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương kinh tế ngắn hạn trong lúc các nước tìm kiếm con đường đi của riêng mình.
Trong lúc đó, các nhà lập pháp Mỹ đang thông qua một số biện pháp trừng phạt. Hôm 20/5, Thượng viện phê chuẩn một đạo luật ngăn các công ty Trung Quốc giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ.
Hồi đầu tháng, thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham đề xuất đạo luật trừng phạt Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thể chứng minh nguồn gốc rõ ràng của nCoV. Luật này sẽ cho Tổng thống Mỹ 60 ngày để xác nhận Trung Quốc có tuân thủ các yêu cầu về thông tin về đại dịch cũng như những yêu cầu khác từ phía Mỹ hay không.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz thì đề xuất dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc. Các nghị sĩ Dân chủ cho hay họ sẵn sàng ủng hộ những đề xuất trừng phạt Bắc Kinh vì “đánh lừa” Mỹ và thế giới về mức độ nghiêm trọng của Covid-19 hồi tháng 12 năm ngoái.
Nhưng bên cạnh đó, phe Dân chủ cũng cảnh giác để không ủng hộ chiến dịch công kích Trung Quốc quá nhiệt thành trước thềm cuộc bầu cử tổng thống. Việc tung đòn vào Trung Quốc ở thời điểm hiện tại có thể mang đến cho Trump một “con dê tế thần” hoàn hảo, giúp ông thoát khỏi những lời chỉ trích rằng Nhà Trắng đã không hành động đủ nhanh và quyết liệt khi dịch bệnh mới bùng phát ở Mỹ.
Chính quyền Trump cũng đang xem xét những biện pháp có thể gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc nhưng không gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, bao gồm các lệnh trừng phạt liên quan đến an ninh quốc gia và tăng cường gây sức ép lên các nhà cung cấp mạng 5G Trung Quốc.
Mỹ ngày 21/5 bắt đầu chặn các lô hàng chất bán dẫn từ các nhà sản xuất chip toàn cầu cung cấp cho Huawei, một động thái có thể làm leo thang căng thẳng với Trung Quốc.
Sự bất mãn với Trung Quốc đang gia tăng, ngay cả trong những cố vấn của Trump vẫn thường đề cao mối quan hệ kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh. Nhưng một số cố vấn thương mại hàng đầu của ông, bao gồm cả Bộ Trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đều tỏ ra thận trọng vì lo sợ phá hỏng thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà họ đã rất nỗ lực mới đạt được.
Mặt khác, đảng Cộng hòa hiện rất nhạy cảm khi Trump có những hành động quá cứng rắn hoặc hấp tấp chống lại Trung Quốc ở thời điểm mà họ cần Trung Quốc giữ cam kết thu mua nông sản Mỹ như trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một.
Các thượng nghị sĩ cho rằng trừng phạt Trung Quốc vào thời điểm Mỹ phụ thuộc vào Bắc Kinh về các mặt hàng thiết yếu như thuốc hay trang bị bảo hộ cũng như hàng hóa xuất khẩu sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.
“Nhất là trong ngành nông nghiệp, chúng ta vẫn cần thị trường Trung Quốc”, thượng nghị sĩ Cộng hòa Roy Blunt nhận định.
Thượng nghị sĩ John Thune cho hay đảng Cộng hòa đang nghiêm túc tìm cách để các công ty chủ chốt của Mỹ di dời nhà máy về nước nhưng điều này không thể thành hiện thực ngay lập tức.
“Chúng tôi sẽ thảo luận rất kỹ lưỡng về vấn đề này nhưng tôi không biết các cuộc thương thảo đó sẽ đi tới đâu”, Thune nói.
Trump gần như nổi đóa khi "Ký sinh trùng" giành giải thưởng Oscar
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích việc trao giải Oscar quan trọng nhất cho bộ phim "Ký sinh trùng" ("Parasite") của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon Ho.
Tổng thống Mỹ Trump chỉ trích giải thưởng Oscar dành cho bộ phim "Ký sinh trùng".
"Thật đáng sợ với giải thưởng của viện hàn lâm điện ảnh năm nay. Đoạt giải là một bộ phim từ Hàn Quốc. Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra ở đó vậy? Chúng ta có đủ loại vấn đề với Hàn Quốc về thương mại, trong khi đó ở đây người ta lại trao cho họ giải thưởng bộ phim hay nhất của năm. Điều đó có bình thường không? Làm ơn xin hãy trở lại với "Cuốn theo chiều gió" đi... Và người chiến thắng ở đây lại đến từ Hàn Quốc. Tôi chỉ nghĩ đó là giải phim nước ngoài hay nhất thôi. Hóa ra không phải. Điều đó trước đây đã từng xảy ra chưa? ", ông Trump nói hôm thứ Sáu khi phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Colorado.
Bộ phim "Ký sinh trùng" đoạt giải Phim hay nhất của năm, đây là lần đầu tiên giải Oscar quan trọng nhất được trao cho một bộ phim không nói tiếng Anh. Phim còn giành được thêm ba giải thưởng Oscar nữa: giải đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản gốc hay nhất và phim nước ngoài hay nhất. Đạo diễn, diễn viên và đoàn làm phim của bộ phim đã được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chúc mừng.
Theo danviet.vn
Ấn Độ chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Thông tin truyền thông Ấn Độ Prakash Javadekar cho biết đây là kết quả cuộc họp nội các do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chủ trì. Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP/TTXVN) Nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 19/2, nội các Ấn Độ đã phê...