Thời tiết có 4 mùa, nhưng học sinh còn có mùa ‘điền hồ sơ thi Đại học’
Đến hẹn lại lên, cứ tháng 4 hàng năm, hàng nghìn học sinh lớp 12 lại bước vào thời gian chuẩn bị cho kỳ thi THPT. Nhiều câu chuyện ‘dở khóc dở cười’ về việc điền hồ sơ thi.
Mỗi mùa thi đại học gần kề, những nỗi khổ khi phải ghi hồ sơ lại được đông đảo học sinh mang ra để “ than thân trách phận”. Chỉ cần ghi sai một dấu câu cũng đủ khiến các bạn phải nắn nót viết lại từ đầu. “ Hồ sơ đại học” trở thành nỗi sợ chung, đến mức có lớp phải mua tận 400 bộ hồ sơ để “phòng hờ” như thế này. Ảnh: Hoàng Cúc.
Đây là bức ảnh hồ sơ của một người bạn được tài khoản NT Huyền (học sinh lớp 12, trường THPT Hoằng Hóa 4, Thanh Hóa) đăng lên diễn đàn của học sinh. Huyền chia sẻ với Zing.vn: “Mình mua 5 bộ hồ sơ, vì chủ quan, cho là không dùng hết nên cho các bạn khác mượn các bộ thừa. Thế mà dù đã dùng bút chì ghi trước rồi tô bút mực lên mà vẫn lỗi. Sau đó lại phải đi xin loạn cả lên vì phát hiện mình cũng ghi sai. Ghi hồ sơ mà như đi đánh trận, cầm bút mà run hết cả tay”. Ảnh: NT Huyền.
Có những người “dùng cả thanh xuân” để đăng ký thi vào chuyên ngành ngôn ngữ. Chắc hẳn chủ nhân của bộ hồ sơ này đã phải ghi lại nhiều quá đến mức bị “lậm”, ghi nhầm ra 2 chuyên ngành mới là “ngôn ngữ lý” và “ngôn ngữ hóa”. Ảnh: Trường người ta.
Đừng quen tay mà ghi cả biệt danh của mình vào hồ sơ, nếu không cái giá mà bạn phải trả sẽ là ghi lại một bộ hồ sơ khác. Ảnh: Trường người ta.
Hãy ghi nhớ rằng trong hồ sơ, mỗi ô trống chỉ được ghi một chữ số thôi. Để tránh tình trạng ghi hàng chục bộ hồ sơ mà mỗi cái lại sai một lỗi nhỏ khiến bạn phải viết lại từ đầu, hãy tìm hiểu và đọc kỹ hướng dẫn trước khi đặt bút viết. Ảnh: Trường người ta.
“Bút sa gà chết”, dù chỉ là một chữ cái viết sai cũng đủ khiến bạn “ân hận”. Ảnh: Đinh Thị Lâm Quyên.
Việc “người người, nhà nhà” viết sai hồ sơ có vẻ đã làm nảy sinh nên một nghề dịch vụ mới là bán hồ sơ, thậm chí nhiều bạn còn hài hước đăng ký đi viết hồ sơ thuê để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Trịnh Tuấn.
Với những hồ sơ viết sai, các bạn có thể tận dụng để làm giấy viết nháp, hoặc dùng để trổ tài hội họa như thế này. Thế nhưng dù sao tất cả chỉ là hài hước thôi, hãy cẩn thận khi ghi hồ sơ nhé, vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới việc học thi, ôn tập, cũng như chọn ngành, chọn trường của các bạn sau này. Ảnh: Trường người ta.
Theo Zing
'Cảm ơn mày, vì thanh xuân ít nhất đã cho tao được quyền thích mày!' - Tâm sự đẫm nước mắt của chàng gay yêu thầm bạn thân
Cảm ơn mày, vì thanh xuân đã cho tao được quyền thích mày, dù chỉ một lần...
'Được quyền ở cạnh mày, lo lắng cho mày, yêu thương mày, và rồi bật khóc nức nở trong cái đêm nghe mày thú nhận thích cô bạn thân của tao..., đó mãi mãi là thanh xuân đẹp nhất đời tao. Chỉ đơn giản, mặc hiện tại hay sau này ra sao đi nữa, 'mày trai thẳng thì sao! tao vẫn cứ thích mày đó thì sao?!'
Video đang HOT
Đó là tình cảm nên chẳng ai cân đo đong đếm được'.
Yêu là không bao giờ toan tính.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền Trung. Nơi bạn biết rồi đấy, định kiến rằng LGBT là bệnh tật, loạn luân, nhà vô phúc,... vô cùng nặng nề. Lên cấp 3, toàn huyện chúng tôi chỉ có một điểm trường duy nhất, thế nên hầu hết chúng tôi sẽ được gộp lại thành từng lớp để học chung. Tôi được sắp xếp vào 10A5, chuyên trị thành phần cá biệt của trường.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về nó là một thằng dở hơi, đen đúa, mái tóc lúc nào cũng vểnh ngược, quần áo xộc xệch, ăn nói hách dịch... chẳng điểm gì tốt. Ngoại trừ đôi mắt sâu, đen huyền ẩn hiện sau những nếp nhăn dày của một người nhiều tâm sự.
Trong khi đó, tôi luôn nổi tiếng toàn trường là học sinh chăm ngoan, nhiều năm liền đạt giải Quốc gia. Ấy vậy mà duyên cơ, cô chủ nhiệm xếp nó ngồi dưới tôi một bàn để dễ kèm học.
Và rồi từ những lần lấy bút bi ghi nguệch ngoạc mấy tờ giấy sau lưng tôi: 'tao bị điên', 'tao là chó, đừng đụng vào tao', trốn lớp, khi giả vờ ngủ lại kéo áo tôi ra làm màn chắn, ăn vụng mỳ tôm mỗi sáng, hay tổng kết cuối tuần hay giở trò nài nỉ, hứa sẽ mua cho món đồ mới, một tuần ăn free, chở đi học cùng,... Tôi yêu nó từ lúc nào chẳng hay.
Suốt 3 năm cấp 3, chuyện cứ thế nhẹ nhàng trôi qua, hai đứa bên cạnh nhau như hình với bóng. Ăn chung, học chung, la cà chung, và cả dạy nhau đánh điện tử... Tôi nhớ, có lần thằng béo lớp bên đụng tôi, nó chọc ghẹo tôi là thứ bê-đê, lại cái giữa sân trường. Nó liền xông ra, túm cổ người ta, mặt đỏ au lên vì giận. Đó là năm tháng nó bảo vệ tôi vô điều kiện.
Suốt thời gian đó, với tao luôn là thanh xuân đẹp đẽ nhất.
Cuối năm 12, cả trường lo toan thi cử, làm hồ sơ đại học, rồi gằm mặt vào những lớp học thêm, phụ đạo. Ai cũng ước mơ sẽ vào Sài Gòn, sống ở một thành phố lớn cho tương lai rộng mở. Chiều muộn, hai đứa tôi đạp xe về.
- Mày tính thi trường nào? tôi hỏi.
- Chắc tao không thi. Tao thích mỗi công an thôi, nhưng chắc không đậu nổi nên thôi. Ở nhà, lái xe đi bỏ phụ mẹ bỏ hàng.
- Thử một lần đi. Rớt thì về nhà làm. Vả lại mày còn có đứa bạn siêu giỏi như tao mà. Tôi đùa.
Năm đó, khối công an thi bằng ba môn văn-sử-địa, toàn là những môn tôi nắm trong lòng bàn tay, cộng với việc mẹ nó xuống nhà, nài nỉ giao phó cho nó cho tôi cằm cặp vài tháng còn lại. Tôi đồng ý.
Những ngày sáng ở trường, chiều lớp học thêm, tối ở nhà, rồi ngủ chung, dậy chung, đi học chung,... hai đứa dính nhau suốt thời gian dài.
Tôi từng không biết, đó là niềm vui hay tận cùng của nỗi thống khổ.
Gần nhà tôi có cô bạn tên H, là bạn thân từ thuở cởi truồng tắm mưa. H hay qua nhà tôi ăn cơm bữa nào ba mẹ cô ấy bận, lâu lâu lại bày trò nghịch dại, hay chỉ đơn giản một tối ngồi nghe tôi gõ đầu nó chỉ dạy từng thứ nhỏ nhặt. Xong xuôi, cuối buổi, 3 đứa hay đạp xe ra bãi biển soi còng, nướng mực, hoặc ngồi đếm sao rồi lan man về dự định tương lai.
- Ê hình như tao thích H mày ạ. Nó nói vội vã trước xe.
- Đừng đùa. Tôi cố giữ bình tĩnh.
- Không, tao thích thật... H hình như cũng có ý thích tao. Tôi im lặng, trong khoảnh khắc tôi như chết lặng, tim vỡ ra từng mảnh.
Cuối cùng cái ngày định mệnh, cậu ấy yêu cô bạn thân của tôi.
Từ cái đêm đó, câu chuyện của 3 chúng tôi bước vào giai đoạn khác hẳn. Mỗi buổi đi chung, tôi thường tự tách xe đi phía sau, tôi ái ngại, lãng tránh mỗi khi thấy nó nắm tay, nhìn H cười với đôi mắt lấp lánh. Có lẽ lâu lắm rồi, tôi mới thấy nó hạnh phúc thế. 3 năm cạnh tôi nó chưa từng như vậy.
Mỗi lần, ba đứa từ biển trở về, H lại nhẹ nhàng luồng tay qua người nó, ôm phía sau xe. Tôi ước gì, ngần ấy thời gian, tôi có một cơ hội được vòng tay qua người nó như vậy. Hay đơn giản là trở về ngày xưa, ngắm nhìn cái lưng rộng che cả bầu trời, ngửi mùi tóc cháy nắng và cả thứ muối biển nồng nặc vương trên áo nó.
Lần nọ, tôi ốm nặng. Ba mẹ đi công tác xa, không ai chăm sóc nên tôi đành gọi điện cho nó nhờ mua ít chào đem xuống nhà. Nó không nghe máy. Tôi đành xách xe tự đi mua đồ. Đứng bên kia đường, trong con hẻm tối, tôi thấy nó và H đang đi dạo cùng nhau, vẫn chiếc xe cũ, cả hai cười hạnh phúc.
Tôi cứ đứng đó, nhìn con xe đi xa dần, mắt đã nhoè đi cho tới khi tất cả chỉ còn là vô định. Không hờn, không trách, tôi chỉ khóc cho những năm tháng đã qua.
Cho đến cuối cùng, chúng ta vẫn chỉ mãi là hai đường thẳng song song.
Sau ngày đó, nó gọi điện, nhắn tin, nhiều lần xuống nhà để xin mẹ gặp tôi, nhưng tôi đều từ chối. Có một buổi chiều trời như đổ lửa, nó vẫn đứng dưới cổng nhà đợi, tay cầm bịch cháo nóng. Tôi đã cố kiềm lòng rằng sẽ không chạy ra đó mà mở cổng, để lần nữa sẽ yếu đuối trước mặt nó.
H nhắn tin trách móc vì thái độ của tôi khiến nó buồn bã, cuộc đi chơi nào cũng lôi tôi vào chủ đề chính và luôn gặng hỏi rằng tôi đã giận gì.
- Tao thích N đó! Đã 3 năm... Tôi lấy hết can đảm để nói với H một lần.
Chúng tôi trở lại trường học, tôi chuyển chỗ ngồi, gặp bạn mới, hạn chế đi chung và dần dần xa lánh nó. Tôi luôn viện lý do cần thời gian ôn thi để tránh gặp mặt. Đó là những ngày, tôi lặng lẽ phía sau nhìn nó và H cạnh nhau, tặng nhau món quà, chở nhau đến trường, đưa nhau về, hay là cà hàng quán thân quen như những ngày tháng trước.
- Sao mày tàn nhẫn với tao vậy? Tao đã nói hết với mày rồi mà. Tôi hỏi H.
- Đây là chuyện tình cảm và tao chẳng có chuyện gì phải giấu diếm N trước mặt mày cả.
Đó là tin nhắn cuối cùng của tôi với H. Một ngày trước Tết. Ngoài trời pháo hoa đã nổ đì đùng. Tôi bật khóc.
Năm đó, gia đình tôi thường xuyên gặp chuyện, ba làm thua lỗ nên ngập chìm trong bia rượu. Căn nhà ngột ngạc đầy những những tiếng thở dài, chửi rủa và cơn say. Trong một lần ngà ngà, ba giận dữ: 'Tao cấm mày vào Sài Gòn, cái hạng bê-đê như mày vào đó chỉ có tụ tập bệnh hoạn...'.
Buổi sáng hôm sau, tôi dậy sớm, ngồi lặng nhìn má chuẩn bị cơm trưa. Tôi đã nói với má nhiều điều khác lạ lắm.
- Làm như đi Sài Gòn xa lắm vậy, má không vào thăm được?
Tôi im lặng, mỉm cười.
Tối đó, tôi tự vẫn.
Tôi không nhớ rằng mình đã uống bao nhiêu thuốc, đã lên cơ co giật như thế nào, ngã quỵ xuống sàn nhà ra sao, ai đó đã đưa tôi tới viện trong tiếng kêu gào tuyệt vọng. Vài bóng loáng thoáng vụt qua, có cả lắc đầu. Trời lạnh lắm, chắc là đêm. Tiếng một ai đó rỉ rã, nải nỉ trong từng đợt nấc nhỏ, vài người còn lại thì hốt hoảng. Tôi chỉ còn loáng thoáng trong mơ hồ.
Lúc tỉnh dậy, đã 2 ngày trôi qua, nắng ngoài khung cửa sổ chói vào mắt, từng giọt nhỏ của một buổi chiều muộn. Dưới giường, nó đã nằm ngủ thiếp đi từ lúc nào. Tôi nhìn ngắm lần cuối mái tóc vàng cháy, khuôn mặt đen xạm và nồng nàn mùi biển ấy. Uớc gì mình từng một lần đủ quyền để chạm vào nó, để đặt trên đôi môi cong cong ấy một nụ hôn và nói cho nó biết tôi đau khổ nhường nào khi yêu nó.
Nó vẫn cứ ngủ, mặc cho tiếng máy đo nhịp tim trôi chậm từng chút một.
Chúng tôi vẫn mãi là bạn của nhau, dù chuyện này có đi đến đâu chăng nữa.
Sau khoảng thời gian đó, gia đình tôi chuyển về quê Ngoại ở, tôi tiếp tục đi học ở một trường khác. Đó là ngày tháng tôi chỉ lao đầu bài vở, quyết tâm vào Sài Gòn. Và cuối cùng giấc mơ cũng thành sự thật.
Hai năm sau, trở về quê, tôi gặp nó giữa một bãi xe tải ồn ào. Nó, giờ đây, chẳng trở thành một chú công an, bận áo xanh gắn quân hàm lấp lánh như từng ao ước. Nó cũng chẳng đổi thay, trắng ra, già đi tí nào. Vẫn khuôn mặt ngâm đen, nước da mùi biển, đôi mí mắt to sâu khắc trên những đường chân chim dày và giọng điệu cong cớn.
Nó là một thằng lơ xe...
Tôi đứng đó, trong một góc nhỏ bãi xe, nhìn nó. Chốc chốc sau toa hàng, nó lại đưa tay quệt mớ mồ hôi cuộn đất bụi trên mặt. Bất giác, nhìn thấy, chực nó mỉm cười. Nụ cười nhỏ rồi bắt đầu to dần thành tiếng.
Nắng đổ dài cái bóng nó xuống đường, đậm đen. Nắng như dịu đi, như hong khô tất cả, hong đi mồ hôi trên mặt nó, hong khô cả tôi và những năm tháng thanh xuân của hai đứa.
Người đầu tiên sẽ là người mãi mãi.
- Người đầu tiên sẽ là người mãi mãi. Một buổi tối ngồi sau lưng nó, tôi nói.
- Năm đó, H nói với tao hết rồi. Mày thích tao thì cứ việc thích, tao không thể thương mày nhưng chẳng bao giờ cấm cản mày thích tao cả.
Nó đặt vội bàn tay mình lên tay tôi, và cứ thế hai đưa trôi đi giữa quãng đường trở về huyện.
Theo tiin.vn
27 tuổi tôi sống vật vờ, đơn độc Tôi hay bị bố chửi mắng, chẳng có bạn, mà tôi cũng thấy mình chẳng tốt đẹp gì nên không kết bạn với ai. Tôi 27 tuổi rồi, chưa biết mình muốn gì, mà cũng không muốn gì bởi chưa thực sự làm được gì. Tôi là người miền Bắc, thuê một phòng nhỏ ở Sài Gòn, không có bạn bè, cuộc sống...