Thơm ngon thốt nốt Châu Đốc vùng Bảy Núi
Có dịp về với vùng Bảy núi An Giang trên dọc đường đi ắt hẳn bạn sẽ thấy những hàng cây thốt nốt say quả, ghé vào những hàng quán bên đường thưởng thức một ly thốt nốt đá mát lạnh vào buổi trưa mang lại cho bạn một cảm giác sảng khoài không gì bằng.
Thốt nốt – loài cây gắn liền với bà con vùng đất Miền Tây
Cây thốt nốt thuộc loại họ cau, sống rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á, ở Việt Nam thì cây phân bố nhiều ở Miền Tây Nam Bộ. Thân cây to thẳng đứng, bẹ có gai ngắn hai bên, mọc ra từ thân, lá xòe tròn như lá cọ. Thốt nốt cho những chùm quả lớn hình hơi tròn màu nâu hoặc màu hạt dẻ. Quả thốt nốt khi bổ ra là những múi nhỏ, trắng phau, nhiều nhựa, có mùi thơm rất lạ và cũng là một món ăn chơi, giải khát rất bổ được nhiều người ưa thích.
Cây thốt nốt cho những chùm quả lớn
Cơm thốt nốt màu trắng trong thơm dẻo
Video đang HOT
Cơm thốt nốt còn nguyên vỏ lụa
Nhiều người hay thắc mắc tại sao tên cây lại gọi là thốt nốt ?. Tên gọi “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”. Dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt riết thành quen. Cây thốt nốt gắn chặt với đời sống người Khmer như cây dừa với người Kinh vậy. Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả.
Thốt nốt là món đồ uống quen thuộc của bà con Châu Đốc
Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt, bánh bò thốt nốt…
Mỗi thức quà được làm từ thốt nốt lại cho người ta cảm giác thơm ngon lạ thường. Ly nước thốt nốt mà người dân phải cất công đặt những ống nứa từ đêm tới sáng mai mới cho ra được thứ dịch thơm nồng, dùng chung với cơm trái thốt nốt và đá lạnh sẽ cho ra 1 hương vị thơm ngon lạ lùng rất riêng. Thiếu thứ nước ấy, cơm thốt nốt sẽ chẳng có mùi vị gì nữa bởi nó nhạt vô cùng. Nước thốt nốt đã hòa nhập vào cơm thốt nốt biến nó thành 1 thứ mềm dai và ngọt không thể tả. Nước thơm một hương vị rất riêng, mát lạnh và tinh khiết, vị ngọt thanh hơn nước dừa lửa, thơm như mùi hoa rừng dại, cơm giòn mềm dai như cơm dừa nước lại ngon hơn cả thạch. Nếu Có dịp du lịch tết Châu Đốc hãy ghé lại và thưởng thức cái bánh bò cùng 1 ly nước thốt nốt mát lạnh.
Cảnh đi đặt ống lấy nước thốt nốt lúc chiều tà
Ly nước thốt nốt cũng vì thế mà thêm phần thơm ngon
Màu núi biên cương
Có lẽ cuộc sống dựa vào thiên nhiên nhiều quá nên đất Tri Tôn gần như nghiêng hẳn phía tâm linh và những niềm tin tối thượng.
Tri Tôn đi qua chiến tranh cũng mang một niềm tin như vậy...
Về Tri Tôn, tôi như thấy mình đang du ngoạn cùng những chòm rễ thốt nốt nhỏ nhoi len qua từng lớp cát sỏi khô cằn, chen mải miết vào lòng đất, sâu nữa và sâu hơn nữa. Hình như nếu lớp cát sỏi kia có sâu hàng trăm mét thì những sợi rễ nhỏ vẫn len lỏi cho kỳ được để đến với dòng nước mát lành trong lòng đất. Từ cuộc hội ngộ kỳ thú đó, tôi như thấy mình đang du ngoạn cùng những phân tử nước từ lòng đất thẳm sâu, qua lớp lớp cõi cằn, lần theo rễ bò từ tế bào này qua tế bào khác, lên mặt đất, bò lên tận trời cao hàng mấy chục mét, rồi tràn ra khỏi đầu hoa, bật giữa bao la những dòng mật ngọt dịu dàng.
Mảnh đất mà những bộ rễ len qua đá để sống, len qua cát để sống. Mảnh đất của những mùa lúa ruộng trên, vườn sườn đồi, cỏ cây đeo vách đá. Cây cỏ ở đây như những thiền sư tu chợ, nửa đời hạn thì dọn dẹp hết mọi cuộc sinh sản, gác lại hết những phận sự quang hợp lớn lao, trút dần từng lớp lá rồi ngủ vùi vào giấc đứng khẳng khiu. Nửa đời mưa thì nẩy chồi đâm lộc quyết liệt cho mùa hoa trái rộn ràng, ong bướm lại lượn lờ, rễ luồn sâu, cành vươn xa, để cát cứ vùng lãnh địa.
Cứ thế, vòng thức vòng ngủ nối tiếp năm này qua tháng nọ. Nhìn đời sống cỏ cây ở đây hiểu được sự kỳ diệu của tạo hóa. Khi người tạo ra những vùng khô cằn thì người cho cây cỏ nơi đó có bộ rễ phi thường. Sự sống vì lẽ đó không dựa vào những cái máy mà dựa vào những cơn mưa trời. Con người cũng nhìn vào những mưa nắng trên trời mà vui buồn chờ đợi.
Có lẽ cuộc sống dựa vào thiên nhiên nhiều quá nên đất Tri Tôn gần như nghiêng hẳn phía tâm linh và những niềm tin tối thượng. Tri Tôn đi qua chiến tranh cũng mang một niềm tin như vậy. Niềm tin đã dưỡng nuôi được những phận người nơi vùng đất oằn oại trong bom cày đạn xới. Đã rừng núi vùng cao rồi mà còn vùng chiến, đã vùng chiến rồi lại còn vùng biên giới mùa loạn lạc.
Những đồi Tức Dụp, Ô Tà Sóc với bao nhiêu là trận chiến hỗn độn đạn bom. Những cánh đồng Lạc Quới, Lương Phi, Ba Chúc, từng tấc đất chồng chất lớp lớp tầng tầng hồn cốt sinh linh. Nhờ niềm tin con người trụ lại được với khắc nghiệt, cũng nhờ niềm tin con người sớm lành lặn những vết thương chiến tranh. Cánh đồng Lạc Qưới, Lương Phi mạng người chất núi thì giờ đây mùa vụ vẫn mải miết những mùa xanh của lá mùa vàng của hoa dẫn dụ đàn thiên địch.
Hồ Ô Tà Sóc đẹp như tranh dựa lưng vào núi. Ảnh: Xuân Khánh
Tri Tôn trên cát nóng cứ xanh. Cây trên đá khô cũng cứ xanh. Khi con người vì sự sống, sự phát triển của đô thị, của đường xá, phải đào khoét núi thì những vết thương núi cũng cứ mang sắc xanh của nước, của sự sống dào dạt. Những cái hồ Tà Pạ, Soài So, Ô Tà Sóc đẹp như tranh dựa lưng vào núi. Trên kia là trời, dưới này là nước trong lòng đá, là núi là cây và tất cả ngồi trên những cánh đồng. Những cánh đồng lúa, khoai mì trải tràn dưới chân rừng thốt nốt bạt ngàn ngoài trăm tuổi. Núi ngồi trên lúa và thốt nốt cũng tung tăng chòm lá nhọn trên những mảng xanh của lúa ruộng trên.
Cả ngôi mộ tuyệt đẹp của người nữ anh hùng Neang Nghés cũng nằm bình yên giữa mênh mông lúa, hướng mắt về dải Cô Tô đang trườn màu xanh sẫm trên màu xanh biêng biếc trải miết của chân trời.
Du khách đến viếng mộ sau khi thắp những nén nhang thành kính vội nép mình bên bụi hoàng yến rực bông vàng, rạng rỡ nụ cười hồng tươi chụp ảnh. Sau lưng khách là sắc xanh của lúa, của những dải núi. Bên mộ nữ anh hùng, khách như trẻ con cười tươi bên vòng tay ngọt lành của một miền thiên nhiên trong vắt.
Người ta không còn nhìn thấy đây những gào thét đớn đau. Người ta chỉ thấy những cống hiến kia là xứng đáng. Không còn thù hận, chỉ còn đọng lại những hy sinh được ghi nhận. Phe nào cũng nhận ra người con gái anh hùng đó xứng đáng trị vì một góc trời xanh mướt của quê hương. Đất và tinh anh người con gái anh hùng như hòa quyện cùng nhau. Nhìn trong sắc đất, sắc cây lẫn sắc mây trời như nghe được hồn cốt của một xuân thì ngát hương của người con gái dẫu đi xa vẫn sống cùng năm tháng.
Sức sống con người vẫn còn y đó giữa quê hương. Như những cội cây bất chấp nắng mưa, như dòng rễ thốt nốt len mải miết trong cát nóng vào sâu trong lòng đất để tìm nguồn nước, tung giữa bầu trời những chòm lá xanh mạnh mẽ, tung giữa lá xanh những chùm trái hồng tím căng tròn và những dòng mật ngọt thơm tho.
Những loại quả đặc sản dân dã của vùng đất miền Tây Vựa hoa quả miền Tây với những loại trái cây từ lâu đã nổi tiếng tươi ngon không nơi nào có được. Đến với miền Tây, đến với vùng đất hữu tình và mến khách này, bạn hãy thử những loại trái cây đặc sản và dân dã dưới đây. Thốt nốt Cây thốt nốt sống rất nhiều tại các nước vùng Nam...