Thông điệp cứng rắn của Tổng thống Mỹ khi dọa tăng thuế với Trung Quốc
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố sẽ tăng hơn gấp đôi mức thuế áp đặt lên số hàng hóa hơn 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc được cho là thông điệp cứng rắn gửi tới Chủ tịch Tập Cận Bình trước thềm cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Trung.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa tiếp tục tung đòn tăng thuế trước thềm cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trong trả lời phỏng vấn với tờ “Nhật báo phố Wall” ( Wall Street Journal) số ra ngày 26-11, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, “nhiều khả năng” ông sẽ tiếp tục tăng mức áp thuế lên 25% từ mức 10% hiện nay với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc như dự kiến có hiệu lực từ năm tới. Ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định, “khó có khả năng” ông sẽ chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc về việc trì hoãn việc áp đặt mức thuế mới đối với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc kể từ thời điểm dự kiến là ngày 1-1-2019.
Tổng thống Trump đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và hàng hóa từ Trung Quốc vẫn dồn dập đổ vào Mỹ. Theo số liệu thống kê mới nhất, lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bất ngờ tăng đột biến (tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 14,5% so với tháng trước đó) trong tháng 10 vừa qua, tháng đầu tiên mà Mỹ thực hiện tăng thuế lên 10% đối với số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc xuất sang Mỹ. Mức tăng này hoàn toàn trái ngược với dự báo trước đó cho rằng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm 11% bởi vướng hàng rào thuế cao.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, mức tăng đột biến của hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ trong tháng 10 vừa qua là do “chạy” thuế thời điểm sau 31-12 tới. Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 26-11 đe dọa thực hiện tiếp tục tung đòn thuế không phải vì yếu tố trên. Cái đích mà ông Trump muốn nhắm tới là chuyển tải bức thông điệp cứng rắn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hai nhà lãnh đạo này gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G-20 vào ngày 30-11 này tại Thủ đô Buenos Aires của Argentina.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt đầu từ những đòn tấn công và trả đũa nhau liên tiếp ngay sau khi Tổng thống Trump nắm quyền tháng 1-2017 cho đến nay vẫn chỉ có leo thang chứ chưa có bất cứ sự nhân nhượng đáng kể nào. Trung Quốc dù có những dấu hiệu muốn hạ nhiệt song vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của chính quyền Tổng thống Trump về “chính sách thương mại bất công, vô lý và bóp méo thị trường” khiến Mỹ bị thâm hụt tới 375 tỷ USD trong trao đổi thương mại với Mỹ năm 2017.
Mỗi khi Mỹ tung ra một đòn tấn công thương mại, tăng thuế với hàng hóa của Trung Quốc, Bắc Kinh lại trả đũa bằng biện pháp tương tự với hàng hóa của Mỹ xuất sang Trung Quốc. Trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị G-20, Trung Quốc dù tuyên bố muốn ký kết một thỏa thuận để giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ khi gửi một danh sách “142 mục” mà nước này nói sẵn sàng thực hiện theo yêu cầu của Washington, song chính quyền Tổng thống Trump cho rằng chưa đáp ứng trông đợi của họ.
Vì thế, việc Tổng thống Trump cảnh báo sẽ nâng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa 200 tỷ USD, thậm chí tới 276 tỷ USD, nếu cuộc gặp với ông Tập Cận Bình bên lề hội nghị G-20 không đạt được thỏa thuận được xem là nhằm phát đi thông điệp cứng rắn với Bắc Kinh. Trong trường hợp Trung Quốc không nhượng bộ đủ đáp ứng yêu cầu của Mỹ, Tổng thống Trump sẵn sàng leo thang chiến tranh thương mại cho đến khi thực hiện điều mà ông cam kết khi tranh cử là giải quyết vấn đề nhập siêu của Mỹ với các đối tác thương mại hàng đầu, đặc biệt là Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Liệu Trung Quốc có tiếp tục cùng Mỹ leo lên nấc thang mới trong cuộc chiến thương mại với những rủi ro khôn lường? Đó là điều tất cả đang dõi theo kết quả cuộc gặp giữa hai ông Trump và Tập Cận Bình cuối tuần này tại Buenos Aires.
Theo anninhthudo
Biểu tình hỗn loạn ở thủ đô Paris: Tổng thống Macron phản ứng gay gắt
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích những người đụng độ với cảnh sát Paris trong cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng là "đáng xấu hổ".
"Thật đáng xấu hổ cho những ai tấn công các sỹ quan cảnh sát" - ông Macron viết trên mạng xã hội Twitter. "Không có chỗ cho bạo lực như vậy ở nước (Pháp) Cộng hòa này".
Video đang HOT
Đám đông hỗn loạn vây kín khu vực Điện Elysee ngày 24/11 trong một cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng và các chương trình thuế của chính phủ. Cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để kiềm chế những người biểu tình.
Đám đông tập trung ở khu vực trung tâm thủ đô Paris ngày 24/11. (Ảnh: Getty Images)
Cuộc biểu tình hưởng ứng phong trào "áo khoác vàng" - lấy hình ảnh chiếc áo nổi bật của những người biểu tình - trong một chiến dịch bắt đầu 2 tuần trước tập trung phản đối tăng giá nhiên liệu. Làn sóng phản đối nhanh chóng lan sang tình trạng giá cả tăng cao đặc biệt ở khu vực nông thôn và những phản đối khác chống lại các chính sách của Tổng thống Macron.
Hơn 100.000 người biểu tình xuống đường trong khoảng 1.600 cuộc biểu tình khắp nước Pháp ngày 24/11, bộ nội vụ nước này cho biết. Phần lớn các cuộc biểu tình trôi qua trong hòa bình - trừ cuộc biểu tình ở thủ đô Paris nơi có khoảng 8.000 người tham gia.
5.000 cảnh sát được điều động ở Paris. Họ tạo ra những rào chắn kim loại xung quanh điện Elysee để ngăn người biểu tình tiếp cận những tòa nhà quan trọng như văn phòng tổng thống và quốc hội. Một người phát ngôn của nhóm biểu tình khẳng định họ mang theo tinh thần ôn hòa. "Chúng tôi không ở đây để gây sự với cảnh sát, chúng tôi chỉ muốn chính phủ lắng nghe chúng tôi."
Dù vậy, sáng sớm 24/11, một số người cố gắng phá vỡ hàng rào của cảnh sát. Họ đốt lửa, phá các tấm biển trên phố, rào chắn, lấy đá từ nền đường lên ném vào cảnh sát trong khi hét to những câu khẩu hiệu chống lại Tổng thống Macron.
Cuộc biểu tình trở nên bạo lực và tiếp tục hỗn độn cho tới buổi tối, khi cảnh sát ổn định phần lớn khu vực. Cơ quan chức năng cho biết 19 người bị thương trong các cuộc đối đầu, bao gồm 4 cảnh sát. Khoảng 40 người đã bị bắt.
Hơn 100.000 người biểu tình xuống đường trong khoảng 1.600 cuộc biểu tình khắp nước Pháp ngày 24/11. (Ảnh: Reuters)
Tại những nơi khác trên toàn nước Pháp, biểu tình phản đối diễn ra khắp nơi. Hàng loạt vật cản chắn đường được dựng lên để làm chậm các tuyến đường chính. Một số trạm thu phí bị "chiếm" và phải để xe cộ đi qua. Có những đụng độ nhỏ xảy ra, hơn 130 người bị bắt trên toàn nước Pháp.
Theo BBC, các cuộc biểu tình và bạo lực lần này diễn ra ở quy mô nhỏ hơn và ít nghiêm trọng hơn so với tuần trước, khi 280.000 người tham gia biểu tình khiến 2 người chết và hơn 600 người bị thương.
Tổng thống Pháp chỉ trích những người đụng độ bạo lực với cảnh sát và tấn công người khác. (Ảnh: AP)
Trong bài đăng trên Twitter, Tổng thống Pháp ca ngợi sự dũng cảm và chuyên nghiệp của lực lượng an ninh. Ông nói: "Thật đáng xấu hổ cho những người tấn công họ. Đáng xấu hổ cho những người tấn công các công dân khác và nhà báo." Truyền thông Pháp cho biết một số phóng viên đã bị tấn công ở các thành phố phía Nam Toulouse và Beziers.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cáo buộc những người biểu tình bị ảnh hưởng bởi lãnh đạo đảng cực hữu Đại hội Quốc gia Pháp (National Rally), Marine Le Pen. Đáp lại, bà Le Pen buộc tội ông Castaner thiếu trung thực.
Giá diesel, nhiên liệu phổ biến nhất được các tài xế Pháp sử dụng, đã tăng khoảng 23% trong vòng 12 tháng trở lại đây, lên mức trung bình 1,71 USD một lít, mức cao nhất kể từ đầu những năm 2000. Giá dầu trên thế giới cũng đã tăng trước khi giảm trở lại nhưng chính quyền Tổng thống Macron đã tăng thuế hydrocarbon năm 2018 lên 7,6 cent một lít diesel và 3,9 cent đối với petrol, trong một phần của chiến dịch thúc đẩy phương tiện và nhiên liệu bảo vệ môi trường.
Quyết định tăng giá thêm 6,5 cent đối với diesel và 2,9 cent đối với petrol vào ngày 1/1/2019 của Chính phủ Pháp được cho là "giọt nước tràn ly".
Tổng thống Pháp cho rằng giá dầu thế giới đóng vai trò trong 3/4 mức giá tăng trong nước. Ông cũng cho biết cần thêm thuế nhiên liệu để tạo nguồn vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo.
Giá diesel, nhiên liệu phổ biến nhất được các tài xế Pháp sử dụng, đã tăng khoảng 23% trong vòng 12 tháng trở lại đây. (Ảnh: AP)
Khung cảnh hỗn loạn trên đường phố Paris rực rỡ ánh đèn đón Giáng sinh. (Ảnh: AP)
Một người đàn ông bị chảy máu đầu khi tham gia biểu tình. (Ảnh: KCS Presse/ MEGA)
5.000 cảnh sát đã được điều động tại Paris. (Ảnh: Reuters)
Người biểu tình đốt phá và tạo nhiều vật cản trên đường. (Ảnh: KCS Presse/MEGA)
Lực lượng chức năng phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để kiềm chế đám đông. (Ảnh: New Pictures)
Khói dày đặc tại khu vực biểu tình. (Ảnh: EPA)
Hơn 1.000 cuộc biểu tình diễn ra trên toàn nước Pháp. (Ảnh: Reuters)
Các cuộc biểu tình và bạo lực lần này diễn ra ở quy mô nhỏ hơn và ít nghiêm trọng hơn so với tuần trước, khi có 280.000 người tham gia, 2 người chết và hơn 600 người bị thương.
Từ giá nhiên liệu, các cuộc biểu tình lan sang phản đối các chương trình thuế và chính sách khác của chính phủ, cũng như mức giá cả đắt đỏ tại một số khu vực nông thôn. (Ảnh: EPA)
(Tổng hợp)
PHƯƠNG ANH
Cảnh sát Paris dùng vòi rồng, lựu đạn cay trấn áp người biểu tình Biểu tình phản đối tăng thuế xăng dầu ở Pháp đã kéo sang ngày thứ 8, leo thang bạo lực làm tê liệt đường xá Paris, buộc cảnh sát chống bạo động phải giải tán bằng biện pháp vũ lực. Hàng nghìn cảnh sát Pháp được huy động toàn quốc để kiểm soát các cuộc biểu tình. Phong trào phản đối tăng thuế...