Thổi tình yêu Lịch sử cho học sinh bằng truyền thống địa phương
Kinhtedothi- Thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, nhiều thầy cô đã có nghiên cứu, tìm tòi, tạo những bước chuyển mình tích cực trong phương pháp truyền dạy Lịch sử.
Một trong số đó là sử dụng, lồng ghép chất liệu sẵn có và truyền thống ở chính địa phương vào môn học.
Giải quyết căn nguyên học sinh sợ Lịch sử
Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất đã đào tạo nhiều thế hệ học trò. Bên cạnh số ít học sinh yêu Lịch sử thì phần lớn các em có thái độ hời hợt, thậm chí sợ môn học này. Theo cô Hòa, căn nguyên khiến nhiều học sinh chưa yêu thích môn Lịch sử là do thầy cô chưa có phương pháp, cách thức truyền đạt hấp dẫn, hiệu quả; và đặc biệt còn thiếu những truyện, phim Lịch sử sinh động dành cho các em.
Cô Đỗ Thị Bích Hòa, giáo viên trường Tiểu học Thạch Xá, huyện Thạch Thất quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy Lịch sử
Chính lí do đó đã thôi thúc cô Hòa quyết tâm đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy Lịch sử và “Mô hình lớp học đảo ngược” được cô ưu tiên áp dụng. Mô hình cho phép học sinh mở rộng và làm chủ tài liệu thông qua các bài tập, dự án và thảo luận, học tập cộng tác. Sau khi cô áp dụng mô hình, mỗi tiết học Lịch sử không còn là giờ học khô khan, đáng sợ như các em thường nghĩ mà ngược lại trở nên hấp dẫn, lí thú, hiệu quả. Vui hơn là nguồn video, hệ thống bài tập của các bài Lịch sử áp dụng mô hình lớp học đảo ngược đã được duyệt trên trang của Bộ GD&ĐT, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, cô giáo Nguyễn Thị Phượng, trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên cho rằng: Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có lượng kiến thức rất phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, do đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện hay trực tiếp quan sát được mà chỉ được phản ánh qua các nguồn sử liệu, nên một số học sinh chưa hứng thú với môn học này. Làm sao để giúp học sinh nhận thức được lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại là một khó khăn với người thầy và cũng là nỗi trăn trở của cô Phượng trong suốt những năm tháng đứng lớp.
Mong muốn học sinh hiểu phần nào cái hay và giá trị của lịch sử, cô Nguyễn Thị Phượng đã đổi mới phương pháp dạy học, khơi nguồn sáng tạo cho các em; biến mỗi giờ dạy Lịch sử không phải là nhồi nhét sự kiện, con số ngày tháng, mà quan trọng là giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh, biết tích hợp, xâu chuỗi, liên kết kiến thức môn Lịch sử với các môn học khác. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước và Thủ đô, biết xác định nhiệm vụ học tập, chính trị để hội nhập quốc tế.
Dạy Lịch sử gắn với truyền thống quê hương
Trao đổi về mô hình “Lớp học đảo ngược”, cô Đỗ Thị Bích Hòa cho biết: Điểm sáng của mô hình là đã tạo cú hích tự học cho học trò. Các em đã biết tự khai thác thông tin từ nguồn tư liệu tranh ảnh, chữ viết, phim ảnh, trong đó cô luôn khuyến khích học sinh có điều kiện nghe kể sử từ chính ông bà, những người từng tham gia chiến đấu và sống trong thời khắc lịch sử lúc bấy giờ kể lại. Cô tổ chức cho học sinh đi thực tế tại các di tích ở chính quê hương như chùa Tây Phương, đền thờ Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Nhà Lưu niệm Bác Hồ ở xóm Lai Cài, xã Cần Kiệm- nơi Bác về làm việc trên đường lên chiến khu Việt Bắc. Qua đó, chẳng những các em mà phụ huynh của các em cũng dần thay đổi cách nhìn về môn Lịch sử.
Cô Nguyễn Thị Phượng, trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên trong một giờ dạy
Chưa dừng lại, cô Hòa còn thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm bằng dự án với chủ đề: “Những giải pháp bảo tồn và phát triển nghề thủ công ở xã Thạch Xá” và tiếp tục hành trình đưa học sinh đến xóm làng để các em có cơ hội vừa học, vừa trải nghiệm giúp tăng ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của làng nghề Thạch Xá. Đây cũng là sân chơi lành mạnh cho học sinh sau giờ học căng thẳng; các em về nhà không sà vào ti vi, điện thoại mà phụ giúp gia đình làm nghề truyền thống địa phương.
Còn với cô Nguyễn Thị Phượng, để đổi mới phương pháp dạy học, cô đã vận dụng thành công hình thức “Dạy học dự án”. Từ kiến thức lịch sử dân tộc, cô lựa chọn các chủ đề lịch sử địa phương ngay tại quê hương Long Biên, định hướng cho học sinh cách tiếp cận để các em thấy yêu thích và tìm hiểu.
Học sinh trường THCS Gia Thụy, quận Long Biên với bài giới thiệu về đình Lệ Mật- di tích lịch sử văn hóa của địa phương
Ở từng bài học, cô Phượng hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh tư liệu lịch sử, trong đó có các cổ vật Long Biên, vẽ tranh trên giấy A0 giới thiệu về di tích lịch sử, như đình Gia Thụy, khu Gò Mộ Tổ, đình Lệ Mật… Các em được học Sử bằng phương pháp tranh biện, trao đổi nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, chơi trò chơi, đóng kịch hoặc gặp gỡ nhân chứng để nghe kể chuyện lịch sử. Cô Phượng còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi học thực nghiệm, ngoại khóa, đưa học sinh đi tham quan các điểm di tích. Theo cô, đó là con đường ngắn nhất giúp các em thấy yêu lịch sử, có ý thức giữ gìn, phát huy và bảo tồn di tích địa phương bằng những việc làm thiết thực.
Song song các hình thức trên, cô đã cùng đồng nghiệp xây dựng “Lớp học vui vẻ” vào các tiết dạy học Lịch sử. Để biến những giờ học Lịch sử có sức cuốn hút với học trò, cô đưa cách thức “Học mà chơi, chơi mà học” với nhiều trò chơi tương tác để tạo hứng thú, kích thích sự tò mò, ham học hỏi của các em, biến giờ học Lịch sử không nhàm chán, nặng nề, khô khan, mà kết hợp đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh hiệu quả.
Những phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn Lịch sử của hai cô giáo Đỗ Thị Bích Hòa và Nguyễn Thị Phượng chẳng những giúp học sinh không còn sợ môn Lịch sử, có thái độ yêu mến môn học này mà còn thêm hiểu biết, tự hào về mảnh đất quê hương; và đây cũng là những phần quan trọng của Nội dung Giáo dục địa phương đang được đẩy mạnh trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Phát triển năng lực học sinh lớp 5 qua môn Khoa học
Ở cấp tiểu học, việc truyền thụ kiến thức GD bảo vệ môi trường đến HS hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học.
Các hoạt động làm sạch đẹp môi trường của học sinh Trường TH Đức Lâm - Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Đối với lớp 5 đặc biệt là môn Khoa học, bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài, các em có thể tích lũy được các kiến thức về môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường.
Video đang HOT
Xác định mục tiêu môn học
Để đạt được kết quả tốt trước hết giáo viên cần xác định đúng mục tiêu của môn học nói chung và mục tiêu của từng bài nói riêng và nhất là mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Ở môn Khoa học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thể hiện chủ yếu qua các vấn đề sau:
Cung cấp và hình thành cho học sinh những hiểu biết và khái niệm ban đầu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, năng lượng quan hệ khai thác và sử dụng chúng.
Những tác động của con người đến môi trường làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Hình thành kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng bảo vệ môi trường một cách thiết thực, biết tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường.
Tùy vào nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép cụ thể ở một số bài của từng chủ điểm theo từng mức độ khác nhau: Mức độ tích hợp toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ. Giáo viên phải nắm chắc các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và mức độ tích hợp trong môn Khoa học lớp 5 như sau ( xem bảng):
Một số bài học tích hợp ở mức độ liên hệ bộ phận
Khi dạy bài "Tre, mây, song" cần nêu câu hỏi để học sinh liên hệ.
- Tre, mây, song thường được trồng ở đâu? Dùng làm gì?
- Em hãy nêu một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song?
Rồi từ đó đi đến kết luận: Tre, mây, song là loại cây rất quen thuộc với làng quê Việt Nam. Do đặc điểm tính chất của chúng mà con người sử dụng vào việc sản xuất ra nhiều đồ dùng gia đình. Nhưng chúng ta cần khai thác và sử dụng chúng một cách hợp lí để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Ngoài ra, tre còn được trồng thành bụi ở chân đê để chống xói mòn.
Để liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường ở bài 23 (SGK, tr 48): "Sắt, gang, thép" tôi gợi ý để học sinh nêu: Trong quá trình khai thác, sản xuất gây ô nhiễm không khí, nguồn nước rồi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là cần khai thác hợp lí góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hình ảnh về lũ lụt.
Hình ảnh về hạn hán.
Một số bài học tích hợp toàn phần
Khi dạy bài 65 (SGK, tr 134) "Tác động của con người đến môi trường rừng", tôi cần làm rõ:
- Những nguyên nhân dẫn đến việc phá rừng.
- Vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất.
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép.
- Nêu những tác hại của việc chặt phá rừng? (Học sinh làm việc nhóm dựa vào thông tin sưu tầm được và liên hệ thực tế đến vấn đề thay đổi thời tiết khí hậu...).
Khi dạy bài 42 - 43 (SGK, tr 86): "Sử dụng năng lượng chất đốt", tôi áp dụng phương pháp điều tra tìm hiểu thực trạng ở địa phương như sau:
- Gia đình và nơi em ở thường sử dụng chất đốt nào?
- Gia đình em thường sử dụng loại bếp đun nào?
- Sử dụng nguồn năng lượng đó có gây ảnh hưởng đến môi trường không?
- Cần có biện pháp nào để giảm hại đối với môi trường?
- Gia đình em làm gì để tiết kiệm năng lượng chất đốt?
Khi dạy bài 68 (SGK, tr 140): "Một số biện pháp bảo vệ môi trường", dạy bài này tôi cần truyền thụ đầy đủ kiến thức nội dung bài học để học sinh đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với địa phương và bản thân. Từ đó thể hiện được nếp sống văn minh, những việc làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Áp dụng phương pháp điều tra, thảo luận nhóm, đóng vai, trực quan, thực nghiệm, đàm thoại...
Từ những vấn đề học sinh điều tra, tôi gợi để cho học sinh phân tích so sánh, từ đó liên hệ đi đến kết luận:
Nếu chặt phá bừa bãi lấy củi đun nấu sẽ cạn kiệt tài nguyên rừng.
Các nguồn năng lượng chất đốt không phải là vô tận. Do vậy, chúng ta cần sử dụng tiết kiệm năng lượng chất đốt. Ngoài ra, các chất đốt khi cháy sẽ sinh ra các chất độc hại nên chúng ta phải có các biện pháp để giảm lượng khói thải ra môi trường như sử dụng bếp đun nấu cải tiến (nếu sử dụng củi đun) hoặc sử dụng nguồn năng lượng từ khí sinh học để làm giảm sự ô nhiễm môi trường.
Áp dụng phương pháp trực quan vào dạy bài 67 (SGK, tr. 138): "Tác động của con người đến môi trường không khí và nước". Dùng tranh ảnh hiện có và tranh ảnh sưu tầm được như cảnh nguồn nước bị ô nhiễm, ống dẫn dầu bị rò rỉ, nạn tắc đường, khí bụi các nhà máy, các phương tiện giao thông thải ra môi trường... để tái tạo các hiện tượng về môi trường. Từ đó liên hệ, mở rộng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
Hình ảnh minh họa việc chặt phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ trái phép.
Sử dụng đồ dùng trực quan
Để dạy tốt bài 48 (SGK, tr. 98) "An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện" tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị mang đến lớp các phiếu thu tiền điện của mỗi gia đình cho các em thảo luận so sánh để tìm hiểu việc cần thiết phải tiết kiệm điện. Cuối cùng giáo viên kết luận: Trong việc mua bán hàng hóa nếu chúng ta càng mua số lượng nhiều thì giá càng rẻ nhưng riêng việc sử dụng điện nếu chúng ta càng mua nhiều thì giá càng cao. Từ đó, giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm điện. Trong cuộc sống hàng ngày ở nhà cũng như ở trường.
Khi dạy các bài 65, 66, 67 (SGK, tr. 134, 136, 138): "Tác động của con người đến môi trường rừng, môi trường đất, môi trường nước", ngoài tranh ĐDDH hiện có, tôi cùng học sinh sưu tầm tranh rừng bị tàn phá, nguồn nước bị ô nhiễm, khói thải từ các nhà máy ra và thông tin về cháy rừng, nước thải chưa xử lý... Từ đó, việc liên hệ giáo dục được cụ thể.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Cho học sinh nghe những thông tin mang tính thời sự, xem những đoạn phim, video clip về khoa học và môi trường. Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho các em những hình ảnh thiết thực, gần gũi và thấy được mối quan hệ mật thiết giữa khoa học với đời sống, với môi trường, bởi vì "Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng". Từ đó, các em biết vận dụng những kiến thức khoa học vào việc xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường mà các em đang sống.
Khi dạy bài 45 (SGK, tr. 92) "Sử dụng năng lượng điện", sau khi cho học sinh tìm hiểu để thấy được vai trò quan trọng và những tiện lợi của điện đối với cuộc sống con người. Tôi cho học sinh xem clip hình ảnh về nước ta và thế giới hưởng ứng "Giờ Trái đất". Từ đó, các em liên hệ xem địa phương, gia đình và bản thân em đã làm gì để hưởng ứng phong trào này.
Thông thường, một đoạn phim khoa học về môi trường tuy dung lượng ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ thông tin đến học sinh. Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm môi trường, tác hại do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách khắc phục.
Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi xem phim, tôi đưa ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để học sinh trả lời. Sau khi phân tích, tổng hợp nội dung trả lời của học sinh, giáo viên rút ra nội dung chính của vấn đề, đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo bảo vệ môi trường. Từ đó, các em thể hiện được các hành vi cụ thể góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
Khi dạy bài 68 (SGK, tr. 140): "Một số biện pháp bảo vệ môi trường", tôi cho học sinh xem một số đoạn phim hoặc hình ảnh minh họa và nêu việc làm hàng ngày của các em thể hiện việc góp phần làm sạch đẹp môi trường. Sau đó, tôi liên hệ thực tế một số hình ảnh lao động của các tổ chức trong xã, khu dân cư các em sinh sống góp phần cải tạo khuôn viên.
Tổ chức một số trò chơi
Khi dạy bài 45 (SGK, tr.92) "Sử dụng năng lượng điện" tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng".
- Mục đích: Học sinh kể được tên các dụng cụ phương tiện sử dụng điện và thấy được vai trò của chúng trong cuộc sống.
Cách chơi: Học sinh chơi theo nhóm.
Các em lần lượt ghi tên các dụng cụ phương tiện sử dụng điện theo từng loại hoạt động theo bảng sau:
Mỗi em chỉ nên ghi một hoạt động và dụng cụ phương tiện sử dụng, ghi xong về đưa phấn cho bạn tiếp theo, trong cùng 1 đội không được ghi trùng hoạt động. Trong cùng một thời gian, nhóm nào ghi được nhiều hoạt động và phương tiện, dụng cụ đúng thì nhóm đó thắng cuộc. Qua trò chơi yêu cầu học sinh trao đổi để nhận thấy vai trò quan trọng và tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống con người chúng ta, từ đó giáo dục các em tiết kiệm điện.
Khi dạy bài 63 (SGK, tr.130) "Tài nguyên thiên nhiên", giáo viên có thể áp dụng trò chơi "Đối mặt".
Mục đích: Học sinh kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên, công dụng của chúng và thể hiện sự hiểu biết về môi trường. Hình thức chơi: Chơi theo nhóm khoảng 8 đến 10 học sinh chia thành 2 đội. (Đội A và đội B) tạo thành 4 đến 5 cặp đứng đối mặt với nhau.
Cách chơi: Lớp trưởng làm người dẫn chương trình, yêu cầu học sinh 1 ở đội A nêu tên tài nguyên thiên nhiên thì học sinh 1 ở đội B (đứng đối mặt với A) phải nêu công dụng của tài nguyên đó. Lần lượt học sinh 2 ở đội B nêu tên tài nguyên thì học sinh 2 ở đội A (đứng đối mặt với B) nêu công dụng. Cứ lần lượt như thế cho đến hết, nếu học sinh nào nêu sai là loại trực tiếp, hết lượt nếu đội nào có số người còn lại nhiều hơn là thắng cuộc.
Áp dụng trò chơi "Ai nhanh trí hơn" vào dạy bài 64 (SGK, tr. 132) "Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người".
Mục đích: Củng cố cho học sinh những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
Hình thức chơi: Cá nhân hay nhóm.
Cách chơi: Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê vào bảng những gì môi trường cung cấp cho hoặc nhận từ hoạt động và sản xuất của con người (theo mẫu).
Môi trường cho: ..............................................
Môi trường nhận: ......................................
Nếu học sinh 1 viết vào cột Môi trường cho thì học sinh 2 viết vào cột Môi trường nhận và ngược lại. Cứ thế đến khi nào học sinh không còn liệt kê được những gì môi trường cho hoặc môi trường nhận nữa thì người kia thắng cuộc. Qua trò chơi, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh liên hệ:
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? Từ đó, giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và liên hệ trong cuộc sống hàng ngày của học sinh một cách hiệu quả.
Hình ảnh minh họa nguyên nhân cá chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm.
Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa
Đây là một hoạt động tự nguyện, tập hợp những học sinh có hứng thú với bộ môn nhằm mở rộng và bổ sung những tri thức khoa học trong chương trình chính khóa nói chung và kiến thức môi trường nói riêng. Một số hoạt động cụ thể như tổ chức "Câu lạc bộ môi trường tí hon" nhằm trao đổi, giám sát hoạt động của học sinh trong việc bảo vệ môi trường lớp sạch đẹp.
Khi học sinh thực hiện "Bồn hoa em chăm" thì hàng tuần các em tự phân nhóm thực hiện cho phù hợp với công việc như các bạn nam thì xách sọt rác, xách nước... các bạn nữ thì lượm rác, múc nước tưới cây xanh, nhổ cỏ... Tuyên truyền đến học sinh những điều khoản cơ bản về Luật Bảo vệ môi trường (các tổ sưu tầm và gắn vào bảng tin ở cuối lớp).
Khi dạy Chương IV: "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên", tôi tuyên truyền đến học sinh Điều 3, Khoản 3 "Luật Bảo vệ môi trường" như sau:
"Hoạt động bảo vệ môi trường" là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học.
Tổ chức liên hoan văn nghệ, diễn tiểu phẩm với nội dung liên quan đến môi trường (lồng ghép vào phần củng cố bài hoặc các tiết sinh hoạt tập thể). Tổ chức triển lãm về môi trường, bảo vệ môi trường với những tư liệu, hiện vật học sinh thu thập được theo chủ đề của Liên đội cụ thể (thực hiện Ngôi nhà kế hoạch nhỏ).
Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện để dạy tốt nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Khoa học lớp 5.
Học sinh lớp 4, 5 chỉ học tiếng Anh từ 1- 2 tiết/tuần, vì sao? Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới tại khối lớp 1, 2, 3, nhưng do thiếu giáo viên nên nhiều trường tiểu học phải giảm số tiết của môn học tiếng Anh đối với khối lớp 4, lớp 5. Theo đó, môn tiếng Anh từ 4 tiết/tuần giảm xuống chỉ còn 1 - 2 tiết/tuần, khiến học sinh và phụ huynh...